Đề kiểm tra 45 phút phần 1 sử 11 - Đề số 4 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra 45 phút phần 1 lịch sử 11 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Câu 1. Đức đã làm gì để cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiệp ước? A. Sử dụng máy bay trinh sát và ném bom B. Ném bom và thả hơi độc C. Mai phục và tiêu diệt D. Sử dụng tàu ngầm Câu 2. Phe Liên minh Đức - Áo - Hung đánh mất quyền chủ động, lâm vào thế bị động trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất từ thời điểm nào? A. Đầu năm 1915 B. Cuối năm 1915 C. Đầu năm 1916 D. Cuối năm 1916 Câu 3. Đức sử dụng chiến lược nào trong giai đoạn đầu của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Đánh nhanh thắng nhanh/ đánh chớp nhoáng B. Đánh cầm cự, vừa đánh vừa đàm phán C. Tiến công thẳng vào các đối thủ thuộc phe Hiệp ước D. Đánh lâu dài để gìn giữ lực lượng Câu 4. Chủ trương của giới cầm quyền Đức trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là A. Tiến hành các cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị trường B. Chủ động đàm phán với các nước đế quốc C. Liên minh với các nước đế quốc D. Gây chiến với các nước đế quốc láng giềng Câu 5. Sự kiện nào đánh dấu kết thúc giai đoạn một của Chiến tranh thế giới thứ nhất? A. Chiến dịch tấn công Vécđoong của Đức thất bại (12 – 1916) B. Pháp phản công và giành thắng lợi trên song Máchủ nghĩaơ (9 – 1914) C. Sau cuộc tấn công Nga quyết liệt của quân Đức – Áo – Hung (1915) D. Cả hai bên đưa vào cuộc chiến những phương tiện chiến tranh mới như xe tăng, máy bay trinh sát, ném bom (1915). Câu 6. Nội dung chủ yếu của Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức là A. Hai bên bắt tay cùng nhau chống đế quốc B. Nước Nga rút ra khỏi chiến tranh đế quốc C. Phá vỡ tuyến phòng thủ của Đức ở biên giới hai nước D. Hai nước hòa giải để tập trung vào công cuộc kiến thiết đất nước Câu 7. Tháng 11-1917 đã diễn ra sự kiện gì ở Nga? A. Quân Đức tấn công dồn dập vào lục địa Nga. B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười thắng lợi. C. Hòa ước Brét Litốp được kí kết giữa Nga và Đức. D. Nước Nga quyết định rút khỏi chiến tranh đế quốc. Câu 8. Dấu hiệu nào chứng tỏ vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX quan hệ quốc tế giữa các đế quốc ở Châu Âu ngày càng căng thẳng? A. Sự hình thành các khối, các liên minh chính trị B. Sự hình thành các khối, các liên minh kinh tế C. Sự hình thành các khối, các liên minh quân sự D. Sự tập trung lực lượng quân sự ở biên giới giữa các nước Câu 9. Mâu thuẫn gay gắt giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ” cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX chủ yếu vì A. Vấn đề sở hữu vũ khí và phương tiện chiến tranh mới B. Vấn đề thuộc địa C. Chiến lược phát triển kinh tế D. Mâu thuẫn trong chính sách đối ngoại Câu 10. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến lớn của cục diện chính trị thế giới trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. Chính phủ mới được thành lập ở Đức B. Cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức C. Đức kí hiệp định đầu hàng không điều kiện D. Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và Nhà nước Xô viết được thành lập II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 1. (4 điểm) Nguyên nhân sâu xa và duyên cớ trực tiếp của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất là gì? Câu 2. (2 điểm) Tại sao Chiến tranh thê giới thứ nhất mang tính chất “chiến tranh đế quốc phi nghĩa? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Phương pháp: Sgk trang 34. Cách giải: Năm 1917, Đức muốn cắt đứt đường tiếp tế trên biển của phe Hiêp ước liền sử dụng phương tiện chiến tranh mới là tàu ngầm. Cuộc “chiến tranh tàu ngầm” đã gây cho Anh nhiều thiệt hại. Chọn đáp án: D Câu 2. Phương pháp: Sgk trang 34. Cách giải: Cuộc chiến năm 1916 không đem lại ưu thế cho bên nào mà vẫn duy trì thế cầm cự. Từ cuối năm 1916 trở đi, Đức, Áo – Hung từ thế chủ động chuyển sang thế phòng ngự trên cả hai mặt trận. Chọn đáp án: D Câu 3. Phương pháp: Sgk trang 33. Cách giải: Mở đầu cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức sử dụng chiến lược chiến tranh chớp nhoáng để đánh Pháp, sau đó quay sang tấn công Nga. Ở mặt trận phía Đông, Đức thực hiện kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” nhưng thất bai do thắng lợi của quân Pháp trên sông Mác-nơ và quân Anh đổ bộ lên lục địa châu Âu. Chọn đáp án: A Câu 4. Phương pháp: Sgk trang 31. Cách giải: Để giải quyết mâu thuẫn giữa các nước đế quốc “già” và các nước đế quốc “trẻ”, giới cầm quyền đã vạch ra kế hoạch tiến hành cuộc chiến tranh nhằm giành giật thuộc địa, chia lại thị rường. Chọn đáp án: