Đề thi giữa kì 1 Hóa 10 Kết nối tri thức - Đề số 7

Nhóm A bao gồm các nguyên tố: A. Nguyên tố s. B. Nguyên tố p. C. Nguyên tố d và nguyên tố f. D. Nguyên tố s và nguyên tố p.

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Câu 1. Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

     A. Nguyên tố s.                                                            B. Nguyên tố p.

     C. Nguyên tố d và nguyên tố f.                                   D. Nguyên tố s và nguyên tố p.

Câu 2. Cho các nguyên tử : 3Li, 8O, 9F, 11Na. Dãy sắp xếp theo thứ tự bán kính nguyên tử của tăng dần từ trái sang phải của các nguyên tố trên là

     A. F, O, Li, Na.                 B. F, Na, O, Li.                  C. F, Li, O, Na.                 D. Li, Na, O, F.

Câu 3. Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:

     A. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA.                                      B. Na, chu kì 3, nhóm IA.

     C. Mg, chu kì 3, nhóm IIA.                                         D. F, chu kì 2, nhóm VIIA.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn.

     B. Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.

     C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tăng dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.

     D. Trong một chu kì ngắn, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.

Câu 5. Trong các mệnh đề sau:

     (1) Nhóm B gồm cả các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.

     (2) Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì và 8 nhóm.

     (3) Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.

     (4) Các nguyên tố nhóm d và f còn được gọi là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.

Số mệnh đề phát biểu đúng là:

     A. 3.                                   B. 2.                                   C. 1.      D. 4.

Câu 6. Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.

Có các phát biểu sau đây:

     (1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

     (2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

     (3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

     (4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

     (5) Hóa trị trong hợp chất với hidro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

     A. 1.                                   B. 2.                                   C. 3.              D. 4.

Câu 7. X và Y là hai nguyên tố cùng thuộc một phân nhóm chính thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tố bằng 58. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là

     A. 25, 33.                           B. 19, 3.9                           C. 20, 38.    D. 24, 34.

Câu 8. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là

     A. O.                                  B. S.                                   C. Mg.          D. P.

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X là

     A. 18.                                 B. 20.                                 C. 38. D. 40.

Câu 10. Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:

     A. X có số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

     B. X có số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

     C. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

     D. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có số thứ tự 16, chu kì 3, nhóm VIA.

II. Tự luận

Câu 1: Cấu hình electron của:

- Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1;

- Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4.

(a) Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron?

(b) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.

(c) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?

(d) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?

(e) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Câu 2: Trong tự nhiên, bromine có 2 đồng vị  \({}_{35}^{79}Br\) có hàm lượng 50,7% và \({}_{35}^{81}Br\)  có hàm lượng 49,3%. Tính nguyên tử khối trung bình của bromine.

Đáp án

Đáp án trắc nghiệm

1D

2A

3B

4D

5C

6C

7A

8C

9B

10B

 

Câu 1. Nhóm A bao gồm các nguyên tố:

     A. Nguyên tố s.                                                            B. Nguyên tố p.

     C. Nguyên tố d và nguyên tố f.                                   D. Nguyên tố s và nguyên tố p.

Phương pháp giải

Nhóm A bao gồm các nguyên tố s và nguyên tố p

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 2. Cho các nguyên tử : 3Li, 8O, 9F, 11Na. Dãy sắp xếp theo thứ tự bán kính nguyên tử của tăng dần từ trái sang phải của các nguyên tố trên là

     A. F, O, Li, Na.                 B. F, Na, O, Li.                  C. F, Li, O, Na.                 D. Li, Na, O, F.

Phương pháp giải

Dựa vào nguyên tắc sắp xếp thứ tự các nguyên tử theo bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 3. Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:

     A. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA.                                      B. Na, chu kì 3, nhóm IA.

     C. Mg, chu kì 3, nhóm IIA.                                         D. F, chu kì 2, nhóm VIIA.

Phương pháp giải

(1) P + E + N = 34

(2) P + E = 10 + N

=> P + E = 22 => P = E = 11 (Na)

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?

     A. Trong một chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố biến thiên tuần hoàn.

     B. Trong một chu kì, số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.

     C. Trong một chu kì, do số proton trong hạt nhân nguyên tử các nguyên tố tăng dần nên khối lượng nguyên tử tăng dần.

     D. Trong một chu kì ngắn, số electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố tăng dần.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 5. Trong các mệnh đề sau:

     (1) Nhóm B gồm cả các nguyên tố thuộc chu kì nhỏ và chu kì lớn.

     (2) Bảng tuần hoàn gồm 4 chu kì và 8 nhóm.

