Đề thi học kì 1 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 2Tải vềĐọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra: Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc kĩ các câu sau rồi chọn câu trả lời đúng nhất ghi vào giấy kiểm tra Câu 1. Trong các truyện sau truyện nào là truyện cổ tích? A. Em bé thông minh Câu 2. Các từ láy nào thường được dùng để tả tiếng cười? A. Hả hê Câu 3. Câu nào sau đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn? A. Lập tức, vua cho gọi cả hai cha con vào ban thưởng rất hậu. Câu 4. Truyện truyền thuyết là? A. Là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. Câu 5. Ý nào dưới đây không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết? A. Nhân vật là những người bình thường, nghèo khổ. Câu 6. Ý nào sau đây không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích? A. Viết y nguyên câu chữ trong truyện. II. Tự luận (7 điểm) Câu 1. Đặt một câu miêu tả khí thế chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn có dùng thành ngữ “chết như rạ”. Câu 2. Kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích bằng lời văn của em. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Trong các truyện trên, Em bé thông minh là truyện cổ tích => Đáp án: A Câu 2 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về từ láy Lời giải chi tiết: Từ láy thường được dùng để tả tiếng cười: khanh khách => Đáp án: C Câu 3 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức về trạng ngữ Lời giải chi tiết: Câu C có trạng ngữ chỉ nơi chốn => Đáp án: C Câu 4 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại truyền thuyết Lời giải chi tiết: Truyện truyền thuyết là thể loại truyện dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử. => Đáp án: A Câu 5 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại truyền thuyết Lời giải chi tiết: Ý “Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn đối với cộng đồng” không thể hiện đặc điểm của nhân vật truyền thuyết => Đáp án: B Câu 6 (0.5 điểm):
Phương pháp giải: Dựa vào đặc trưng thể loại truyền thuyết Lời giải chi tiết: Ý “Viết y nguyên câu chữ trong truyện.” không nói về định hướng khi viết bài văn kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích => Đáp án: A Phần II (7 điểm) Câu 1 (1 điểm):
Phương pháp giải: - Đặt được câu hoàn chỉnh có thành ngữ: “chết như rạ”. - Câu văn miêu tả đúng nội dung. Lời giải chi tiết: Đặt câu: Nghĩa quân Lam Sơn tiến nhanh về phía quân địch, tiêu diệt hết lớp này đến lớp khác, khiến cho chúng chết như rạ. Câu 2 (6 điểm):
Phương pháp giải: a. Mở bài Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đó. b. Thân bài Kể diễn biến câu chuyện truyền thuyết hoặc cổ tích theo một trình tự của chuỗi sự việc: - Sự việc khởi đầu- Sự việc phát triển- Sự việc cao trào - Sự việc kết thúc c. Kết bài Lời giải chi tiết: Dàn ý: Kể lại truyện Tấm Cám bằng lời văn của em a. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện cổ tích Tấm Cám - một câu chuyện cổ tích hay và đặc sắc của dân tộc ta. b. Thân bài: Kể lại nội dung truyện Tấm Cám theo các diễn biến của câu chuyện, gồm các sự kiện sau: - Sự kiện 1: Tấm mồ côi cha mẹ, sống với dì ghẻ và con của bà ta là Cám. Cô bị bắt làm việc vất vả, quần quật sớm hôm - Sự kiện 2: Một hôm, dì ghẻ treo thưởng là chiếc yếm mới cho người bắt được nhiều tôm tép hơn. Vốn chăm chỉ nên có giỏ tép đầy, nhưng Tấm bị Cám lừa lấy mất, chỉ còn lại 1 chú cá bống nhỏ - Sự kiện 3: Tấm nuôi cá bống trong giếng, nhưng bị dì ghẻ và Cám bắt ăn thịt. Nhờ Bụt, cô tìm được xương cá bống, rồi chôn vào hũ để ở góc giường - Sự kiện 4: Từ hũ, Tấm có áo quần đẹp đi trảy hội, trở thành vợ vua - Sự kiện 5: Giỗ cha, Tấm từ cung về làm cỗ, tự trèo lên cây hái cau, bị mụ dì ghẻ chặt cây, hại chết - Sự kiện 6: Cám mặc áo chị vào cung hầu vua, 3 lần liên tiếp hại hóa thân của Tấm là chim vàng anh, cây xoan, khung cửi - Sự kiện 7: Lần thứ 4, Tấm hóa thân thành cây thị, rồi trở về hình hài con người trong quả thị, sống với bà cụ bán nước - Sự kiện 8: Một lần, vua đi qua quán nước, nhận ra Tấm nhờ miếng trầu têm cánh phượng, thế là 2 vợ chồng đoàn tụ với nhau - Sự kiện 9: Tấm về cung sống hạnh phúc cùng nhà vua, còn 2 mẹ con Cám thì bị trừng phạt thích đáng c. Kết bài: - Nêu ý nghĩa, bài học của câu chuyện cổ tích Tấm Cám - Suy nghĩ, nhận xét, tình cảm của em dành cho câu chuyện đó
|