A Câu 5. Phương pháp: Sgk trang 33. Cách giải: Giai đoạn thứ nhất của Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra từ năm 1914 đến năm 1916. Giai đoạn này kết thúc bằng sự kiệm: Năm 1916, Đức chuyển trọng tâm hoạt động về mặt trận phía Tây, Đức mở chiến dịch Véc-đông để tấn công Pháp tại Véc-đoong. Chiến dịch kéo dài 10 tháng nhưng vẫn không đạt được kết quả =>hai bên thiệt hại nặng nề. Chọn đáp án: A Câu 6. Phương pháp: Sgk trang 35. Cách giải: Để bảo vệ chính quyền cách mạng còn non trẻ, nhà nước Xô viết buộc phải kí riêng với Đức Hòa ước Bret litốp (3-3-1918). Nước Nga rút khỏi chiến tranh đế quốc. Chọn đáp án: B Câu 7. Phương pháp: Sgk trang 35. Cách giải: Tháng 11-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê – nin và Đảng Bôn-sê-vích, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – được gọi là cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Nhà nước Xô viết Nga ra đời, thông qua Sắc lệnh hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh. Chọn đáp án: B Câu 8. Phương pháp: Sgk trang 32, suy luận. Cách giải: Sự hình thành các khối, liên minh quân sự đối lập vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX làm cho quan hệ quốc tế giữa các nước đế quốc ở châu Âu ngày càng căng thẳng, bằng chứng là: - Năm 1882, Đức cùng Áo – Hung và I-ta-li-a thành lập liên minh tay ba được gọi là phe Liên minh. - Để đối phó với âm mưu của Đức, Anh cũng chuẩn bị kế hoạch chiến tranh. Bằng những bản Hiệp ước tay ba: Pháp – Nga (1890), Anh – Pháp (1890) và Anh - Nga (1907) hình thành phe Hiệp ước. => Đầu thế kỉ XX, ở châu Âu đã hình thành hai khối quân sự đối lập. Cả hai khối đều ôm mộng xâm lược, cướp đoạt lãnh thổ và thuộc địa của nhau, tăng cường chạy đua vũ trang làm cho quan hệ giữa các nước đế quốc ngày càng căng thẳng. Chọn đáp án: C Câu 9. Phương pháp: Sgk trang 31, suy luận. Cách giải: Bên cạnh các đế quốc “già” (Anh, Pháp) với hệ thống thuộc đìa rộng lớn là các nước đế quốc “trẻ” (Mĩ, Đức, Nhật Bản) đang vươn lên mạnh mẽ về kinh tế nhưng lại có quá ít thuộc địa => Mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thuộc địa là không thể tránh khỏi và ngày càng trở nên gay gắt. Chọn đáp án: B Câu 10. Phương pháp: Sgk trang 35, suy luận. Cách giải: Tháng 1-1917, dưới sự lãnh đạo của Lê nin và Đảng Bôn-sê-vich, nhân dân Nga đứng lên làm cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa – được gọi là Cách mạng tháng Mười (theo lịch Nga). Nhà nước Xô viết ra đời, thông qua Sắc lệnh hòa bình, kêu gọi chính phủ các nước tham chiến chấm dứt chiến tranh. => Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi và nhà nước Xô viết được thành lập đã đánh dấu bước chuyển lớn ở cục diện chính trị thế giới, sau đó Nga rút khỏi cuộc chiến. Lần đầu tiên một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (Cách mạng vô sản) được thực hiện thắng lợi. Lần đầu tiên nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời ở đế quốc Nga. Nga rời khỏi chiến tranh đế quốc bằng việc kí Hòa ước Bret Litốp đã làm cho cục diện chiến tranh thế giới thứ nhất có nhiều thay đổi. Chọn đáp án: D II. TỰ LUẬN Câu 1. Phương pháp: Sgk trang 31-32, suy luận. Cách giải: * Nguyên nhân sâu xa: - Vào cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều giữa các nước tư bản về kinh tế và chính trị đã làm thay đổi sâu sắc lực lượng giữa các nước đế quốc. - Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa đã dẫn tới các cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên nhằm phân chia thuộc địa: Chiến tranh Mĩ - Tây Ban Nha năm 1898, Chiến tranh Anh Bô-ơ (1899-1902), Chiến tranh Nga - Nhật (1904 - 1905). - Để chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh lớn nhằm tranh giành thị trường, thuộc địa các nước đế quốc đã thành lập hai khối quân sự đối lập: khối liên minh gồm Đức - Áo-Hung (1882) và Khối Hiệp ước Anh, Pháp và Nga (1907). Cả hai khối đều tích cực chạy đua vũ trang nhằm tranh nhau làm bá chủ thế giới. * Duyên cớ trực tiếp: Tình hình căng thẳng ở Ban – căng từ năm 1912 đến năm 1913 đã tạo cơ hội cho chiến tranh bùng nổ. Ngày 28-6-1914, thái tử Áo – Hung bị một người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Giới quân phiệt Đức, Áo chớp cơ hội đó để gây chiến tranh. Câu 2. Phương pháp: Sgk trang 37, suy luận. Cách giải: Chiến tranh thế giới thứ nhất mang tính chất “chiến tranh đế quốc phi nghĩa vì: - Chiến tranh thế giới thứ nhất nhằm mục đích cướp bóc các nước khác, bóp nghẹt các dân tộc ngược tiểu, thống trị thế giới về mặt tài chính, giành giật thuộc địa lẫn nhau giữa các nước đế quốc. - Chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra hậu quả nghiêm trọng về người và của cho nhân loại. HocTot.XYZ
|