Đề thi học kì 1 KHTN 7 Chân trời sáng tạo - Đề số 17

Cụm từ thích hợp điều vào ô trống ở hình bên là:

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cụm từ thích hợp điều vào ô trống ở hình bên là:

 

  • A

    Neutron

  • B

    Hạt nhân        

  • C

    Proton

  • D

    Lớp vỏ

Câu 2 :

Nguyên tử được biểu diễn ở hình bên dưới có bao nhiêu electron?

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    10

Câu 3 :

Một nguyên tử có 29 proton, 36 neutron và 29 electron. Số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử có giá trị:

  • A

    Số hiệu nguyên tử = 16, khối lượng nguyên tử = 36

  • B

    Số hiệu nguyên tử = 29, khối lượng nguyên tử = 36

  • C

    Số hiệu nguyên tử = 29, khối lượng nguyên tử = 65

  • D

    Số hiệu nguyên tử = 36, khối lượng nguyên tử = 65

Câu 4 :

Dãy nguyên tố nào cùng trong một chu kì?

  • A

    K, Na, Mg, Cl

  • B

    Li, N, O, F, C

  • C

    O, Ar, Ne, F

  • D

    O, F, Na, Br

Câu 5 :

Các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có đặc điểm gì chung?

  • A

    Số electron hoá trị bằng nhau.

  • B

    Số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.

  • C

    Có tính chất hoá học giống nhau

  • D

    Tất cả đúng.

Câu 6 :

Số nguyên tố thuộc chu kì 2, 4, 6 lần lượt là

  • A

    8, 18, 32.

  • B

    2, 8, 18.

  • C

    8, 18, 18.                 

  • D

    8, 10, 18.

Câu 7 :

Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất?

  • A

    Hình dạng của phân tử.

  • B

    Kích thước của phân tử.

  • C

    Số lượng nguyên tử trong phân tử.

  • D

    Nguyên tử cùng loại hay khác loại.

Câu 8 :

Các chất là hợp chất gồm:

  • A

    NO2; Al2O3; N2                                        

  • B

    HgSO4, Cl2, ZnO

  • C

    CaO, MgO, H2SO4                                

  • D

    H2O, Ag, NO

Câu 9 :

Cho nguyên tố H có nguyên tử khối là 1, Al là 27. Nguyên tử nào nặng hơn?

  • A

    Al nặng hơn H

  • B

    Al nhẹ hơn H

  • C

    H bằng Al      

  • D

    Không so sánh được

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Hợp chất chứa nguyên tố hydrogen và nguyên tố carbon là hợp chất cộng hóa trị.

  • B

    Hợp chất có chứa nguyên tố sodium là hợp chất có liên kết ion.

  • C

    Không có hợp chất chứa cả 2 loại liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

  • D

    Không có hợp chất ion ở thể khí.

Câu 11 :

Thành phần %  khối lượng của nguyên tố sulfur trong hợp chất Al2(SO4)3

  • A

    28,07%

  • B

    32%

  • C

    9,35%

  • D

    12,54%

Câu 12 :

Hợp chất X được tạo thành từ nguyên tố A có hóa trị IV và nguyên tố oxygen. Biết X có khối lượng phân tử bằng 46amu. Công thức hóa học của hợp chất X là

  • A

    SO2

  • B

    NO2

  • C

    P2O5

  • D

    CO2.

Câu 13 :

Hợp chất Y có thành phần gồm hai nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3:8; khối lượng phân tử của Y là 44amu. Hợp chất Y chứa liên kết hóa học nào?

  • A

    Liên kết ion

  • B

    Liên kết cộng hóa trị

  • C

    Liên kết kim loại

  • D

    Liên kết hydrogen

Câu 14 :

Cho các chất sau: CO2, O2, KMnO4, Fe, O3, KNO3, BaCl2, H2, Mg, NaOH. Số đơn chất là

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Câu 15 :

Trong hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?

  • A

  • B

  • C

  • D

Câu 16 :

Phải đặt vật AB như thế nào để ảnh A’B’ cùng phương, cùng chiều với vật?

  • A

    Đặt vật trước gương và song song với mặt gương.

  • B

    Đặt vật sau gương và song song với mặt phẳng gương

  • C

    Đặt vật trước gương và vuông góc với mặt phẳng gương

  • D

    Đặt vật sau gương và vuông góc với mặt phẳng gương

Câu 17 :

Âm thanh không thể truyền trong

  • A

    chất lỏng.

  • B

    chất rắn.

