Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 7 - Đề số 2 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 7 - Đề số 2 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài TRẮC NGHIỆM Câu 1. Động vật nguyên sinh nào sống kí sinh? A. Trùng roi B. Trùng biến hình C. Trùng giày D. Trùng sốt rét Câu 2. Loài giun dẹp nào sau đây sống tự do? A. Sán lông. B. Sán dây C. Sán lá gan D. Sán bã trầu Câu 3. Chiều dài của sán dây là bao nhiêu? A. 1 – 2 mét B. 5 - 6 mét C. 8 - 9 mét D. 11 - 12 mét. Câu 4. Giun đũa kí sinh trong ruột non nhưng không bị tiêu hóa vì A. có áo giáp. B. có vỏ cuticun. C. có lông tơ D. có giác bám. Câu 5. Nơi sống của giun đỏ là A. cống rãnh B. hồ nước lặng C. nơi nước sạch D. trong đất. Câu 6. Động vật nguyên sinh có cấu tạo A. 1 tế bào. B. 2 tế bào C. nhiều tế bào D. 3 tế bào Câu 7. Trùng giày di chuyển được là nhờ A. có roi. B. lông bơi phủ khắp cơ thể. C. có vây bơi. D. cơ dọc phát triển. Câu 8. Môi trường sống của trùng roi xanh là A. biển. B. cơ thể sinh vật khác C. đầm ruộng D. trong ruột người. Câu 9. Loài thuộc ngành động vật nguyên sinh là A. trùng roi, sán lá gan. B. trùng giày, trùng roi. C. trùng kiết lị, thủy tức. D. trùng biến hình, san hô. Câu 10. Cấu tạo thành cơ thể của Thuỷ tức gồm A. một lớp tế bào, gồm nhiều tế bào xếp xen kẽ nhau B. ba lớp tế bào xếp xít nhau. C. hai lớp tế bào, giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng D. gồm nhiều lớp tế bào, xen kẽ các tầng keo mỏng. TỰ LUẬN Câu 11. Biển nước ta có giàu san hô không? Nêu lợi ích và tác hại của san hô? Câu 12. Vì sao khi trời mưa giun đất thường chui lên mặt đất? Câu 13. Các loài giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra tác hại gì cho vật chủ? Muốn phòng trừ giun tròn kí sinh ta phải làm gì? Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Trùng sốt rét là loại động vật nguyên sinh sống kí sinh. Trùng roi, trùng giày, trùng biến hình sống tự do. Chọn D Câu 2 Sán lông là loài giun dẹp nào sau đây sống tự do. Sán lá gan, sán dây, sán bã trầu sống kí sinh ở động vật. Chọn A Câu 3 Sán dây dài khoảng 8 – 9 mét. Chọn B Câu 4 Giun đũa kí sinh trong ruột non nhưng không bị tiêu hóa vì có vỏ cuticun. Chọn B Câu 5 Giun đỏ sống ở cống rãnh. Chọn A Câu 6 Động vật nguyên sinh có cấu tạo từ 1 tế bào. Chọn A Câu 7 Trùng giày di chuyển được nhờ lông bơi phủ khắp cơ thể. Chọn B Câu 8 Trùng roi xanh sống ở môi trường nước ngọt: ao, hồ, đầm ruộng… Chọn C Câu 9 Ngành Động vật nguyên sinh gồm các động vật đơn bào như trùng giày, trùng roi. Thủy tức, san hô, sán lá gan là động vật đa bào. Chọn C Câu 10 Cấu tạo thành cơ thể của Thuỷ tức gồm hai lớp tế bào, giữa hai lớp tế bào là tầng keo mỏng. Chọn D Câu 11 Biển nước ta rất giàu san hô: ở Vịnh Hạ Long, vùng biển Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa… San hô vừa có lợi vừa có hại. - Có lợi: + Là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức + Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp xây dựng + Tạo nên cảnh quan biển đẹp. + Là chỉ thị quan trọng của các tầng địa chất trong nghiên cứu địa chất. - Có hại: Cản trở giao thông đường biển Câu 12 Giun đất hô hấp qua da. Khi trời mưa đất ngập nước → giun không hô hấp được → chúng phải chui lên mặt đất để hô hấp Câu 13 Giun tròn thường kí sinh tại những nơi giàu chất dinh dưỡng như ruột non, ta tràng, … của người và động vật. Chúng gây tác hại: + Gây suy dinh dưỡng ở động vật + Tắc các đường ống tiêu hóa + Gây các bệnh về đường tiêu hóa, bệnh trên cơ thể như bệnh chân voi,… Để phòng trừ chúng ta cần + Ăn chín uống sôi + giữ vệ sinh sạch sẽ, an toàn thực phẩm + Đi dép, không tiếp xúc với các chất bẩn,.. + Tẩy giun định kì HocTot.XYZ
|