Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 sử 10 - Đề số 2 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 lịch sử 10 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1. Những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn gắn liền với sự truyền bá đạo Phật ở Ấn Độ là A. Chùa B. Chùa hang C. Tượng Phật D. Đền Câu 2. Đạo Hinđu - một tôn giáo lớn ở Ấn Độ đã được hình thành trên cơ sở nào A. Giáo lí của đạo Phật B. Những tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ C. Giáo lí của đạo Hồi D. Văn hóa truyền thống Ấn Độ Câu 3. Các ngôi đền bằng đá đồ sộ, hình chóp núi được xây dựng ở Ấn Độ để A. Thờ Phật B. Thờ Linh vật C. Thờ thần D. Thờ đấng cứu thế Câu 4. Đạo Hinđu ở Ấn Độ tôn thờ A. Chủ yếu 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra B. 4 vị thần: Brama, Siva, Visnu và Inđra C. 2 vị thần: Brama và Siva D. Đa thần, không đếm xuể. Câu 5. Khu vực chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ là A. Bắc Á B. Tây Á C. Đông Nam Á D. Trung Á Câu 6. Ý nào không phản ánh đúng nét nổi bật văn hóa truyền thống Ấn Độ thời kì định hình và phát triển là gì? A. Sản sinh ra hai tôn giáo lớn của thế giới (Phật giáo, Hinđu giáo) B. Chữ viết xuất hiện và sớm hoàn thiện tạo điều kiện cho một nên văn học cổ phát triển rực rỡ C. Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc phát triển, gắn chặt với tôn giáo D. Xuất hiện sự giao lưu của văn hóa truyền thống Ấn Độ và các nền văn hóa từ phương Tây II. TỰ LUẬN (4 điểm) Trình bày sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: sgk trang 39. Cách giải: Cùng với sự truyền bá Phật giáo, lòng tôn sùng đối với đạo Phật, người ta đã làm hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Chọn đáp án: B Câu 2. Phương pháp: sgk trang 40. Cách giải: Cùng với Phật giáo, Ấn Độ giáo (hay Hinđu giáo) cũng ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn Độ. Chọn đáp án: B Câu 3. Phương pháp: sgk trang 40. Cách giải: Người Ấn Độ thời rất nhiều thần, người ta đã xây dựng nhiều ngôi đền bằng đã rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thành và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thành để thờ với những phong cách nghệ thuật rất độc đáo. Chọn đáp án: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 40. Cách giải: Đạo Hinđu ở Ấn Độ tôn thờ nhiều thần nhưng chủ yếu là 4 vị thần: Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Hủy diệt), Visnu (thần Bảo hộ) và Inđra (thần Sấm sét). Chọn đáp án: A Câu 5. Phương pháp: sgk trang 40. Cách giải: Người Ấn Độ đã mang văn hóa, đặc biệt là văn hóa truyền thống của mình truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa Ấn Độ. Chọn đáp án: C Câu 6. Phương pháp: sgk trang 39, suy luận. Cách giải: Thời kì định hình và phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ chưa xuất hiện sự giao lưu văn hóa truyền thống Ấn Độ với các nền văn hóa phương Tây. Nếu có sẽ là sức ảnh hưởng của văn hóa truyền thống Ấn Độ đến các quốc gia khác, đặc biệt là các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á. Chọn đáp án: D II. TỰ LUẬN Phương pháp: sgk Lịch sử 10 trang 33, 34, 35. Cách giải: Sự phát triển của văn hóa truyền thống Ấn Độ thể hiện trên các mặt: * Về tư tưởng: - Phật giáo: + Đạo Phật phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh. + Xây dựng hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa). Đây là những công trình kiến trúc bằng đá rất đẹp và rất lớn. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá. - Ấn Độ giáo: + Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. + Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần: bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét). + Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo. * Chữ viết: - Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, sau đó được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit), được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả về chữ viết và ngữ pháp. - Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ. * Kiến trúc, điêu khắc, văn học: - Thời Gúp-ta có những công trình kiến trúc, điêu khắc, tác phẩm văn học tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người. - Người Ấn Độ đã mang văn hoá, đặc biệt là văn học truyền thống của mình, truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơi chịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hoá Ấn Độ. HocTot.XYZ
|