Đề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 sử 10 - Đề số 4 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 15 phút chương 4 phần 1 lịch sử 10 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm và tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài Câu 1. Từ thế kỉ XIII, Ấn Độ bị xâm chiếm bởi thế lực nào? A. Người Hồi giáo gốc Thổ ở vùng Trung Á B. Người Hồi giáo gốc Trung Á C. Người Hồi giáo gốc Mông Cổ D. Người Hồi giáo gốc Thổ vùng Lưỡng Hà Câu 2. “Thuế ngoại đạo” ở Ấn Độ thời kì Vương triều Hồi giáo Đêli là loại thuế A. dành cho những người theo đạo Phật B. dành cho những người theo đạo Hinđu C. dành cho những người không phải người Ấn Độ D. dành cho những người không theo đạo Hồi Câu 3. Đạo Hồi (Ixlam) bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á đã dẫn đến thành lập một vương triều Hồi giáo nữa ở giáp A. phía Nam Ấn Độ. B. miền Trung Ấn Độ. C. Tây Bắc Ấn Độ. D. thành phố Bắc Án. Câu 4. Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo của các ông vua thuộc vương triều Hồi giáo Đê – li đã dẫn đến hậu quả gì? A. Sự tranh chấp giữa các phe phái trong triều đình. B. Yếu tố văn hóa mới được du nhập vào Ấn Độ. C. Sự bất bình trong nhân dân tăng lên. D. Nội chiến diễn ra liên miên gây nhiều tổn thất. Câu 5. Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là A. Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia B. Người dân Ấn Độ phần lớn đạo Hồi C. Trình độ kinh tế, quân sự của Ấn Độ kém phát triển hơn D. Địa hình Ấn Độ bị chia rẽ, cô lập với bên ngoài Câu 6. Ý nào sau đây không phải chính sách của vương triều Hồi giáo Đê-li ở Ấn Độ trong hơn 300 năm tồn tại (1206 - 1526)? A. truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Phật giáo. B. truyền bá, áp đặt Hồi giáo vào những cư dân theo Hinđu giáo. C. tự dành cho minh tư tiên về ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại. D. thu thuế ruộng đất và “thuế ngoại đạo” đối với toàn thể nhân dân. Câu 7. Công trình kiến trúc nào sau đây được UNESCO miêu tả là kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới (1983)? A. Cổng lăng A-cơ-ba. B. Lâu đài Thành Đỏ. C. Lăng Tai-giơ Ma-han. D. Chùa A-gian-ta. Câu 8. Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các ông vua cuối triều đại Mô-gôn ở Ấn Độ đã A. xây dựng khối hòa hợp dân tộc, hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo. B. tăng cường quân sự tiến hành chiến tranh xâm lược. C. xây dựng một chính quyền mạnh dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc. D. cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc. Câu 9. Vương triều Hồi giáo Đê-li do người gốc ở đâu lập nên? A. Người Hồi giáo gốc Trung Á B. Người Mông Cổ C. Người Ấn Độ D. Người Trung Quốc Câu 10. Yếu tố nào dưới đây không thuộc sự phát triển về văn hóa lâu đời của Ấn Độ? A. Tôn giáo (Phật giáo và Hinđu giáo). B. Chữ viết, đặc biệt là Chữ Phạn. C. Phổ biến công trình kiến trúc Nho giáo. D. Nghệ thuật kiến trúc đền chùa, tượng Phật. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1. Phương pháp: Sgk trang 42. Cách giải: Sự phân tán của Ấn Độ không đem lại sức mạnh cho nước này để có thể chống cự lại cuộc tấn công của người Hồi giáo gốc Thổ (Tuốc) => Năm 105,5, thủ lĩnh của người Thổ dẫn quân đánh chiến Bát-đa, cải theo Hồi giáo và lập nên một vương quốc Hồi giáo ở đây - vùng Lưỡng Hà. Chọn đáp án: A Câu 2. Phương pháp: sgk trang 42. Cách giải: Dưới vương triều Hồi giáo Đê – li, ngoài thuế ruộng đất, những người không theo đạo Hồi phải nộp thêm một khoản, gọi là “thuế ngoại đạo”. Chọn đáp án: D Câu 3. Phương pháp: sgk trang 42. Cách giải: Sau khi vương triều Hồi giáo đầu tiên được thành lập (năm 1055), đạo Hồi (Ixlam) bắt đầu được truyền bá đến I-ran và Trung Á, lập nên một vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ. Chọn đáp án: C Câu 4. Phương pháp: sgk trang 42. Cách giải: Mặc dù các ông vua thuộc vương triều Hồi giáo Đê-li đã cố gắng thực thi nhiều chính sách mềm mỏng để giữ yên đất nước nhưng sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã không thể làm tan đi những bất bình trong nhân dân mà càng làm cho sự bất bình này tăng lên => Đưa đến sự không ổn định về xã hội. Chọn đáp án: C Câu 5. Phương pháp: sgk trang 43, suy luận. Cách giải: Ấn Độ đã trải qua một thời kì phát triển, nhất là về văn hóa truyền thống nhưng do sự phân tán không đem lại sức mạnh thống nhất để người Ấn Độ có thể chống cự được cuộc tấn công từ bên ngoài của người Hồi giáo (gốc Thổ) => Nguyên nhân chính khiến Ấn Độ bị người Hồi giáo xâm chiếm là do Ấn Độ bị chia rẽ và phân tán thành nhiều quốc gia. Chọn đáp án: A Câu 6. Phương pháp: sgk trang 42, suy luận. Cách giải: - Trong hơn 300 năm tồn tại (1206 - 1526), vương triều Hồi giáo Đê-li đã: + Truyền bá và áo đặt Hồi giáo cho những cư dân theo Phật giáo và Hinđu giáo. + Tự dành cho mình những ưu tiên và ruộng đất và địa vị trong bộ máy quan lại. - Chính sách thu “thuế ngoại đạo” chỉ dành cho những người không theo Hồi giáo, không áp dụng cho toàn thể nhân dân. Chọn đáp án: D Câu 7. Phương pháp: liên hệ. Cách giải: Tai-giơ Ma-han nói chung được coi là hình mẫu tuyệt vời nhất của Kiến trúc Mô-gôn, một phong cách tổng hợp các yếu tố của các phong cách Kiến trúc Ba Tư, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, và Hồi giáo. Tuy phần mái vóm bằng đá cẩm thạch trắng của lăng là phần nổi bật nhất, thực tế Taj Mahal là một tổng hợp các phong cách kiến trúc. Nó được liệt vào danh sách các Địa điểm di sản thế giới của UNESCO năm 1983 và được miêu tả là một "kiệt tác được cả thế giới chiêm ngưỡng trong số các di sản thế giới". Chọn đáp án: C Câu 8. Phương pháp: sgk trang 44. Cách giải: Để chứng tỏ quyền lực, ý muốn của mình, các ông vua cuối triều đại Mô-gôn ở Ấn Độ đã cho khởi công xây dựng nhiều công trình kiến trúc. Chọn đáp án: D Câu 9. Phương pháp: sgk trang 42. Cách giải: Người Hồi giáo gốc Trung Á đã tiến hành một cuộc chinh chiến vào Ấn Độ, từng bước chinh phục tiểu quốc Ấn rồi lập nên vương quốc Hồi giáo Ấn Độ, gọi tên là Đê-li. Chọn đáp án: A Câu 10. Phương pháp: suy luận. Cách giải: Văn hóa truyền thống Ấn Độ phát triển hai tôn giáo chủ đạo là: Phật giáo và Hinđu giáo (Ấn Độ giáo), không phát triển Nho giáo như ở Trung Quốc. => Không có các công trình kiến trúc Nho giáo trong văn hóa truyền thống Ấn Độ. Chọn đáp án: C HocTot.XYZ
|