Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 3 - Sinh học 11Đáp án và lời giải chi tiết Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Đề số 3 - Chương 3 - Sinh học 11 Đề bài A. TRẮC NGHIỆM (5 điểm) Câu 1. Cho các bộ phận sau: ⦁ đỉnh dễ ⦁ Thân ⦁ chồi nách ⦁ Chồi đỉnh ⦁ Hoa ⦁ Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5) D. (2), (5) và (6) Câu 2. Xét các đặc điểm sau: ⦁ làm tăng kích thước chiều ngang của cây ⦁ Diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm ⦁ diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch ⦁ diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ) ⦁ chỉ làm tăng chiều dài của dây Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là A. (1) và (4) B. (2) và (5) C. (1), (3) và (5) D. (2), (3) và (5) Câu 3. Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự: A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh bên D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ Câu 4. Gibêrelin có vai trò A. làm tăng số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân B. làm giảm số lần nguyên phân, tăng chiều dài của tế bào và chiều dài thân C. làm tăng số lần nguyên phân, giảm chiều dài của tế bào và tăng chiều dài thân D. làm tăng số lần nguyên phân và chiều dài của tế bào, giảm chiều dài thân Câu 5.Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của A. các hệ cơ quan trong cơ thể B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào C. các mô trong cơ thể D. các cơ quan trong cơ thể Câu 6. Biến thái là sự thay đổi A. đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng B. từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng C. đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng D. từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng Câu 7. Tương quan giữa GA/AAB điều tiết sinh lý của hạt như thế nào? A. Trong hạt nảy mầm, AAB đạt trị số lớn hơn GA B. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau C. Trong hạt khô, GA đạt trị số cực đại, AAB rất thấp. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, giảm xuống rất mạnh; còn AAB đạt trị số cực đại D. Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại. Trong hạt nảy mầm GA tăng nhanh, đạt trị số cực đại còn AAB giảm xuống rất mạnh Câu 8. Hoocmôn sinh trưởng (GH) được sinh sản ra ở A. tuyến giáp B. buồng trứng C. tuyến yên D. tinh hoàn Câu 9. Tirôxin được sản sinh ra ở A. tuyến giáp B. buồng trứng C. tuyến yên D. tinh hoàn Câu 10. Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì A. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm B. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là phi protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm C. và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và chứa trong các lá cần ánh sáng để quang hợp D. nhưng không cảm nhận ánh sáng, có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm Câu 11. Quá trình phát triển của động vật đẻ con gồm giai đoạn A. Phôi B. Phôi và hậu phôi C. Hậu phôi D. Phôi thai và sau khi sinh Câu 12. Hậu quả đối với trẻ em khi thiếu tirôxin là A. người nhỏ bé, ở bé trai đặc điểm sinh dục phụ nam kém phát triển B. người nhỏ bé, ở bé gái đặc điểm sinh dục phụ nữ kém phát triển C. người nhỏ bé hoặc khổng lồ D. chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém Câu 13. Thể vàng sản sinh ra hoocmôn A. FSH B. LH C. HCG D. Progesteron Câu 14. Một chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu từ A. khi ra hoa đến lúc cây chết B. khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới C. khi nảy mầm đến khi cây ra hoa D. khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm Câu 15. Hoàn thành câu sau: Hoocmôn ra hoa là…(1)... được hình thành trong …(2)... và được vận chuyển đến các điểm …(3) của …(4)... làm cho cây …(5)... Phương án trả lời đúng là A. (1) các chất hữu cơ, (2) lá , (3) sinh trưởng, (4) thân, (5) ra hoa B. (1) các chất hữu cơ, (2) thân , (3) sinh trưởng, (4) lá, (5) ra hoa C. (1) các chất hữu cơ, (2) rễ , (3) sinh trưởng, (4) thân, (5) ra hoa D. (1) các chất hữu cơ, (2) rễ , (3) sinh trưởng, (4) lá, (5) ra hoa B: TỰ LUẬN (5 điểm) Câu 1 (1 điểm): Sinh trưởng và Phát triển của thực vật là gì? Nêu mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật? Câu 2 (1 điểm): Mô phân sinh là gì? So sánh các nhóm MPS khác nhau? Câu 3 (1 điểm): Tại sao trong thức ăn, nước uống nếu thiếu iốt thì trẻ em sẽ chậm lớn hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn và trí tuệ thấp? Câu 4 (2 điểm): Thế nào là sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp ở thực vật? Phân biệt sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp? Vì sao đa số cây 1 lá mầm có kích thước bé, cây 2 lá mầm có kích thước lớn hơn? Lời giải chi tiết A. TRẮC NGHIỆM
B. TỰ LUẬN Câu 1: - KN: + ST: Sinh trưởng của thực vật là quá trình gia tăng về kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào (0.25 điểm) + PT: Phát triển là toàn bộ những biến đổi diễn ra theo chu trình sống , gồm 3 quá trình liên quan đến nhau: sinh trưởng, phân hoá và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan (rễ, thân, lá, hoa, quả hạt) (0.25 điểm) - Mối quan hệ: (0.5 điểm) + Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình liên quan nhau, đó là 2 mặt của chu trình sống. + Sinh trưởng gắn với phát triển và phát triển trên cơ sở của sinh trưởng. Câu 2: - KN: (0.25 điểm) Mô phân sinh là nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá, duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây. - So sánh (0.75 điểm)
Câu 3: - Iôt là một trong hai thành phần cấu tạo nên tirôxin. - Thiếu iôt dẫn tới thiếu tirôxin =>Thiếu tirôxin dẫn đến làm giảm quá trình chuyển hoá và giảm sinh nhiệt ở tế bào nên động vật và người chịu lạnh kém. - Thiếu tirôxin còn làm giảm quá trình phân chia và lớn lên của tế bào, hậu quả là trẻ em và động vật non chậm hoặc ngừng lớn, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp. Câu 4: - KN: (0.5 điểm) + ST sơ cấp: Là hình thức sinh trưởng làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia tế bào mô phân sinh đỉnh. + ST thứ cấp: Là hình thức sinh trưởng làm cho thân cây to ra do sự phân chia tế bào của mô phân sinh bên. - Phân biệt: (1 điểm)
- Giải thích (0.5 điểm) + Cây 1 lá mầm thân thường có kích thước bé vì sinh trưởng sơ cấp, các bó mạch trong thân xếp lộn xộn, không có sinh trưởng thứ cấp. HocTot.XYZ
|