  • C

    chất khí.

  • D

    chân không.

Câu 18 :

Đơn vị nào là của tốc độ?

  • A

    km/h.

  • B

    m.s.

  • C

    km.h.

  • D

    s/m.

Câu 19 :

Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì

  • A

    gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn

  • B

    gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn

  • C

    gõ mạnh là thành trống dao động mạnh hơn

  • D

    gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn

Câu 20 :

Quan sát đồ thị quãng đường- thời gian ở hình dưới đây và mô tả chuyển động của vật?

  • A

    Vật chuyển động có tốc độ không đổi.

  • B

    Vật đứng yên

  • C

    Vật đang đứng yên, sau đó chuyển động rồi lại đứng yên

  • D

    Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi tiếp tục chuyển động

Câu 21 :

Có 4 vật A, B, C, D chuyển động với tốc độ lần lượt là 1m/s ; 2m/s ; 3m/s ; 4m/s. Vật chuyển động nhanh nhất là:

  • A

    Vật A

  • B

    Vật B

  • C

    Vật C

  • D

    Vật D

Câu 22 :

Đơn vị đo tần số là:

  • A

    milimet

  • B

    đêximet

  • C

    hec

  • D

    đêxiben

Câu 23 :

Bạn Nam dùng búa gõ nhẹ vào âm thoa 4 lần và thấy biên độ dao động của âm thoa lần lượt là: 0,1 mm; 0,13 mm; 0,15 mm; 0,17 mm. Khi đó, độ to của âm phát ra lớn nhất ở lần:

  • A

    Lần 1

  • B

    Lần 2

  • C

    Lần 3

  • D

    Lần 4

Câu 24 :

Cho các vật sau. Vật phản xạ âm kém nhất là:

  • A

    Tấm đệm bông

  • B

    Tấm gỗ phẳng

  • C

    Tấm kính phẳng

  • D

    Tấm nhựa phẳng

Câu 25 :

Âm thanh không truyền được qua môi trường:

  • A

    Nước

  • B

    Không khí

  • C

    Thép

  • D

    Chân không

Câu 26 :

Cho hình vẽ bên. Tia phản xạ là tia:

  • A

    Tia SI

  • B

    Tia RI

  • C

    Tia IR

  • D

    Tia NI

Câu 27 :

Ảnh của vật qua gương phẳng có độ lớn bằng:

  • A

    bằng vật

  • B

    nhỏ hơn vật

  • C

    lớn hơn vật

  • D

    không xác định được

Câu 28 :

Cực từ Bắc và cực từ Nam của thanh Nam Châm được kí hiệu lần lượt là:

  • A

    N và S

  • B

    S và N

  • C

    SN và NS

  • D

    NS và SN

II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Câu 1 :

Cụm từ thích hợp điều vào ô trống ở hình bên là:

 

  • A

    Neutron

  • B

    Hạt nhân        

  • C

    Proton

  • D

    Lớp vỏ

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần cấu tạo nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Cụm từ còn thiết là Hạt nhân vì hạt nhân chứa 2 loai hạt: proton và neutron.

Đáp án B

Câu 2 :

Nguyên tử được biểu diễn ở hình bên dưới có bao nhiêu electron?

  • A

    2

  • B

    4

  • C

    6

  • D

    10

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tố hóa học.

Lời giải chi tiết :

Trên hình có 6 electron

Đáp án C

Câu 3 :

Một nguyên tử có 29 proton, 36 neutron và 29 electron. Số hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử có giá trị:

  • A

    Số hiệu nguyên tử = 16, khối lượng nguyên tử = 36

  • B

    Số hiệu nguyên tử = 29, khối lượng nguyên tử = 36

  • C

    Số hiệu nguyên tử = 29, khối lượng nguyên tử = 65

  • D

    Số hiệu nguyên tử = 36, khối lượng nguyên tử = 65

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khối lượng nguyên tử = số proton + số neutron

Số hiệu nguyên tử = số electron.

Lời giải chi tiết :

Vì nguyên tử có 29 electron nên số hiệu nguyên tử = 29

Khối lượng nguyên tử = số proton + số neutron = 29 + 36 = 65.

Đáp án C

Câu 4 :

Dãy nguyên tố nào cùng trong một chu kì?

  • A

    K, Na, Mg, Cl

  • B

    Li, N, O, F, C

  • C

    O, Ar, Ne, F

  • D

    O, F, Na, Br

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Li, N, O, F, C thuộc cùng một chu kì 2.

