Đề thi học kì 1 Toán 8 Cánh diều - Đề số 8

Phần trắc nghiệm (3 điểm) Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 :

Biểu thức nào sau đây là đơn thức nhiều biến?

  • A

    \(x - y + xy\).

  • B

    \(12{x^2}y\).

  • C

    \(x\left( {y + 1} \right)\).

  • D

    \(2x - 1\).

Câu 2 :

Biểu thức \({\left( {x + y} \right)^2}\) bằng biểu thức nào sau đây?

  • A

    \({x^2} - 2xy + {y^2}\).

  • B

    \({x^2} + {y^2}\).

  • C

    \({x^2} - {y^2}\).

  • D

    \({x^2} + 2xy + {y^2}\).

Câu 3 :

Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là:

  • A

    \(\frac{{3x}}{{7y}} = \frac{{6x}}{{14y}}\).

  • B

    \(\frac{2}{{3y}} = \frac{1}{x}\).

  • C

    \(\frac{{3x}}{{5y}} = \frac{2}{3}\).

  • D

    \(\frac{6}{{4y}} = \frac{{4y}}{6}\).

Câu 4 :

Kết quả rút gọn phân thức \(\frac{{5x\left( {x + 3} \right)}}{{10\left( {x + 3} \right)}}\) là:

  • A

    \(2x\).

  • B

    \(\frac{x}{2}\).

  • C

    \(\frac{2}{x}\).

  • D

    \(\frac{1}{2}\).

Câu 5 :

Mẫu thức chung của hai phân thức \(\frac{{x - 2}}{{x\left( {x + 2} \right)}}\) và \(\frac{2}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}\) là

  • A

    \(x{\left( {x - 2} \right)^2}\).

  • B

    \(x{\left( {x + 2} \right)^2}\).

  • C

    \(x\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)\).

  • D

    \(x + 2\).

Câu 6 :

Tổng của hai phân thức \(\frac{x}{{x + 5}}\) và \(\frac{3}{{x + 5}}\) bằng phân thức nào sau đây?

  • A

    \(\frac{{x + 3}}{{x + 5}}\).

  • B

    \(\frac{{x - 3}}{{x + 5}}\).

  • C

    \(\frac{{3x}}{{x + 5}}\).

  • D

    \(\frac{{x + 3}}{{2x + 10}}\).

Câu 7 :

Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất?

  • A

    \(y = 0x + 3\).

  • B

    \(y = 2x\).

  • C

    \(y = 3{x^2} + 2\).

  • D

    \(y = 0\).

Câu 8 :

Cho mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) như hình vẽ.

Tọa độ điểm nào sau đây là sai?

  • A

    \(D\left( {1;2} \right)\).

  • B

    \(E\left( { - 2;1} \right)\).

  • C

    \(F\left( {0; - 3} \right)\).

  • D

    \(G\left( { - 3;0} \right)\).

Câu 9 :

Khẳng định nào sau đây sai?

  • A

    Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình vuông.

  • B

    Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang.

  • C

    Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

  • D

    Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.

Câu 10 :

Cho hình vẽ bên, tứ giác AEDF là hình gì?

  • A

    Hình vuông.

  • B

    Hình chữ nhật.

  • C

    Hình thoi.

  • D

    Hình bình hành.

Câu 11 :

Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào có thể gấp theo nét đứt để được hình chóp tứ giác đều:

  • A

    Hình b và c.

  • B

    Hình c.

  • C

    Hình a và c.

  • D

    Hình b.

Câu 12 :

Hình nào sau đây không là hình bình hành?

  • A

    Hình a.

  • B

    Hình b.

  • C

    Hình c.

  • D

    Hình d.

II. Tự luận

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Chọn câu trả lời đúng trong mỗi câu sau:
Câu 1 :

Biểu thức nào sau đây là đơn thức nhiều biến?

  • A

    \(x - y + xy\).

  • B

    \(12{x^2}y\).

  • C

    \(x\left( {y + 1} \right)\).

  • D

    \(2x - 1\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đơn thức là biểu thức đại số chỉ gồm một số hoặc một biến, hoặc có dạng tích của những số và biến.

Lời giải chi tiết :

Đơn thức nhiều biến là \(12{x^2}y\).

Đáp án B

Câu 2 :

Biểu thức \({\left( {x + y} \right)^2}\) bằng biểu thức nào sau đây?

  • A

    \({x^2} - 2xy + {y^2}\).

  • B

    \({x^2} + {y^2}\).

  • C

    \({x^2} - {y^2}\).

  • D

    \({x^2} + 2xy + {y^2}\).

