Đề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 16 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 3 phần 2 lịch sử 6 - Đề số 16 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Dạ Trạch Vương là tên gọi khác của A. Lý Bí. B. Triệu Quang Phục. C. Phùng Hưng. D. Lý Nam Đế. Câu 2. Trước thế mạnh của giặc, Lý Nam Đế đã thực hiện kế hoạch gì? A. Thực hiện “vườn không nhà trống”, gây cho giặc nhiều khó khăn. B. Dồn lực lượng để tấn công quân giặc. C. Lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch (Hà Nội). D. Xây dựng phòng tuyến xung quanh thành. Câu 3. Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng? A. Là vùng đồng bằng thuận lợi cho chiến tranh du kích. B. Là vùng đầm lầy thuận lợi cho xây dựng căn cứ và phát triển lực lương. C. Là vùng đầm lầy thuận lợi, đông cư dân nhất Hưng Yên. D. Là vùng trung du thuận lợi cho phát triển lực lượng. Câu 4. Nhân dân và hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Lý Bí không vì lí do gì? A. Do chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương. B. Lý Bí là người tài giòi, có uy tín trong nhân dân. C. Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo. D. Lý Bí đã gây dựng được nhà nước Vạn Xuân độc lập. Câu 5. Lí nào có thể khẳng định: sự thất bại của Lý Nam Đế không đánh dấu sự sụp đổ của nhà nước Vạn Xuân? A. Triệu Quang Phục được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy kháng chiến. B. Lý Nam Đế vẫn còn tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến nhiều năm nữa. C. Cuộc kháng chiến do Lý Nam Đế lãnh đạo đã có những thành công bước đầu. D. Nhà nước Vạn Xuân tồn tạo cực thịnh nhiều thế kỉ sau đó. Câu 6. Cuộc kháng chiến của Lý Nam Đế chống quân Lương thất bại không vì lí do nào sau đây? A. Lực lương quân Lương còn mạnh. B. Lý Nam Đế không tập hợp được nhân dân. C. Lực lượng nước Vạn Xuân còn yếu. D. Nhân dân chưa có tinh thần đấu tranh chống giặc. Câu 7. Triệu Quang Phục có công lao to lớn như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Xiêm của nhân dân ta? A. Lãnh đạo nhân dân kháng chiến giành thắng lợi. B. Là một vị tướng giỏi của nước Vạn Xuân. C. Chọn vùng hồ Điển Triệt làm căn cứ kháng chiến. D. Mở ra thời kì độc lập tự chủ hoàn toàn của dân tộc ta. Câu 8. Một trong những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo là gì? A. Biết tận dụng địa thế hiểm yếu. B. Phát huy thế mạnh về lực lượng. C. Sử dụng vũ khí hiện đại. D. Lý Nam Đế được trao quyền chỉ huy kháng chiến. Câu 9. Cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo đã để lại bài học gì về thời cơ? A. Tiến đánh khi địch gặp khó khăn. B. Đánh trúng vào căn cứ trung tâm của địch. C. Phát huy tinh thần đoàn kết của dân tộc. D. Thực hiện chiến thuật đánh du kích. Câu 10: Nguyên nhân khách quan đưa tới thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Lương là gì? A. Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta. B. Sự lãnh đạo tài tình của Triệu Quang Phục. C. Nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ về nước. D. Do có đường lối kháng chiến đúng đắn. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 61 Cách giải: Sau khi được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy của kháng chiến chống quân Lương. Triệu Quang Phục đã quyết định lui quân về vùng Dạ Trạch (Hưng Yên). Về sau nhân dân ta thường gọi ông là Dạ Trạch Vương. Chọn: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 60. Cách giải: Tháng 5/545, vua Lương cử Dương Phiêu làm Thứ sử Giao Châu, cùng với tướng Trần Bá Tiên tiến vào nước ta theo hai đường thủy, bộ. Lý Nam Đế chống cự không nổi, phải lui quân về giữ thành ở cửa sông Tô Lịch. Chọn: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 61, suy luận. Cách giải: Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến