Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 3 - Sinh học 11Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 1 - Chương 3 - Sinh học 11 Đề bài A.TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1.Quan sát mặt cắt ngang thân, sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là A. Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi B. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp C. Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp D. Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy Câu 2. Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là A. mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm B. mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm C. mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh nóng có ở thân cây Một lá mầm D. mô phân sinh bên và mô phân sinh nóng có ở thân cây Hai lá mầm Câu 3. Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành Câu 4. Auxin chủ yếu sinh ra ở A. đỉnh của thân và cành B. lá, rễ C. tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả D. Thân, cành Câu 5. Cho các loài thực vật sau: ⦁ Thanh Long ⦁ Cà tím ⦁ Cà chua ⦁ Cà phê ngô ⦁ Lạc ⦁ Đậu ⦁ Củ cải đường ⦁ Ngô ⦁ Sen cạn ⦁ Rau diếp ⦁ Hướng dương Trong các loài cây trên, có bao nhiêu cây trung tính? A. 5 B. 6 C. 7 D. 9 Câu 6. Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là kiểu phát triển mà còn non có đặc điểm hình thái A. sinh lý rất khác với con trưởng thành B. cấu tạo tương tự với con trưởng thành, nhưng khác về sinh lý C. cấu tạo và sinh lý tương tự với con trưởng thành D. cấu tạo và sinh lý gần giống với con trưởng thành Câu 7. Đặc điểm không có ở hoocmôn thực vật là A. tính chuyển hóa cao hơn nhiều so với hoocmôn ở động vật bậc cao B. với nồng độ rất thấp gây ra những biến đổi mạnh trong cơ thể C. được vận chuyển theo mạch gỗ và mạch rây D. được tạo ra một nơi nhưng gây ra phản ứng ở nơi khác Câu 8. Êtilen được sinh ra ở A. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả còn xanh B. hầu hết các phần khác nhau của cây, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín C. hoa, lá, quả, đặc biệt trong thời gian rụng lá, hoa già, quả đang chín Câu 9. Nếu tuyến yên sản sinh ra quá ít hoặc quá nhiều hoocmôn sinh trưởng ở giai đoạn trẻ em sẽ dẫn đến hậu quả A. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém B. các đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển C. người bé nhỏ hoặc khổng lồ D. các đặc điểm sinh dục nam kém phát triển Câu 10. Tuổi của cây một năm được tính theo số A. Lóng B. Lá C. Chồi nách D. cành Câu 11. Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn A. Phôi B. Phôi và hậu phôi C. Hậu phôi D. Phôi thai và sau khi sinh Câu 12. Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận định đúng?
⦁ ở hình 1, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng thành ; Ở hình 2, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành ⦁ ở hình 1, ấu trùng trải qua nhiều lần Lột Xác biến đổi thành con trưởng thành ; ở hình 2, ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian biến đổi thành con trưởng thành ⦁ Ở hình 1, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành ; ở hình 2, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo gần giống với con trưởng thành ⦁ ở hình 1, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo gần giống với con trưởng thành ; ở hình 2, ấu trùng có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành ⦁ hình 1 là biến thái hoàn toàn, hình hay là biến thái không hoàn toàn ⦁ hình 1 là biến thái không hoàn toàn, hình hay là biến thái hoàn toàn ⦁ loài muỗi có kiểu biến thái như hình 1 ⦁ ruồi nhà có kiểu biến thái như hình 2 Phương án trả lời đúng là: A. 3 B. 4 C. 6 D. 5 Câu 13. Ecđixơn gây A. ức chế Sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm B. ức chế Sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm C. