Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 15 phút - Đề số 9 - Chương II - Phần sinh thái học - Sinh 12 Đề bài Câu 1: Diễn thế sinh thái có thể hiểu là A. sự biến đổi cấu trúc quần thể B. quá trình thay thế quần xã này bằng quần xã khác C. mở rộng vùng phân bố D. tăng số lượng quần thể Câu 2: Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế A. nguyên sinh B. thứ sinh C. liên tục D. phân hủy Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về diễn thế nguyên sinh A. Bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật. B. Được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian. C. Quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường. D. Kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực. Câu 4: Những quá trình nào sau đây sẽ dẫn tới diễn thế sinh thái? (1) Khai thác các cây gỗ, săn bắt các động vật ở rừng. (2) Trồng cây rừng lên đồi trọc, thả cá vào ao, hồ, đầm lầy. (3) Đánh bắt cá ở ao. (4) Lũ lụt kéo dài làm cho hầu hết các quần thể bị tiêu diệt. Phương án đúng là A. (1), (2) và (3) B. (1), (3) và (4) C. (1), (2) và (4) D. (2), (3) và (4) Câu 5: Khi hai loài trùng nhau về ổ sinh thái dinh dưỡng, chúng thường cạnh tranh nhau dẫn đến sự phân li ổ sinh thái. Mỗi loài sẽ thu hẹp ổ sinh thái của mình về vùng thuận lợi nhất tạo nên ổ sinh thái hẹp cho loài đó. Khu sinh học nào sau đây sẽ có nhiều ổ sinh thái hẹp? A. Rừng Taiga. B. Rừng lá rộng ôn đới C. Thảo nguyên. D. Rừng mưa nhiệt đới. Câu 6: Trong diễn thế nguyên sinh, đặc điểm nào sau đây không phải là xu hướng biến đổi chính? A. Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn mở đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng. B. Số lượng loài càng tăng, số lượng cá thể của mỗi loài ngày càng giảm. C. Giới hạn sinh thái của mỗi loài ngày càng thu hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn. D. Các loài có tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ có xu hướng thay thế các loài có tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn. Câu 7: Trong quần xã, các mối quan hệ đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài khác gồm: A. Cộng sinh, ức chế - cảm nhiễm, hội sinh. B. Cộng sinh, hợp tác, kí sinh - vật chủ. C. Cộng sinh, hợp tác, hội sinh. D. Cộng sinh, cạnh tranh, hội sinh. Câu 8: Mối quan hệ giữa hai loài mà một loài không có lợi cũng không bị hại, bao gồm: A. Hội sinh và hợp tác. B. Hội sinh và ức chế cảm nhiễm. C. Ức chế cảm nhiễm và cạnh tranh. D. Hội sinh và cộng sinh. Câu 9: Một quần xã hồ bắt đầu có hiện tượng bùng nổ tảo. Một nhà sinh thái học có thể đề xuất: A. Loại bỏ bớt động vật phù du. B. Thêm cá ăn động vật phù du. C. Thêm chất dinh dưỡng khoáng vào nước. D. Loại bỏ bớt cá ăn động vật phù du. Câu 10: Trong quần xã sinh vật, khi hai loài có mối quan hệ cộng sinh với nhau thì: A. Một loài có lợi, một loài không có lợi cũng không bị hại. B. Cả hai loài đều bị hại. C. Cả hai loài đều có lợi, nếu tách rời nhau thì cả hai đều không tồn tại được. D. Một loài bị hại và một loài được lợi. Câu 11: Khi nói về mối quan hệ giữa các loài, phát biểu nào sau đây đúng? A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá tôm là ví dụ về quan hệ sinh vật ăn sinh vật. B. Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức nhất định. C. Trong quan hệ hợp tác, nếu 2 loài tách nhau ra thì cả hai đều bị chết. D. Chim sáo bắt rận cho trâu bò là ví dụ về quan hệ hội sinh. Câu 12: Ở biển, cá ép luôn tìm đến các loài động vật lớn (cá mập, cá trích...) thậm chí cả tàu thuyền để ép chặt thân vào. Nhờ đó cá dễ dàng di chuyển xa, dễ kiếm ăn và hô hấp. Đây là ví dụ về mối quan hệ? A. Hội sinh. B. Hợp tác. C. Cộng sinh. D. Kí sinh. Câu 13: Sau khi đốn hết gỗ, các công ty đồ gỗ không đủ khả năng chờ quá trình dài của ___ xảy ra tự nhiên, họ phải trồng ngay tức thì: A. Cộng sinh B. Đồng tiến hóa C. Diễn thế. D. Phân hủy. Câu 14: Loài chủ chốt trong quần xã sinh vật là: A. Loài có vai trò kiểm soát và khống chế sự phát triển của loài khác, duy trì sự ổn định của quần xã. Loài chủ chốt thường là động vật ăn thịt đầu bảng. B. Loài đặc hữu hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn các loài khác. C. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng góp phần làm tăng mức đa dạng của quần xã. D. Loài có tần suất xuất hiện và độ phong phú thấp, sinh khối nhỏ, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. Câu 15: Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau: (1) Xuất hiện ở môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống. (2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi của môi trường. (3) Song song với quá trình biến đổi quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường. (4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái. Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là: A. (1) và (2). B. (1) và (4). C. (3) và (4) D. (2) và (3). Lời giải chi tiết
HocTot.XYZ
|