và phát triển lực lượng, vì: - Vùng Dạ Trạch (Hưng Yên) có địa thế hiểm yếu: đầm lầy rộng mênh mông, lau sậy um tùm. Ở giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ mới vào được. - Triệu Quang Phục được nhân dân ở đây ủng hộ, gọi ông là Dạ Trạch Vương. => Vùng Dạ Trạch thuận lợi cho cuộc chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ và phát triển lực lượng. Chọn: B Câu 4. Phương pháp: sgk trang 58, suy luận. Cách giải: Nhân dân vào hào kiệt khắp nơi hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Lý Bí vì những lí do sau: - Chính sách đô hộ tàn bạo của nhà Lương làm cho đời sống nhân dân khổ cực, mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt. - Lý Bí là người tài giòi, có uy tín trong nhân dân. Từng được cử giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (nam Nghệ An – Hà Tĩnh). Một thời gian sau vì căm ghét bọn đô hộ, ông đã từ quan về quê, ngầm ngầm liên lạc với các hào kiệt trong vùng để chuẩn bị nổi dạy. - Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư tàn bạo, bắt nhân dân ta nộp hàng trăm thứ thuế. => Đáp án D: Sau khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí thắng lợi, nhà nước Vạn Xuân mới được thành lập (mùa xuân năm 544) Chọn: D Câu 5. Phương pháp: sgk trang 61, suy luận. Cách giải: Thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân, vì: - Lực lượng của Lý Thiên Bảo (anh trai Lý Nam Đế), Lý Phật Tử (một người trong họ và là tướng của Lý Nam Đế) đã đem một cánh quân lui về Thanh Hóa, chờ đợi thời cơ tiếp tục kháng chiến. - Triệu Quang Phục (con của Triệu Túc) được Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến. Nhân dân ta vẫn tiếp tục chiến đấu dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục. Chọn: A Câu 6. Phương pháp: Phân tích, nhận xét. Cách giải: Cuộc kháng chiến của Lý Nam Đế chống quân Lương thất bại do những nguyên nhân sau: - Do nước Vạn Xuân vừa mới thành lập, lực lượng còn rất yếu. - Lực lượng kẻ địch rất mạnh. - Lý Nam Đế không tập hợp được nhân dân ủng hộ cho cuộc kháng chiến. => Đáp án D: Nhân dân ta có tinh thần kháng chiến chống quân Lương ngay từ khi quân Lương tiến vào xâm lược nước ta. Chọn: D Câu 7. Phương pháp: Nhận xét, đánh giá. Cách giải: Công lao của Triệu Quang Phục đối với cuộc kháng chiến chống quân Xiêm của nhân dân dân ta: - Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân. - Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ thêm một thời gian. Chọn: A Câu 8. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Cuộc kháng chiến của nhân dân ta do Triệu Quang Phục lãnh đạo giành thắng lợi do những nguyên nhân sau: - Cuộc kháng chiến được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng. - Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng. - Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu. - Nghĩa quân biết chớp thời cơ khi nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước. Chọn: A Câu 9. Phương pháp: Liên hệ. Cách giải: Cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo giành thắng lợi khi biết chớp thời cơ. Khi nhà Lương đang có loạn (550), Trần Bá Tiên phải bỏ về nước, Triệu Quang Phục đã lãnh đạo nhân dân phản công đánh tan quân xâm lược, chiếm được Long Biên, cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi. Bài học về thời cơ là: tiến đánh khi địch gặp khó khăn, giành lấy thắng lợi quyết định. Chọn: A Câu 10: Phương pháp: Dựa vào nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương để suy luận trả lời. Cách giải: Năm 550, nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ về nước. Chớp thời cơ đó, nghĩa quân Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân xâm lược. Cuộc kháng chiến chống Lương kết thúc thắng lợi Chọn: C HocTot.XYZ
|