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm D. lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm Câu 14. Xét các đặc điểm sau: ⦁ xảy ra chủ yếu ở thực vật hai lá mầm ⦁ ở thực vật một lá mầm cũng có kiểu sinh trưởng thứ cấp đặc biệt ⦁ sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra ⦁ sinh trưởng sơ cấp của cây thân gỗ là do mô phân sinh bên hoạt động tạo ra ⦁ sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ dác và vỏ ⦁ sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành Có bao nhiêu đặc điểm trên đúng với sinh trưởng ở thực vật? A. 2 B. 3 C. 5 D. 6 Câu 15. Cho câu sau: mô phân sinh là nhóm các tế bào …(1)..., duy trì được khả năng …(2)... Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh,...(3)..., đỉnh rễ. Mô phân sinh bên có ở cây …(4)... và mô phân sinh lóng ở cây …(5)... có ở …(6)... Một bạn học sinh đã điền các từ còn thiếu như sau: ⦁ chưa phân hóa, (2) giảm phân, (3) chồi nách, (4) một lá mầm, (5) hai lá mầm, (6) thân Em hãy xác định bạn học sinh đó đã làm đúng (Đ)/sai (S) ở mỗi câu A. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6S B. 1S, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6S C. 1Đ, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6Đ D. 1S, 2S, 3Đ, 4S, 5S, 6Đ B: TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1(2 điểm): Phân biệt sinh trưởng và phát triển? Nêu những điểm giống nhau và khác nhau giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật? Kể tên các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật? Câu 2 (1 điểm): Giải thích hiện tượng “mọc vống” của thực vật trong bóng tối? Câu 3 (2 điểm): Thế nào là phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? So sánh giữa phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn? Lấy ví dụ về 2 loài động vật phát triển qua 2 hình thức này ? Lời giải chi tiết A. TRẮC NGHIỆM
B. TỰ LUẬN Câu 1: - Phân biệt: (0.5 điểm) + Sinh trưởng là quá trình tăng không thuận nghịch kích thước của cơ thể. + Phát triển là quá trình bao gồm: sinh trưởng, phân hoá tế bào và phát sinh hình thái ( hình thành các mô, cơ quan khác nhau trong chu trình sống của cá thể). - Điểm giống và khác nhau: (0.5 điểm) + Giống nhau: Sinh trưởng và phát triển ở động vật đều chịu ảnh hưởng của hoocmôn. + Khác nhau: Sinh trưởng ở động vật chỉ xảy ra ở một giai đoạn giới hạn thời gian xác định. Phát triển diễn ra suốt đời. - Hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động vật: (1 điểm) + Auxin (AIA), gibêrelin (GA), xitôkinin: kích thích sinh trưởng. + Êlilen. axit abxixic (AAB): ức chế sinh trưởng. * Các hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là: + Hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật không xương sống là: ecđisơn và juvenin. .+ Hoocmôn ảnh hưởng lên sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống là: hoocmôn sinh trưởng (của tuyến yên), tirôxin (của tuyến giáp), testôstêrôn của tinh hoàn, ơstrôgcn của buồng trứng. Câu 2: Vì: + Bởi vì Auxin được sản sinh ra nhiều trong bóng tối, khi cây ở trong tối thì Auxin (Axit Indolaxetic) sản sinh ra rất nhiều tại đỉnh của thân cây, => kích thích quá trình nhân và sinh trưởng dãn dài của tế bào=> cây mọc vống lên rất nhanh, và lúc này cây còn rất yếu do Auxin làm đứt các vách ngang của thành tế bào. (0.75 điểm) + Trong bóng tối ít ánh sáng nên cây ít mất nước, tế bào giãn dài ra. (0.25 điểm) Câu 3: - KN: (0.5 điểm) + Phát triển qua biến thái hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng (sâu bướm ở côn trùng) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian (nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành. - So sánh: (1 điểm)
- Ví dụ: (0.5 điểm) + Biến thái hoàn toàn ở Bướm: Trứng " Sâu bướm "Nhộng "Bướm + Biến thái không hoàn toàn ở Châu chấu: Trứng " Ấu trùng lột xác nhiều lần " Châu chấu HocTot.XYZ
|