Đáp án B

Câu 5 :

Các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có đặc điểm gì chung?

  • A

    Số electron hoá trị bằng nhau.

  • B

    Số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.

  • C

    Có tính chất hoá học giống nhau

  • D

    Tất cả đúng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học.

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có đặc điểm: số electron hóa trị bằng nhau, số electron lớp ngoài cùng bằng nhau và có tính chất hóa học giống nhau.

Đáp án D

Câu 6 :

Số nguyên tố thuộc chu kì 2, 4, 6 lần lượt là

  • A

    8, 18, 32.

  • B

    2, 8, 18.

  • C

    8, 18, 18.                 

  • D

    8, 10, 18.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào sơ lược về bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết :

Số nguyên tố thuộc chu kì 2, 4, 6 lần lượt là 8, 18, 18.

Đáp án C

Câu 7 :

Dựa vào dấu hiệu nào sau đây để phân biệt phân tử đơn chất với phân tử hợp chất?

  • A

    Hình dạng của phân tử.

  • B

    Kích thước của phân tử.

  • C

    Số lượng nguyên tử trong phân tử.

  • D

    Nguyên tử cùng loại hay khác loại.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về đơn chất và hợp chất.

Lời giải chi tiết :

Dựa vào dấu hiệu là nguyên tử cùng loại thuộc phân tử đơn chất; nguyên tử khác loại thuộc phân tử hợp chất.

Đáp án D

Câu 8 :

Các chất là hợp chất gồm:

  • A

    NO2; Al2O3; N2                                        

  • B

    HgSO4, Cl2, ZnO

  • C

    CaO, MgO, H2SO4                                

  • D

    H2O, Ag, NO

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vầo khái niệm hợp chất.

Lời giải chi tiết :

A loại do N2 là đơn chất

B loại do Cl2 là đơn chất

D loại do Ag là đơn chất

Đáp án C

Câu 9 :

Cho nguyên tố H có nguyên tử khối là 1, Al là 27. Nguyên tử nào nặng hơn?

  • A

    Al nặng hơn H

  • B

    Al nhẹ hơn H

  • C

    H bằng Al      

  • D

    Không so sánh được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tử khối để so sánh.

Lời giải chi tiết :

Al nặng hơn H vì nguyên tử khối nặng hơn H.

Đáp án A

Câu 10 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Hợp chất chứa nguyên tố hydrogen và nguyên tố carbon là hợp chất cộng hóa trị.

  • B

    Hợp chất có chứa nguyên tố sodium là hợp chất có liên kết ion.

  • C

    Không có hợp chất chứa cả 2 loại liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

  • D

    Không có hợp chất ion ở thể khí.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm hợp chất.

Lời giải chi tiết :

C sai, do hợp chất có thể chứa nhiều liên kết hóa học.

Đáp án C

Câu 11 :

Thành phần %  khối lượng của nguyên tố sulfur trong hợp chất Al2(SO4)3

  • A

    28,07%

  • B

    32%

  • C

    9,35%

  • D

    12,54%

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần nguyên tố trong hợp chất.

Lời giải chi tiết :

%S = \(\frac{{32.3}}{{27.2 + 96.3}}.100\%  = 28,07\% \)

Đáp án A

Câu 12 :

Hợp chất X được tạo thành từ nguyên tố A có hóa trị IV và nguyên tố oxygen. Biết X có khối lượng phân tử bằng 46amu. Công thức hóa học của hợp chất X là

  • A

    SO2

  • B

    NO2

  • C

    P2O5

  • D

    CO2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Áp dụng quy tắc hóa trị công thức hợp chất X là: AO2.

M AO2 = 46 = MA + 2.16 → MA = 14 amu

Công thức hóa học là NO2.

Đáp án B

Câu 13 :

Hợp chất Y có thành phần gồm hai nguyên tố C và O. Tỉ lệ khối lượng của C và O là 3:8; khối lượng phân tử của Y là 44amu. Hợp chất Y chứa liên kết hóa học nào?

  • A

    Liên kết ion

  • B

    Liên kết cộng hóa trị

  • C

    Liên kết kim loại

  • D

    Liên kết hydrogen

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào liên kết hóa học.

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ khối lượng C và O là 3:8 và khối lượng phân tử của Y là 44amu nên công thức hóa học chất Y là CO2.

Hợp chất Y chứa liên kết cộng hóa trị.

