Đề kiểm tra 45 phút phần 1 sử 11 - Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 11 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Những nước nào tham gia phe hiệp ước? A. Anh, Pháp, Đức B. Anh, Pháp, Nga C. Mĩ, Đức, Nga D. Anh, Pháp, Mĩ Câu 2. Những nước nào tham gia phe Liên minh? A. Anh, Pháp, Nga B. Anh, Đức, Italia C. Đức, Áo - Hung, Italia D. Đức, Pháp, Nga Câu 3. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến sự phân hóa như thế nào giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX? A. Hình thành nhóm “đế quốc trẻ”- “đế quốc già” B. Hình thành phe Liên minh - Hiệp ước C. Hình thành phe tư bản dân chủ - phát xít D. Hình thành phe Đồng minh - phe Trục Câu 4. Duyên cớ trực tiếp dẫn tới bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đánh dấu bằng sự kiện nào? A. Đức tấn công Ba Lan B. Thái tử Áo - Hung bị ám sát C. Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi D. Anh tuyên chiến với Đức Câu 5. Trật tự thế giới được thiết lập sau khi chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc là A. Trật tự Ianta. B. Trật tự đồng minh. C. Trật tự Vécxai. D. Trật tự Vécxai - Oasinhtơn. Câu 6. Hậu quả chiến tranh thế giới thứ nhất để lại cho các nước châu Âu là A. 10 triệu người chết. B. Nền kinh tế kiệt quệ. C. 20 triệu người bị thương. D. Trở thành con nợ của Nhật Bản. Câu 7. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng? A. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước B. Sự hình thành các liên minh kinh tế đối đầu nhau C. Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau D. Sự hình thành liên minh chính trị đối đầu nhau Câu 8. Hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Gây ra những mâu thuẫn trong phe Hiệp ước B. Gây đau thương chết chóc cho nhân loại C. Cách mạng tháng Mười Nga thành công, nhà nước Xô viết được thành lập. D. Bị thiệt hại nặng nề về sức người sức của Câu 9. Ý nào sau đây không phản ánh đúng tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) A. Đế quốc B. Xâm lược C. Phi nghĩa D. Chính nghĩa. Câu 10. Sự kiện nào xảy ra trong Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam? A. Nước Pháp tham chiến B. Mĩ chính thức tham chiến C. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga D. Đức kí văn kiện đầu hàng không điều kiện. II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. (2 điểm) Tại sao nói Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) là cuộc chiến tranh phi nghĩa? Câu 2. (4 điểm) “Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) đã gây ra những thảm hoạ hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ…Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đô la…” (Nguồn: Lịch sử 11, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội 2015) Từ kết cục của chiến tranh thế giới thứ nhất, em có suy nghĩ gì về công cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình cho nhân loại trong bối cảnh hiện nay? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: Sgk trang 32. Cách giải: Bằng việc kí các Hiêp ước tay đôi: Pháp - Nga (1890); Anh - Pháp (1904); Anh - Nga (1907) đã hình thành nên phe Hiệp ước bao gồm 3 quốc gia: Anh, Pháp, Nga. Chọn đáp án: B Câu 2. Phương pháp: Sgk trang 32. Cách giải: Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tay ba, được gọi là phe Liên minh. Chọn đáp án: C Câu 3. Phương pháp: sgk trang 31. Cách giải: Sự phát triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc. Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc địa rộng lớn là các đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: sgk trang 32. Cách giải: Ngày 28-6-1914, thái tử Áo- Hung bị một phần tử Xéc-bi (đồng minh của Anh) ám sát tại Bô-xni- a. Sự kiện này chính là duyên cớ trực tiếp châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chọn: B Câu 5. Phương pháp: sgk trang 59. Cách giải: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, một trật tự thế giới được thiết lập thông qua các văn kiện được kí ở Vécxai và Oasinhtơn, thường được gọi là hệ thống Vécxai – Oasinhtơn. Chọn: D Câu 6. Phương pháp: Sgk trang 36. Cách giải: Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại: khoảng 1,5 tỉ người bị lôi cuốn vào vòng khói lửa, 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương, nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. Chọn: B Câu 7. Phương pháp: sgk trang 31, suy luận. Cách giải: Sự hình thành các khối quân sự đối đầu nhau (Liên minh - Hiệp ước) ở châu Âu, ráo riết chạy đua vũ trang chuẩn bị tiến hành chiến tranh thế giới là dấu hiệu chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng Chọn: C Câu 8. Phương pháp: sgk trang 35-36, suy luận Cách giải: - Các đáp án A, B, D: là hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại cho các nước tư bản, các nước đều phải thực hiện công cuộc khôi phục đất nước sau khi chiến tranh kết thúc. - Đáp án C: trong giai đoạn thứ hai của chiến tranh thế giới thứ nhất (1917 – 1918), cách mạng tháng Mười Nga thành công và nhà nước Xô viết ra đời. Đây là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên thắng lợi trên thế giới, góp phần cổ vũ nhân dân các nước thuộc địa trên thế giới đứng lên giành độc lập cho mình theo con đường mới. Hơn nữa, chủ nghĩa tư bản không còn là hệ thống duy nhất trên thế giới nữa mà tồn tại song song với nó nó chế độ xã hội chủ nghĩa. => Sự thành công của cách mang tháng Mười và sự thành lập nhà nước Xô viết là hệ quả ngoài mong muốn của các nước đế quốc khi tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất. Chọn: C Câu 9. Phương pháp: Đánh giá, nhận xét. Cách giải: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) là cuộc chiến tranh diễn ra giữa các nước đế quốc để tranh giành, phân chia lại hệ thống thuộc địa trên thế giới. Do đó nó mang tính chất đế quốc, xâm lược, phi nghĩa Chọn: D Câu 10. Phương pháp: Phân tích, liên hệ. Cách giải: Sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã có tác động tích cực đến phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam. Nó mở ra một con đường cứu nước mới cho Việt Nam. Vì cách mạng tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản mà còn là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vì nó đã giải phóng các dân tộc thuộc địa khỏi ách thống trị của đế quốc Nga. Chọn: C II. TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: Phân tích, đánh giá. Cách giải: Chiến tranh thế giới thứ nhất là một cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì: - Chỉ vì quyền lợi của mình mà giai cấp tư sản đã đẩy nhân dân các nước vào cuộc chiến tranh tàn khốc đau thương. Sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh về người & của làm tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh thần. Câu 2. Phương pháp: Phân tích, liên hệ. Cách giải: - Chiến tranh thế giới thứ nhất để lại những hâu quả hết sức nặng nề và nỗi đau chủ yếu đổ lên đầu những người dân thường vô tội… - Suy nghĩ về công cuộc đấu tranh bảo vệ hoà bình cho nhân loại: + Nhân dân thế giới đoàn kết đấu tranh chống lại những âm mưu diễn biến hoà bình… + Các nước cần giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hoà bình… + Xây dựng và phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của các quốc gia dân tộc để nhằm xây dựng và bảo vệ đất nước. HocTot.XYZ
|