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng: \({\left( {A + B} \right)^2} = {A^2} + 2AB + {B^2}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có: \({\left( {x + y} \right)^2} = {x^2} + 2xy + {y^2}\).

Đáp án D

Câu 3 :

Trong các khẳng định sau, khẳng định đúng là:

  • A

    \(\frac{{3x}}{{7y}} = \frac{{6x}}{{14y}}\).

  • B

    \(\frac{2}{{3y}} = \frac{1}{x}\).

  • C

    \(\frac{{3x}}{{5y}} = \frac{2}{3}\).

  • D

    \(\frac{6}{{4y}} = \frac{{4y}}{6}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng kiến thức về hai phân thức bằng nhau:

Hai phân thức \(\frac{A}{B}\) và \(\frac{C}{D}\) bằng nhau nếu A.D = B.C

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(3x.14y = 42xy = 6x.7y\) nên \(\frac{{3x}}{{7y}} = \frac{{6x}}{{14y}}\).

Đáp án A

Câu 4 :

Kết quả rút gọn phân thức \(\frac{{5x\left( {x + 3} \right)}}{{10\left( {x + 3} \right)}}\) là:

  • A

    \(2x\).

  • B

    \(\frac{x}{2}\).

  • C

    \(\frac{2}{x}\).

  • D

    \(\frac{1}{2}\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng tính chất của phân thức để rút gọn: \(\frac{{A.M}}{{B.M}} = \frac{A}{B}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

\(\frac{{5x\left( {x + 3} \right)}}{{10\left( {x + 3} \right)}} = \frac{x}{2}\)

Đáp án B

Câu 5 :

Mẫu thức chung của hai phân thức \(\frac{{x - 2}}{{x\left( {x + 2} \right)}}\) và \(\frac{2}{{\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)}}\) là

  • A

    \(x{\left( {x - 2} \right)^2}\).

  • B

    \(x{\left( {x + 2} \right)^2}\).

  • C

    \(x\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)\).

  • D

    \(x + 2\).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phân tích các mẫu thức thành nhân tử rồi tìm mẫu thức chung

Lời giải chi tiết :

Mẫu thức chung của hai phân thức là: \(x\left( {x - 2} \right)\left( {x + 2} \right)\).

Đáp án C

Câu 6 :

Tổng của hai phân thức \(\frac{x}{{x + 5}}\) và \(\frac{3}{{x + 5}}\) bằng phân thức nào sau đây?

  • A

    \(\frac{{x + 3}}{{x + 5}}\).

  • B

    \(\frac{{x - 3}}{{x + 5}}\).

  • C

    \(\frac{{3x}}{{x + 5}}\).

  • D

    \(\frac{{x + 3}}{{2x + 10}}\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng quy tắc cộng hai phân thức cùng mẫu: ta giữ nguyên mẫu thức và cộng các tử thức với nhau.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(\frac{x}{{x + 5}} + \frac{3}{{x + 5}} = \frac{{x + 3}}{{x + 5}}\)

Đáp án A

Câu 7 :

Hàm số nào sau đây là hàm số bậc nhất?

  • A

    \(y = 0x + 3\).

  • B

    \(y = 2x\).

  • C

    \(y = 3{x^2} + 2\).

  • D

    \(y = 0\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\).

Lời giải chi tiết :

Trong các hàm số trên, chỉ có hàm số \(y = 2x\) là hàm số bậc nhất.

Đáp án B

Câu 8 :

Cho mặt phẳng tọa độ \(Oxy\) như hình vẽ.

Tọa độ điểm nào sau đây là sai?

  • A

    \(D\left( {1;2} \right)\).

  • B

    \(E\left( { - 2;1} \right)\).

  • C

    \(F\left( {0; - 3} \right)\).

  • D

    \(G\left( { - 3;0} \right)\).

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Quan sát mặt phẳng tọa độ để xác định tọa độ các điểm.

Lời giải chi tiết :

Tọa độ điểm D là D(1;-2) nên A sai.

Tọa độ điểm E là E(-2;1) nên B đúng.

Tọa độ điểm F là F(0;-3) nên C đúng.

Tọa độ điểm G là G(-3;0) nên D đúng.

Đáp án A

Câu 9 :

Khẳng định nào sau đây sai?

  • A

    Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình vuông.

  • B

    Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang.

  • C

    Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật.

  • D

    Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu hiệu nhận biết các hình đã học.

Lời giải chi tiết :

- Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình vuông là khẳng định đúng nên A đúng.

- Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình thang là khẳng định đúng nên B đúng.

- Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật là khẳng định đúng nên C đúng.

- Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau có thể là hình thang cân hoặc hình bình hành nên khẳng định D sai.

Đáp án D

Câu 10 :

Cho hình vẽ bên, tứ giác AEDF là hình gì?

  • A

    Hình vuông.

  • B

    Hình chữ nhật.

  • C

    Hình thoi.

  • D

    Hình bình hành.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các góc trong tứ giác AEDF để xác định xem AEDF là hình gì.

Lời giải chi tiết :

Tứ giác AEDF có \(\widehat A = \widehat E = \widehat F = 90^\circ \) nên AEDF là hình chữ nhật.

Tam giác vuông AED vuông tại E có \(\widehat {EAD} = 45^\circ \) nên là tam giác vuông cân, khi đó AE = ED.

Hình chữ nhật AEDF có AE = ED nên là hình vuông.

Đáp án A

Câu 11 :

Trong các hình vẽ dưới đây, hình nào có thể gấp theo nét đứt để được hình chóp tứ giác đều:

  • A

    Hình b và c.

  • B

    Hình c.

  • C

    Hình a và c.

  • D

    Hình b.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào đặc điểm của hình chóp tứ giác đều để xác định.

Lời giải chi tiết :

Hình chóp tứ giác đều có 4 mặt bên là các tam giác cân và một mặt đáy là hình vuông nên hình c ghép được thành hình chóp tứ giác đều.

Đáp án B

Câu 12 :

Hình nào sau đây không là hình bình hành?

  • A

    Hình a.

  • B

    Hình b.

  • C

    Hình c.

  • D

    Hình d.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào dấu hiệu nhận biết của hình bình hành:

- Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có một cặp cạnh đối song song và bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có các góc đối bằng nhau là một hình bình hành.

- Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là một hình bình hành.

Lời giải chi tiết :

- Hình a là tứ giác có các góc đối bằng nhau nên là hình bình hành.

- Hình b là tứ giác có các cạnh đối bằng nhau nên là hình bình hành.

- Hình c là tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên là hình bình hành.

- Hình d chưa đủ điều kiện để là một hình bình hành (hai góc đối nhau không bằng nhau và chỉ có một cặp cạnh đối bằng nhau).

Đáp án D

II. Tự luận
Phương pháp giải :

a) Thực hiện nhân đơn thức với đa thức và thực hiện cộng trừ để rút gọn.

b) Thực hiện cộng hai phân thức cùng mẫu: cộng tử thức với nhau và giữ nguyên mẫu thức.

c) Thực hiện trừ hai phân thức khác mẫu: quy đồng mẫu, thực hiện trừ tử thức và giữ nguyên mẫu thức.

Lời giải chi tiết :

a) \(x\left( {x - 3} \right) - {x^2}\)\( = {x^2} - 3x - {x^2} =  - 3x\)

b) \(\frac{{4x + 1}}{{3x{y^2}}} + \frac{{2x - 1}}{{3x{y^2}}}\)\( = \frac{{4x + 1 + 2x - 1}}{{3x{y^2}}}\)\( = \frac{{6x}}{{3x{y^2}}}\)\( = \frac{2}{{{y^2}}}\)

c) \(\frac{1}{{x - 1}} - \frac{1}{{{x^2} - x}}\)\( = \frac{1}{{x - 1}} - \frac{1}{{x\left( {x - 1} \right)}}\)\( = \frac{x}{{x\left( {x - 1} \right)}} - \frac{1}{{x\left( {x - 1} \right)}}\)\( = \frac{{x - 1}}{{x\left( {x - 1} \right)}}\)\( = \frac{1}{x}\)

Phương pháp giải :

a) Điều kiện để phân thức xác định là mẫu thức khác 0.

b) Sử dụng tính chất: \(\frac{{A.M}}{{B.M}} = \frac{A}{B}\) để rút gọn.

Kiểm tra xem \(x = 2\) có thỏa mãn điều kiện xác định không, nếu có, thay \(x = 2\) vào để tìm giá trị của phân thức.

Lời giải chi tiết :

a) Điều kiện xác định của phân thức \(\frac{{{x^2} - 3x}}{{{x^2} - 9}}\) là: \({x^2} - 9 \ne 0\) hay \({x^2} \ne 9\) suy ra \(x \ne  \pm 3\).

b) +) Ta có: \(\frac{{{x^2} - 3x}}{{{x^2} - 9}} = \frac{{x\left( {x - 3} \right)}}{{\left( {x - 3} \right)\left( {x + 3} \right)}} = \frac{x}{{x + 3}}\)

+) Với \(x = 2\) (thỏa mãn điều kiện \(x \ne  \pm 3\)) nên giá trị của phân thức tại \(x = 2\) là:

\(\frac{2}{{2 + 3}} = \frac{2}{5}\).