Đáp án B

Câu 14 :

Cho các chất sau: CO2, O2, KMnO4, Fe, O3, KNO3, BaCl2, H2, Mg, NaOH. Số đơn chất là

  • A

    4

  • B

    5

  • C

    6

  • D

    7

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm đơn chất.

Lời giải chi tiết :

O2, Fe, O3, H2, Mg là các đơn chất

Đáp án B

Câu 15 :

Trong hình vẽ sau, tia phản xạ IR ở hình vẽ nào đúng?

  • A

  • B

  • C

  • D

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tia phản xạ nằm trên mặt phẳng tới, góc phản xạ bằng góc tới

Lời giải chi tiết :

Hình B thỏa mãn điều kiện Tia phản xạ nằm trên mặt phẳng tới, góc phản xạ bằng góc tới

Đáp án: B

Câu 16 :

Phải đặt vật AB như thế nào để ảnh A’B’ cùng phương, cùng chiều với vật?

  • A

    Đặt vật trước gương và song song với mặt gương.

  • B

    Đặt vật sau gương và song song với mặt phẳng gương

  • C

    Đặt vật trước gương và vuông góc với mặt phẳng gương

  • D

    Đặt vật sau gương và vuông góc với mặt phẳng gương

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xét tính chất ảnh qua gương phẳng. Ảnh của vật qua gương phẳng cùng phương, cùng chiều với vật khi vật được đặt vuông góc với mặt phẳng gương.

Lời giải chi tiết :

Nếu đặt vật vuông góc với gương, các tia phản xạ tạo ra ảnh sẽ có cùng phương và chiều với vật.

Đáp án: C

Câu 17 :

Âm thanh không thể truyền trong

  • A

    chất lỏng.

  • B

    chất rắn.

  • C

    chất khí.

  • D

    chân không.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Âm thanh cần môi trường vật chất (rắn, lỏng, khí) để truyền đi.

Lời giải chi tiết :

Âm thanh không thể truyền qua chân không vì không có phân tử nào để dao động và truyền sóng âm.

Đáp án: D

Câu 18 :

Đơn vị nào là của tốc độ?

  • A

    km/h.

  • B

    m.s.

  • C

    km.h.

  • D

    s/m.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định đơn vị phù hợp của tốc độ. Tốc độ đo bằng quãng đường chia cho thời gian.

Lời giải chi tiết :

Trong các đơn vị, chỉ có "km/h" là đơn vị đúng vì nó biểu diễn quãng đường (km) trên thời gian (h).

Đáp án: A

Câu 19 :

Ta nghe tiếng trống to hơn khi gõ mạnh vào mặt trống và nhỏ hơn khi gõ nhẹ là vì

  • A

    gõ mạnh làm tần số dao động của mặt trống lớn hơn

  • B

    gõ mạnh làm biên độ dao động của mặt trống lớn hơn

  • C

    gõ mạnh là thành trống dao động mạnh hơn

  • D

    gõ mạnh làm dùi trống dao động mạnh hơn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động. Biên độ càng lớn, âm càng to.

Lời giải chi tiết :

Khi gõ mạnh, biên độ dao động của mặt trống tăng lên, làm âm phát ra lớn hơn.

Đáp án: B

Câu 20 :

Quan sát đồ thị quãng đường- thời gian ở hình dưới đây và mô tả chuyển động của vật?

  • A

    Vật chuyển động có tốc độ không đổi.

  • B

    Vật đứng yên

  • C

    Vật đang đứng yên, sau đó chuyển động rồi lại đứng yên

  • D

    Vật đang chuyển động, sau đó dừng lại rồi tiếp tục chuyển động

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Quan sát đồ thị quãng đường - thời gian để xác định trạng thái chuyển động.

Lời giải chi tiết :

Nếu đồ thị là một đường thẳng nằm ngang, vật đứng yên. Nếu đồ thị có đoạn dốc, vật đang chuyển động.

Đáp án: B

Câu 21 :

Có 4 vật A, B, C, D chuyển động với tốc độ lần lượt là 1m/s ; 2m/s ; 3m/s ; 4m/s. Vật chuyển động nhanh nhất là:

  • A

    Vật A

  • B

    Vật B

  • C

    Vật C

  • D

    Vật D

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vật chuyển động nhanh nhất có tốc độ lớn nhất.

Lời giải chi tiết :

Trong các vật, vật D có tốc độ lớn nhất là 4 m/s.

Đáp án: D

Câu 22 :

Đơn vị đo tần số là:

  • A

    milimet

  • B

    đêximet

  • C

    hec

  • D

    đêxiben

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tần số đo bằng số dao động trong một giây, đơn vị là Hertz (Hz).

