Đề kiểm tra 1 tiết HK1 Văn 8 - Đề số 14Tải vềĐáp án và lời giải chi tiết Đề số 14 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 1 - Ngữ văn 8 Đề bài I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:(6 điểm) Đọc kĩ đoạn trích sau và khoanh tròn vào những câu đúng. “Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực...” (Hai cây phong - Trích Người thầy đầu tiên của Ai-ma-tốp) Câu 1: Câu văn trên có bao nhiêu từ tượng hình, từ tượng thanh? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 2: Câu văn trên có phải là câu ghép không? A. Đúng B. Sai Câu 3: Câu văn nào dưới đây có chứa trợ từ? A. Ôi! Một buổi sáng đẹp trời. B. Chiều biên giới em ơi! C. Cuốn truyện này hay ơi là hay! D. Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Câu 4: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép? A. Hắn chửi trời và hắn chửi đời. B. Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận, C. Rồi hắn cúi xuống, tần ngần ngắm nghía. D. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi. Câu 5: Thế nào là trường từ vựng? A. Là tập hợp những từ có nghĩa với nhau. B. Là tập hợp những từ có nét chung về nghĩa. C. Là tập hợp những từ có chung nguồn gốc. D. Là tập hợp những từ có nghĩa gần giống nhau. Câu 6: Đánh dấu vào dãy từ đúng với trường từ vựng “văn học”. A. Tác giả, biên đạo múa, cốt truyện, văn bản, hư cấu, câu văn. B. Tác giả, cốt truyện, người kể chuyện, nhân vật trữ tình, ngôn ngữ, câu thơ, câu văn. C. Tác giả, tác phẩm, tứ thơ, cốt truyện, bút vẽ, câu thơ, hình ảnh. D. Tác giả, cốt truyện, nhạc sĩ, nhân vật trữ tình, ngôn ngữ, câu thơ, câu văn. Câu 7: Từ nào không phải là từ tượng hình? A. Lom khom B. Xao xác C. Vùng vằng D. Xộc xệch Câu 8: Điều cần chú ý khi sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là: A. Tình huống giao tiếp B. Tiếng địa phương của người nói C. Địa vị người nói D. Quan hệ giữa người giao tiếp Câu 9: Khi nào thì không nên nói giảm, nói tránh? A. Khi cần nói năng lịch sự, văn hoá. B. Khi cần nói thẳng, nói thật. C. Khi muốn bày tỏ tình cảm. D. Khi muốn trao đổi thẳng với đôi tượng giao tiếp. Câu 10: Tác dụng của nói quá: A. Để gợi ra hình ảnh chân thực, cụ thể về sự vật, hiện tượng. B. Để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự vật, hiện tượng C. Để người nghe thấm thìa vẻ đẹp kín đáo, giàu cảm xúc. D. Để gợi ra cụ thể sự vật, hiện tượng được nói đến. Câu 11: Chỉ ra những trợ từ sử dụng trong đoạn thơ sau? “Khi tôi biết thương bà thì đã muộn Bà chỉ còn là một nấm cỏ mà thôi”. (Đò Lèn - Nguyễn Duy) A. Đã, biết B. Biết, còn C. Chỉ, thôi D. Đã, chỉ Câu 12: Dấu hai chấm trong đoạn văn sau dùng để đánh dấu lời đối thoại: “Đã bao lần tôi từ những chốn xa xôi trở về Ku-ku-rêu, và lần nào tôi cùng nghĩ thầm với một nỗi buồn da diết: “Ta sắp được thấy chúng chưa, hai cây phong sinh đôi ấy?...”, đúng hay sai? A. Đúng B. Sai II. PHẦN TỰ LUẬN: (4 điểm) Viết một đoạn văn (từ 6 đến 8 câu), trong đó có sử dụng câu ghép, dùng các dấu câu đã học. Đề tài: Tình bạn. Lời giải chi tiết
II. Phần tự luận: (4 điểm)
Phương pháp: Viết đoạn văn với đề tài được cho, chú ý sử dụng câu ghép, các dấu câu đã học Lời giải chi tiết: Trên đời này ai chả có bạn, nhưng để có một người bạn tốt và hiểu mình thì thật là khó. Có tình bạn chỉ thoáng qua như hương thơm của mùa hạ, nhưng cũng có tình bạn lâu bền gắn bó với nhau suốt đời. Tình bạn đẹp khi những người bạn hiểu nhau. Người bạn tốt là người mà bạn không ngại ngùng khi biểu lộ cảm xúc trước mặt ta. Là người dù ở xa, vẫn luôn gởi đến một lá thư, một bưu thiếp để mừng sinh nhật ta, hay chỉ đơn giản để cho ta biết ta đang hiện diện trong lòng họ. Tình bạn mang nhiều vẻ đẹp, đặc biệt là về tinh thần. Tình bạn cho ta một sức mạnh thần kì. Khó có thể dùng lời để diễn tả cái sự thần kì đó, nhưng nói chung, tình bạn đã giúp đỡ ta rất nhiều rất nhiều...Tình bạn cũng giống như một mầm non, nếu ta biêt nâng niu, mầm non - tình bạn sẽ vươn lên một tầng cao mới. Và ngược lại, mầm non đó sẽ luôn tàn úa, sẽ không bao giờ đẹp được. Tình bạn tốt đẹp là mơ ước của nhiều người. nếu ta đang có một tình bạn, xin hãy giữ lấy nó và đừng để tuột mất tình bạn cao quý, tiêng liêng đó! HocTot.XYZ
|