Phương pháp giải :

a) Dựa vào đề bài xác định số tiền bạn An mua vở.

Tổng số tiền bạn An phải chi trả bao gồm tiền mua vở và phí gửi xe.

Nếu \(y = ax + b\left( {a \ne 0} \right)\) thì y là hàm số bậc nhất của x.

b) Thay \(y = 90\,000\) để tính số quyển vở bạn An mua được nhiều nhất.

Lời giải chi tiết :

a) Bạn An mua \(x\) quyển vở nên số tiền mua vở là: \(7000x\) (đồng)

Khi đó, số tiền \(y\) mà bạn An phải chi trả cho một lần mua vở ở nhà sách là: \(y = 7000x + 5000\).

Vậy \(y\) là hàm số bậc nhất của \(x\).

b) Số tiền bạn An mang theo là 90 000 đồng nên thay \(y = 90000\) vào hàm số, ta được:

\(90000 = 7000x + 5000\)

\(7000x = 90000 - 5000\)

\(7000x = 85000\)

\(x \approx 12,1\)

Vậy bạn An mua được nhiều nhất 12 quyển vở.

Phương pháp giải :

a) Chứng minh ABKC là hình bình hành có một góc vuông.

b) Chứng minh tam giác AIB cân tại I nên ID là đường cao của tam giác AIB.

Từ đó chứng minh BDIE là hình chữ nhật (tứ giác có 3 góc vuông) nên DI = BE.

Mà E là trung điểm của BK nên suy ra \(DI = \frac{1}{2}BK\).

c) Gọi L là trung điểm của FG. Chứng minh DH // BL và và BL // EJ nên DH // EJ.

Lời giải chi tiết :

a) Xét tứ giác ABKC có:

AK và BC cắt nhau tại I

I là trung điểm của AK ( K đối xứng với A qua I)

I là trung điểm của BC

Suy ra ABKC là hình bình hành

Mà tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat A = 90^\circ \), suy ra ABKC là hình chữ nhật.

b) Vì ABCD là hình chữ nhật nên AI = IB, suy ra tam giác AIB cân tại I.

Vì D là trung điểm của AB nên ID là đường trung tuyến của tam giác AIB, do đó ID đồng thời là đường cao của tam giác AIB nên \(ID \bot AB\) hay \(\widehat {IDB} = 90^\circ \).

Chứng minh tương tự ta có \(IE \bot BK\) hay \(\widehat {BEI} = 90^\circ \).

ABCD là hình chữ nhật nên \(\widehat {DBE} = 90^\circ \).

Xét tứ giác BDIE, ta có:

\(\widehat {IDB} = \widehat {DBE} = \widehat {BEI} = 90^\circ \) nên BDIE là hình chữ nhật. Do đó ID = BE.

Mà BE = EK = \(\frac{1}{2}\)BK nên ID = \(\frac{1}{2}\)BK.

c) Xét tam giác vuông FDI có H là trung điểm của FI nên DH là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác FDI.

Do đó DH = FH, suy ra tam giác DHF cân tại H. Từ đó suy ra \(\widehat {DFH} = \widehat {FDH}\) (1).

Chứng minh tương tự, ta có tam giác FLB cân tại L, suy ra \(\widehat {BFL} = \widehat {FBL}\) (2).

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat {FDH} = \widehat {FBL}\). Mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên DH // BL (3).

Chứng minh tương tự, ta được BL // EJ (4).

Từ (3) và (4) suy ra DH // EJ.

Phương pháp giải :

Biến đổi mẫu thức để đánh giá phân thức sao cho \(A\left( x \right) \le M\).

Giá trị lớn nhất của biểu thức là M, giải để tìm x.

Lời giải chi tiết :

Ta có: \(4{x^2} - 12x + 14 = {\left( {2x} \right)^2} - 2.2x.3 + 9 + 5 = {\left( {2x - 3} \right)^2} + 5\)

Vì \({\left( {2x - 3} \right)^2} \ge 0\) với mọi \(x\) nên \({\left( {2x - 3} \right)^2} + 5 \ge 5\)

Do đó \(A = \frac{5}{{4{x^2} - 12x + 14}} = \frac{5}{{{{\left( {2x - 3} \right)}^2} + 5}} \le \frac{5}{5} = 1\)

Dấu “=” xảy ra khi \(2x - 3 = 0\) suy ra \(x = \frac{3}{2}\).

Vậy giá trị lớn nhất của phân thức A là 1 khi \(x = \frac{3}{2}\).

close