Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 6 Đề bài 1. TRẮC NGHIỆM (6 điểm) Câu 1: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ? A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. B. Miền Nam đi trước về sau. C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác. Câu 2: Kiểu hoán dụ nào sau đây dược dùng trong câu tục ngữ: Dằm tháng năm chưa nằm đã sáng. Ngày tháng mười chưa cười đã tối. A. Lấy dấu hiệu của sự vật. B. Lấy bộ phận để gọi toàn thể. C. Lấy vật chứa đựng đế gọi vật bị chứa đựng. D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng. Câu 3: Thành phần nào được xem là thành phần chính của câu? A. Trạng ngữ B. Chủ ngữ C.Vị ngữ D.Chủ ngữ và vị ngữ Câu 4:Câu trần thuật đơn được tạo thành bởi: A. Một cụm C-V B. Hai cụm C- V C. Hai hoặc nhiều cụm C- V D. Tất cả đều sai. Câu 5: Câu trần thuật đơn có tác dụng gì? A. Dùng để hỏi B. Dùng để kể, tả, nêu ý kiến, nhận xét. C. Dùng để cầu khiến D. Dùng để bộc lộ cảm xúc. Câu 6: Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn? A. Hoa cúc nở vàng vào mùa thu. B. Chim én về theo mùa gặt. C. Tôi đi học, còn em bé đi nhà trẻ. D. Tre còn là nguồn vui duy nhất của tuổi thơ. Câu 7: Trong câu “Tre giúp người trăm nghìn công việc”, chủ ngữ của câu là từ loại nào? A.Danh từ B. Đại từ C. Tính từ D. Động từ Câu 8: Phó từ thường bổ nghĩa cho những từ loại nào? A. Động từ, danh từ. B. Động từ, tính từ. C. Tính từ, danh từ. D. Tất cả đều sai. Câu 9: Hãy đếm xem câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hóa: “Từ đó lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả” A. 5 danh từ. B. 7 danh từ. C. 6 danh từ D. 9 danh từ. Câu 10: Cho câu: “Rồi tre lớn lên, cứng cáp dẻo dai, vững chắc”. Vị ngữ của câu trên là: A. Lớn lên B. Cứng cáp, dẻo dai C. Dẻo dai, vững chắc D. Lớn lên, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc 2. TỰ LUẬN (4 điểm) Câu 1 (2 điểm): Nhân hóa là gì? Cho ví dụ minh họa. Có mấy kiểu nhân hóa? Câu 2 (2 điểm): Hãy viết đoạn văn miêu tả một đồ dùng học tập của em, trong đó có sử dụng phép nhân hóa. Lời giải chi tiết
2. TỰ LUẬN (4 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 2 điểm. Câu 1: - Khái niệm: Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. - Ví dụ:...Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. - Có ba kiểu nhóm nhân hóa thường gặp: + Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật. + Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ họat động, tính chất của vật. + Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Câu 2: Viết đoạn văn đảm bảo yêu cầu: - Nội dung: + Mở đoạn: Giới thiệu đồ dùng học tập mà mình miêu tả (có thể là cây bút, thước, com-pa, chiếc cặp). + Thân đoạn: Miêu tả hình dáng, kích thước, công dụng của đồ dùng học tập; suy nghĩ, tình cảm của em về đồ dùng ấy. + Kết đoạn: Ấn tượng chung về đồ dùng học tập. - Hình thức: + Sử dụng phương thức miêu tả kết hợp với biểu cảm. + Sử dụng biện pháp nhân hóa. + Kết cấu đoạn chặt chẽ, đầu cuối tương ứng. + Không mắc các lỗi dùng từ, đặt câu.
Nguồn: Sưu tầm HocTot.XYZ
|