Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 5 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12 Đề bài Câu 1: Quần xã sinh vật là A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng ít quan hệ với nhau C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất. Câu 2: Quần xã rừng thường có cấu trúc nổi bật là A. phân tầng thẳng đứng B. phân tầng theo chiều ngang C. phân bố ngẫu nhiên D. phân bố đồng đều Câu 3: Ở rừng nhiệt đới Tam Đảo, thì loài đặc trưng là A. cá cóc B. cây cọ C. cây sim D. bọ que Câu 4: Sự phân bố theo chiều thẳng đứng của nhiều tầng cây trong rừng thể hiện: A. Sự tận dụng diện tích và nguồn thức ăn của các loài trong rừng. B. Sự thích nghi của thực vật với điều kiện độ ẩm khác nhau. C. Sự thích nghi của thực vật với điều kiện chiếu sáng khác nhau. D. Sự hỗ trợ của các loài cây để tìm kiếm nguồn dinh dưỡng. Câu 5: Cho các mối quan hệ sinh thái sau: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 Câu 6: Cho các dạng sinh vật sau: A. 1, 3, 4 B. 2, 3, 5 C. 1, 2, 4 D. 3, 4, 5 Câu 7: Khi nói về mối quan hệ kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Trong mối quan hệ kí sinh - vật chủ, loài kí sinh bị bất lợi còn vật chủ có lợi. B. Sinh vật ăn thịt bao giờ cũng có số lượng cá thể nhiều hơn con mồi. C. Sinh vật kí sinh bao giờ cũng có số lượng nhiều hơn sinh vật chủ. D. Trong mối quan hệ vật dữ - con mồi, loài ăn thịt bị bất lợi còn con mồi được lợi. Câu 8: Các loài hoa thường có màu sắc rực rỡ để thu hút các loài côn trùng. Khi các loài côn trùng đến lấy mật hoa, chúng sẽ mang hạt phấn đi giúp cho các loài hoa được thụ phấn. Quan hệ của hoa và côn trùng là: A. cộng sinh. B. hội sinh. C. cộng tác. D. hợp tác. Câu 9: Mức độ đa dạng của quần xã không phụ thuộc vào: A. Kích thước cơ thể của các loài sinh vật. B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể khác loài. C. Mức độ thay đổi của các nhân tố vô sinh. D. Mối quan hệ hợp tác giữa các loài. Câu 10: Cho các nhóm sinh vật sau đây: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 11: Vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của cây họ Đậu là biểu hiện của mối quan hệ A. cộng sinh B. hội sinh C. hợp tác D. kí sinh - vật chủ Câu 12: Cho các giai đoạn của diễn thế nguyên sinh: (1) Môi trường chưa có sinh vật. (2) Giai đoạn hình thành quần xã ổn định tương đối (giai đoạn đỉnh cực) (3) Các sinh vật đầu tiên phát tán tới hình thành nên quần xã tiên phong. (4) Giai đoạn hỗn hợp (giai đoạn giữa) gồm các quần xã biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau Diễn thế nguyên sinh diễn ra theo trình tự là: A. (1), (2), (4), (3) B. (1), (2), (3), (4) C. (1), (4), (3), (2) D. (1), (3), (4),( 2) Câu 13: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng? A. Trong diễn thế sinh thái, dạng sinh vật quan trọng nhất đối với sự hình thành quần xã mới là vi sinh vật. B. Quá trình hình thành quần xã ổn định từ đảo được tạo ra do núi lửa hoạt động là diễn thế nguyên sinh. C. Nguyên nhân bên trong dẫn đến diễn thế sinh thái là do sự cạnh tranh gay gắt của các loài trong quần xã. D. Trong các nhóm loài sinh vật, nhóm loài ưu thế đóng vai trò quan trọng nhất trong diễn thế sinh thái. Câu 14: Cho các quá trình sau: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 15: Một hòn đảo đại dương mới được hình thành do hoạt động của núi lửa sẽ có nhóm sinh vật xuất hiện đầu tiên là: A. Địa y B. Thực vật thân cỏ C. Thực vật hạt trần D. Côn trùng Lời giải chi tiết
HocTot.XYZ
|