     (3) Nhóm A chỉ gồm các nguyên tố thuộc chu kì lớn.

     (4) Các nguyên tố nhóm d và f còn được gọi là các nguyên tố kim loại chuyển tiếp.

Số mệnh đề phát biểu đúng là:

     A. 3.                                   B. 2.                                   C. 1.                                    D. 4.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết

Đáp án C ( mệnh đề 4 đúng)

Câu 6. Ba nguyên tố R, Q, T là các nguyên tố thuộc nhóm A và lần lượt đứng liên tiếp cạnh nhau trong cùng một chu kì.

Có các phát biểu sau đây:

     (1) Điện tích hạt nhân tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

     (2) Bán kính nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

     (3) Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

     (4) Khối lượng nguyên tử tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

     (5) Hóa trị trong hợp chất với hidro tăng dần theo thứ tự: R < Q < T.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

     A. 1.                                   B. 2.                                   C. 3.              D. 4.

Phương pháp giải

Vì R, Q, T  là nguyên tố nhóm A liên tiếp nhau trong một chu kì nên

(1) đúng

(2) sai

(3) đúng

(4) đúng

(5) sai

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 7. X và Y là hai nguyên tố cùng thuộc một phân nhóm chính thuộc hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số proton trong hạt nhân của hai nguyên tố bằng 58. Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là

     A. 25, 33.                           B. 19, 39                            C. 20, 38.                           D. 24, 34.

Phương pháp giải

(1) PX + PY = 58

(2) PY – PX = 8  hoặc PY – PX = 1

Lời giải chi tiết

PX = 25; PY = 33

Đáp án A

Câu 8. X và Y là hai nguyên tố thuộc hai nhóm A kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn, ở trạng thái đơn chất X và Y phản ứng được với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. Biết rằng X đứng sau Y trong bảng tuần hoàn. X là

     A. O.                                  B. S.                                   C. Mg.                                D. P.

Phương pháp giải

Phương pháp giải

(1) PX + PY = 23

(2) PY – PX = 1 

Lời giải chi tiết

PX = 11; PY = 12 (Mg)

Đáp án C

 

Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố X khi mất 2 electron lớp ngoài cùng thì tạo thành ion X2+ có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3p6. Số hiệu nguyên tử X là

     A. 18.                                 B. 20.                                 C. 38.                                 D. 40.

Phương pháp giải

Để xác định số hiệu nguyên tử X cần trả lại 2 electron

Lời giải chi tiết

Cấu hình electron X: 1s22s22p63s23p64s2

Đáp án B

Câu 10. Cation X+ và anion Y2- đều có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p6. Vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn là:

     A. X có số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

     B. X có số thứ tự 19, chu kì 4, nhóm IA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

     C. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có số thứ tự 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

     D. X có số thứ tự 18, chu kì 3, nhóm VIIIA; Y có số thứ tự 16, chu kì 3, nhóm VIA.

Lời giải chi tiết

X: 1s22s22p63s23p64s1

Y: 1s22s22p63s23p5

Đáp án B                                

II. Tự luận

Câu 1: Cấu hình electron của:

- Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p64s1;

- Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p4.

(a) Mỗi nguyên tử X và Y chứa bao nhiêu electron?

(b) Hãy cho biết số hiệu nguyên tử của X và Y.

(c) Lớp electron nào trong nguyên tử X và Y có mức năng lượng cao nhất?

(d) Mỗi nguyên tử X và Y có bao nhiêu lớp electron, bao nhiêu phân lớp electron?

(e) X và Y là nguyên tố kim loại, phi kim hay khí hiếm?

Lời giải chi tiết

(a)  nguyên tử X có chứa: 19 electron; nguyên tử Y có chứa: 16 electron

(b) ZX = 19; ZY = 16

(c) X: lớp thứ 3 có mức năng lượng cao nhất; Y: lớp thứ 3 có mức năng lượng cao nhất

(d) X: có 4 lớp electron, có 2 phân lớp s, p

Y: có 3 lớp electron, có 2 phân lớp s, p

(e) X là kim loại vì có 1 elctron lớp ngoài cùng; Y là phi kim vì có 6 electron lớp ngoài cùng.

Câu 2: Trong tự nhiên, bromine có 2 đồng vị  \({}_{35}^{79}Br\) có hàm lượng 50,7% và  \({}_{35}^{81}Br\) có hàm lượng 49,3%. Tính nguyên tử khối trung bình của bromine.

Lời giải chi tiết

\(\bar M = \frac{{79.50,7\%  + 81.49,3\% }}{{100\% }} = 79,986\)

                       

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close