Đề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 7 - Đề số 3 có lời giải chi tiếtĐề kiểm tra giữa kì 1 Sinh 7 - Đề số 3 được biên soạn theo hình thức trắc nghiệm kết hợp tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp Đề bài TRẮC NGHIỆM Câu 1. Tập đoàn trùng roi là? A. Nhiều tế bào liên kết lại B. Một cơ thể thống nhất. C. Một tế bào. D. Nhiều tế bào sống độc lập. Câu 2. Thuỷ tức sinh sản bằng hình thức nào? A. Sinh sản vô tính đơn giản B. Sinh sản hữu tính. C. Sinh sản kiểu tái sinh. D. Sinh sản vô tính, hữu tính và tái sinh Câu 3. Cơ thể của sứa có dạng? A. Hình trụ B. Hình dù C. Hình cầu D. Hình que Câu 4. Căn cứ vào nơi kí sinh, cho biết loài giun nào nguy hiểm hơn? A. Giun đũa B. Giun kim C. Giun móc câu D. Giun chỉ Câu 5. Trẻ em hay mắc bệnh giun kim vì: A. Không ăn đủ chất. B. Không biết ăn rau xanh C. Có thói quen bỏ tay vào miệng D. Hay chơi đùa Câu 6. Động vật nguyên sinh nào có khả năng sống tự dưỡng và dị dưỡng? A. Trùng biến hình B. Trùng roi xanh C. Trùng giày D. Trùng sốt rét Câu 7. Loài sán nào sống kí sinh trong ruột người? A. Sán lá gan B. Sán lá máu C. Sán bã trầu D. Sán dây Câu 8. Bộ phận nào của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều? A. Hầu B. Cơ quan sinh dục C. Miệng D. Giác bám Câu 9. Hải quỳ miệng ở phía: A. Dưới B. Trên C. Sau D. Không có miệng Câu 10. Hình thức dinh dưỡng của trùng biến hình A. Tự dưỡng B. Dị dưỡng C. Tự dưỡng và dị dưỡng D. Cộng sinh TỰ LUẬN Câu 11. Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất Câu 12. Tại sao trẻ em hay mắc bệnh giun đũa? Cần làm gì để phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em? Câu 13. Trình bày cấu tạo, dinh dưỡng và vòng đời của trùng sốt rét, biện pháp phòng chống bệnh sốt rét Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Câu 1 Tập đoàn trùng roi là nhiều tế bào liên kết lại với nhau. Chọn A Câu 2 Thủy tức sinh sản hữu tính, vô tính và tái sinh. Chọn D Câu 3 Cơ thể của sứa có dạng hình dù. Chọn B Câu 4 Giun đũa, giun kim kí sinh ở ruột, giun móc câu kí sinh ở tá tràng, giun chỉ kí sinh ở mạch bạch huyết gây ra các bệnh tay voi, chân voi.. vậy giun chỉ nguy hiểm nhất. Chọn D Câu 5 Trẻ em hay mắc bệnh giun kim vì có thói quen bỏ tay vào miệng. Giun kim kí sinh ở ruột già, đêm tìm tới hậu môn đẻ trứng gây ngứa ngáy, trẻ em hay dùng tay để gãi sau đó vô tình đưa lên miệng. Chọn C Câu 6 Trùng roi xanh có khả năng sống tự dưỡng vì chúng có chất diệp lục. Chọn B Câu 7 Sán dây kí sinh ở trong ruột người. Sán lá gan kí sinh ở gan, sán lá máu kí sinh ở máu, sán bã trầu kí sinh ở ruột lợn. Chọn D Câu 8 Hầu của giun đũa phát triển giúp hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều. Chọn A Câu 9 Miệng của hải quỳ phía trên. Chọn B Câu 10 Trùng biến hình có hình thức dinh dưỡng là tự dưỡng, chúng dùng các chân giả để bắt mồi. Chọn B Câu 11 * Nói giun đất là bạn của nhà nông vì giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất, tiết chất nhầy làm mềm đất, phân giun đất có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí. *Để bảo vệ giun đất cần: - Bảo vệ môi trường đất - Hạn chế thuốc trừ sâu… Câu 12 *Vì: - Trẻ em có thói quen chơi dưới sàn nhà, ở những môi trường thiếu vệ sinh ngậm các đồ chơi bẩn - Khi bị ngứa hậu môn trẻ thường lấy tay gãi (hậu môn nơi có giun đũa) rồi bỏ tay vào miệng nên khép kín vòng đời giun đũa * Phòng chống bệnh giun đũa ở trẻ em. - Cho trẻ chơi ở những nơi sạch sẽ hoặc lau sàn trước khi cho trẻ chơi Câu 13 • Cấu tạo và dinh dưỡng của trùng sốt rét : - Không có cơ quan di chuyển, không có các không bào - Dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào, lấy chất dinh dưỡng từ hồng cầu. • Vòng đời : Trùng sốt rét chui vào hồng cầu ăn chất nguyên sinh ở hồng cầu phá vỡ hồng cầu lại tiếp tục chui vào hồng cầu khác. • Biện pháp : Giữ vệ sinh cá nhân, VS môi trường. Nhà cửa ngăn nắp, sạch sẽ. Diệt lăng quăng, diệt muỗi. Ngủ mùng kể cả ban ngày. HocTot.XYZ
|