Bài 14. Cơ sở hình thành và quá trình phát triển của văn minh Đại Việt SGK Lịch sử 10 Cánh DiềuHãy giải thích khái niệm văn minh Đại Việt
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi mục 1 trang 95 SGK Lịch Sử 10 Đọc thông tin, hãy giải thích khái niệm văn minh Đại Việt.
Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 1 Bài 14 SGK. Bước 2: Xác định khái niệm văn minh Đại Việt. Lời giải chi tiết: Văn minh Đại Việt ra đời gắn liền với thời kỳ độc lập tự chủ đầu tiên vào thời Ngô Vương Quyền (938). Tồn tại và phát triển cùng các triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam. Tên gọi Đại Việt qua nhiều thời kỳ cũng có sự thay đổi: thời Đinh- Tiền Lê đặt tên nước là Đại Cồ Việt, thời Lý bắt đầu từ năm 1054 vua Lý Thánh Tông đặt tên nước là Đại Việt, nhà Hồ đặt tên nước là Đại Ngu (An vui lớn) và tên gọi Đại Việt là tên gọi có lịch sử dài nhất. Câu 2 Trả lời câu hỏi mục 2 trang 97 SGK Lịch Sử 10 Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình từ 14.1 đến 14.3, hãy phân tích cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Theo em, cơ sở nào là quan trọng nhất? Vì sao? Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 2 Bài 14 SGK. Bước 2: Xác định cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt. Lời giải chi tiết: * Cơ sở hình thành nền văn minh Đại Việt: - Kế thừa nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc: Những di sản và truyền thống có từ thời Văn Lang- Âu Lạc tiếp tục được bảo lưu và phát triển. - Dựa trên nền độc lập, tự chủ của quốc gia Đại Việt: Năm 905, Khúc Thừa Dụ xưng Tiết độ sứ, là chủ An Nam đô hộ phủ. Năm 939, Ngô Quyền chính thức mở ra thời kỳ độc lập tự chủ. - Tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài: văn minh Trung Quốc, văn minh Ấn Độ góp phần làm phong phú nền văn minh Đại Việt. * Cơ sở quan trọng nhất là thời đại tự chủ, độc lập của một quốc gia. Vì người dân Đại Việt- chủ nhân của nền văn minh Đại Việt được nhà nước chia ruộng và tổ chức khai khẩn đất hoang. Kinh tế nông nghiệp, việc đắp đê ngăn lũ lụt là những vấn đề nhiều triều đại phong kiến quan tâm. Canh tác, trồng lúa nước được tổ chức và thu hoạch theo thời vụ dựa trên sự quản lý của làng xã. ? mục 3 Trả lời câu hỏi mục 3 trang 98 SGK Lịch Sử 10 Đọc thông tin và quan sát Hình 14.4, hãy: - Trình bày quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt trên trục thời gian. - Nêu vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt. Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức mục 3 Bài 14 SGK. Bước 2: Xác định tiến trình phát triển của nền văn minh Đại Việt. Lời giải chi tiết: Quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt: Vị trí, vai trò của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình phát triển nền văn minh Đại Việt: - Thời kỳ cai trị của nhà nước, Thăng Long lúc bấy giờ lấy tên là An Nam đô hộ phủ nơi đặt trụ sở cai trị và quan cai trị Cao Biền. - Thời Lý, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về kinh thành Thăng Long trở thành một trung tâm kinh tế - hành chính lớn của đất nước. - Là minh chứng cho sự phát triển rực rỡ của văn minh Đại Việt trên nhiều lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục. Luyện tập Trả lời câu hỏi luyện tập trang 98 SGK Lịch Sử 10 Vẽ sơ đồ tư duy về cơ sở hình thành và quá trình phát triển của nền văn minh Đại Việt. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 14 SGK. Bước 2: Xác định cơ sở hình thành và tiến trình phát triển của nền văn minh Đại Việt. Lời giải chi tiết: Sơ đồ tư duy: Vận dụng Trả lời câu hỏi mục Vận dụng trang 98 SGK Lịch Sử 10 Sưu tầm và giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt mang dấu ấn của văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Phương pháp giải: Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 14 SGK. Bước 2: Xác định một trong những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang- Âu Lạc. Lời giải chi tiết: Trống Đồng Đền Hùng (Phú Thọ): Trống đồng Đền Hùng được phát hiện ngay dưới chân núi Nghĩa Lĩnh (Cách 500m theo đường chim bay về phía Tây Nam), được xếp vào loại Hêgơ I nhóm C. - Là trống Đông Sơn có kích thước lớn trong số trống Đông Sơn đã biết ở Việt Nam và Đông Nam Á. - Nhìn trên bản đồ phía tả ngạn sông Thao từ Lào Cai về đến Việt Trì thì hiện nay duy nhất phát hiện được trống loại I đó là trống đồng Đền Hùng. Với kỹ thuật đúc và nghệ thuật trang trí đạt tới trình độ cao về kỹ thuật luyện kim đồng thau. Trống Đền Hùng có hoa văn trang trí khá phong phú và cách điệu cao đã phản ánh được tư duy và cuộc sống của con người thời Hùng Vương.
|