Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 - Đề số 4 có lời giải chi tiết

Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 6 - Đề số 4 được biên soạn theo hình thức tự luận có lời giải chi tiết giúp các em ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho bài kiểm tra trên lớp

Đề bài

I. Trắc nghiệm

Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông”.

(Thạch Sanh, Ngữ văn 6, tập 1)

Câu 1: Nhận biết

Đoạn văn trên được biết theo phương thức biểu đạt nào?

A. Miêu tả

B. Tự sự

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 2: Nhận biết

Từ nào là từ Hán Việt?

A. lưỡi búa

B. gia tài

C. khôn lớn

D. gốc đa

Câu 3: Nhận biết

Từ “gia tài” có nghĩa là: của cải riêng của một người, một gia đình (gia: nhà, tài: của cải). Từ đã cho được giải nghĩa theo cách nào?

A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

B. Đưa ra từ đồng nghĩa, trái nghĩa với từ cần giải thích.

Câu 4: Nhận biết

Từ nào sau đây là từ láy?

A. thiên thần

B. thần thông

C. lủi thủi

D. Thạch Sanh.

Câu 5: Nhận biết

Có mấy từ ghép trong câu “thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở”

A. một từ

B. hai từ

C. ba từ

D. bốn từ

Câu 6: Thông hiểu

Mục đích sáng tác của truyện cổ tích là gì?

A. Thể hiện mơ ước về một lẽ công bằng.

B. Bóng gió khuyên nhủ, răn dạy bài học cuộc sống.

C. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí.

D. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán.

II. Tự luận

Kể về một người thân trong gia đình.

Lời giải chi tiết

Phần

Nội dung

I

1.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt

Cách giải:

Phương án đúng: B. Tự sự

2.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ Hán Việt

Cách giải:

Phương án đúng: B. gia tài.

3.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Nghĩa của từ

Cách giải:

Phương án đúng: A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị

4.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt

Cách giải:

Phương án đúng: C. lủi thủi

5.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài Từ và cấu tạo từ tiếng Việt

Cách giải:

Phương án đúng: C. ba từ

6.

Phương pháp: căn cứ nội dung bài truyện cổ tích

Cách giải:

Phương án đúng: A. Thể hiện mơ ước về một lẽ công bằng.

II

Phương pháp: căn cứ phương pháp làm bài văn tự sự, có sự kết hợp linh hoạt với các phương thức biểu đạt khác.

Cách giải:

Yêu cầu chung:

- HS biết vận dụng các thao tác làm văn tự sự để giải quyết yêu cầu của đề.

- Nội dung: Kể về một người trong gia đình của em

- Hình thức:

+ Bố cục ba phần : mở đầu, diễn biến, kết thúc; diễn đạt mạch lạc, chữ viết đủ nét, đúng chính tả, trình bày sạch đẹp.

+ Biết vận dụng kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm.

Yêu cầu cụ thể:

Dàn bài tham khảo:

1. Mở bài

- Có thể dẫn dắt bằng một đôi câu thơ hay bài hát liên quan đến mẹ: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào...”

- Mẹ là người sinh thành, dưỡng dục, nuôi ta khôn lớn thành người.

2. Thân bài

* Kể đôi nét về ngoại hình, vóc dáng của mẹ:

- Lớn tuổi: theo thời gian, tuổi mẹ ngày càng cao.

- Tóc đã điểm vài sợi bạc: tóc mẹ đã có lấm tấm vài sợi bạc vì phải chăm lo cho gia đình cùa mình.

- Đôi mắt: vẫn còn tinh anh, nhìn rõ.

- Nụ cười: ấm áp, hồn hậu.

- Đôi bàn tay: gầy gầy, xương xương vì phải buôn gánh bán bưng ngoài trời mưa gió với biết bao khô cực.

- Vóc người: cân đối.

- Trang phục: thường hay mặc những trang phục giản dị, phù hợp với hoàn cảnh.

* Kể về tính cách, hành động của mẹ:

- Đối với mọi người xung quanh: luôn quan tâm, giúp đỡ.

- Đối với gia đình: luôn yêu thương, quan tâm, chăm lo chu đáo.

- Đối với bản thân: nghiêm khắc và có trách nhiệm trong mọi việc.

*  Kể một kỉ niệm sâu sắc giữa em và mẹ.

- Trời mưa to, giỏ lớn; mẹ nhắc tôi không nên đi chơi.

- Tôi cãi lời mẹ, nghe theo lời rủ rê của bạn bè đê đi chơi đá banh với chúng bạn trong mưa to.

- Thế nhưng, sau cuộc chơi đó tôi bị bệnh sốt nặng.

-Mẹ nhìn tôi nằm trên giường bệnh với sự trìu mến.

- Không những không có lấy một lời la mắng, mẹ còn chạy đôn chạy đáo mua thuổc cho tôi trong đêm mưa to gió lớn với biết bao lo lắng cho tôi.

- Tôi cảm thấy thật hối hận và trách cứ bản thân.

- Tôi hứa với lòng sẽ không bao giờ cãi lời mẹ như vậy nữa.

- Kỉ niệm ấy luôn theo tôi đến tận bây giờ và gây trong tôi một nỗi niềm sâu sắc về mẹ của mình.

=>  Cảm nhận về Mẹ:

- Mẹ là người mà tôi luôn quý trọng và tôn thờ.

- Không gì có thể thay thế cho mẹ.

3. Kết bài

- Cuộc sống của tôi sẽ buồn chán và vô vị biết bao nếu thiếu vắng hình bóng của mẹ.

- Tôi hứa rằng sẽ luôn chăm lo học hành, ngoan ngoãn để trở thành con ngoan trò giỏi, không làm buồn lòng mẹ mình nữa.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close