Lời giải chi tiết :

Đơn vị đo tần số là Hz.

Đáp án: C

Câu 23 :

Bạn Nam dùng búa gõ nhẹ vào âm thoa 4 lần và thấy biên độ dao động của âm thoa lần lượt là: 0,1 mm; 0,13 mm; 0,15 mm; 0,17 mm. Khi đó, độ to của âm phát ra lớn nhất ở lần:

  • A

    Lần 1

  • B

    Lần 2

  • C

    Lần 3

  • D

    Lần 4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Độ to của âm tỉ lệ với biên độ dao động.

Lời giải chi tiết :

Biên độ dao động lớn nhất là 0,17 mm ở lần thứ 4. Âm phát ra lớn nhất ở lần này.

Đáp án: D

Câu 24 :

Cho các vật sau. Vật phản xạ âm kém nhất là:

  • A

    Tấm đệm bông

  • B

    Tấm gỗ phẳng

  • C

    Tấm kính phẳng

  • D

    Tấm nhựa phẳng

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vật phản xạ âm kém nhất thường là vật liệu xốp, mềm, không có bề mặt phẳng.

Lời giải chi tiết :

Tấm đệm bông hấp thụ âm tốt nhất, phản xạ âm kém nhất.

Đáp án: A

Câu 25 :

Âm thanh không truyền được qua môi trường:

  • A

    Nước

  • B

    Không khí

  • C

    Thép

  • D

    Chân không

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Âm thanh cần môi trường vật chất để truyền đi, không truyền được qua chân không.

Lời giải chi tiết :

Chân không không có phân tử để truyền sóng âm.

Đáp án: D

Câu 26 :

Cho hình vẽ bên. Tia phản xạ là tia:

  • A

    Tia SI

  • B

    Tia RI

  • C

    Tia IR

  • D

    Tia NI

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa trên hình vẽ, xác định tia phản xạ là tia ra khỏi mặt phẳng gương sau khi ánh sáng chiếu tới.

Lời giải chi tiết :

Tia phản xạ là tia IR.

Đáp án: C

Câu 27 :

Ảnh của vật qua gương phẳng có độ lớn bằng:

  • A

    bằng vật

  • B

    nhỏ hơn vật

  • C

    lớn hơn vật

  • D

    không xác định được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Ảnh qua gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

Lời giải chi tiết :

Ảnh qua gương phẳng có độ lớn bằng vật.

Đáp án: A

Câu 28 :

Cực từ Bắc và cực từ Nam của thanh Nam Châm được kí hiệu lần lượt là:

  • A

    N và S

  • B

    S và N

  • C

    SN và NS

  • D

    NS và SN

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Kí hiệu cực từ của nam châm là N (cực Bắc) và S (cực Nam).

Lời giải chi tiết :

Kí hiệu cực từ của nam châm là N (cực Bắc) và S (cực Nam).

Đáp án: A

II. Tự luận
Phương pháp giải :

Dựa vào công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

a. Gọi công thức hóa học của hợp chất giữa S (VI) và O (II) là SaOb

Áp dụng quy tắc hóa trị: a. VI = b. II → \(\frac{a}{b} = \frac{{II}}{{IV}} = \frac{1}{3} \to a = 1;b = 3\)

Công thức hóa học sulfur trioxide là SO3.

%S = \(\frac{{32}}{{32 + 16.3}}.100\%  = 40\% \)

%O = 100% - 40% = 60%

b. Gọi công thức hóa học của iron (III) sulfate là FexSyOz.

Ta có: %Fe = \(\frac{{56.x}}{{400}}.100\%  = 28\%  \to x = 2\)

%S = \(\frac{{32.y}}{{400}}.100\%  = 24\%  \to y = 3\)

%O = \(\frac{{16.z}}{{400}}.100\%  = 48\%  \to z = 12\)

Vậy công thức hóa học của iron (III) sulfate là Fe2S3O12 hay Fe2(SO4)3

 

Phương pháp giải :

Vận dụng công thức tính tốc độ: \(v = \frac{s}{t}\)

Lời giải chi tiết :

a) Thời gian ô tô đi từ Nam Định đến Hà Nội: \(9 - 7 = 2h\)

b)

- Quãng đường \(s = 90\,{\rm{km}}\).

- Thời gian \(t = 2h\).

- Tốc độ \(v = \frac{s}{t} = \frac{{90}}{2} = 45\,{\rm{km/h}}\)

close