Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 12Tải về Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn trước đáp án đúng. Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn trước đáp án đúng. Hôm ấy, tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái sáu tuổi thì phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. Nghĩ rằng một đôi thôi cũng đủ giữ ấm tay rồi, tôi hỏi con vì sao con mang tới hai đôi trong túi áo. Con tôi trả lời: “Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. Mẹ biết mà, có nhiều bạn đi học mà không có găng. Nếu con mang thêm một đôi, con có thể cho bạn mượn và tay bạn đó sẽ không bị lạnh.” (Theo Tuổi mới lớn, NXB trẻ) Câu 1: Đoạn trích trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ nhất kết hợp ngôi thứ ba. Câu 2: Nhan đề nào phù hợp với nội dung được đề cập tới trong đoạn trích trên? A. Mẹ tôi B. Chiếc áo rét C. Những bàn tay cóng D. Vì sao phải đeo găng vào tay mùa đông? Câu 3: Từ Hán Việt nào dưới đây đồng nghĩa với từ “không” trong cụm từ “không bị lạnh”? A. bất B. nhất C. hữu D. thất Câu 4: Ý nghĩa của thành phần trạng ngữ “hôm ấy” là A. chỉ nơi chốn B. chỉ nguyên nhân C. chỉ phương tiện D. chỉ thời gian. Câu 5: Trong lúc dọn dẹp người mẹ phát hiện thứ gì trong túi áo rét của con gái? A. Lá thư B. Đôi găng tay C. Đôi bông tai D. Đôi tất. Câu 6: Dòng nào đưới đây là lời của nhân vật A. Tôi đang dọn cho sạch mấy ngăn túi trong áo rét của con gái. B. Tôi phát hiện ra ở mỗi ngăn túi là một đôi găng tay. C. Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ. D. Tôi hỏi con vì sao con mang tơi hai đôi trong túi áo Câu 7: Dòng nào sau đây nói đúng về nhân vật người con trong đoạn trích? A. Giàu lòng yêu thương. B. Giàu ước mơ, thấu hiểu. C. Hồn nhiên, trong sáng. D. Giàu lòng vị tha. Câu 8: Chủ đề của đoạn trích là: A. Ca ngợi tình cảm gia đình B. Ca ngợi tình yêu quê hương, đất nước. C. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng. D. Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người. Câu 9: Em có đồng tình với suy nghĩ của người con trong đoạn trích không? Theo em, sau khi nghe con trả lời, người mẹ sẽ nói điều gì với con? Câu 10: Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc đoạn trích. PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm) Xã hội hiện nay có biết bao phận người bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Em hãy kể lại một trải nghiệm của bản thân khi đã làm được một việc tốt để giúp đỡ người khác. Đáp án PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp: Chú ý ngôi kể của đoạn trích Lời giải chi tiết: Ngôi thứ nhất => Đáp án: A Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp: Xác định nội dung của đoạn trích và lựa chọn nhan đề phù hợp Lời giải chi tiết: Nhan đề: Những bàn tay cóng => Đáp án: C Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về từ Hán Việt Lời giải chi tiết: Từ “bất” => Đáp án: A Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về trạng ngữ Lời giải chi tiết: Trạng ngữ chỉ thời gian => Đáp án: D Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Người mẹ phát hiện đôi găng tay => Đáp án: B Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: “Con làm như vậy từ lâu rồi, mẹ” => Đáp án: C Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích và rút ra phẩm chất của người con Lời giải chi tiết: Giàu lòng yêu thương => Đáp án: A Câu 8 (0.5 điểm)
Phương pháp: Từ nội dung rút ra chủ đề Lời giải chi tiết: Ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người. => Đáp án: D Câu 9 (1.0 điểm)
Phương pháp: Nêu suy nghĩ của em Lời giải chi tiết: Gợi ý: - Đồng tình với suy nghĩ của người con - Người mẹ sẽ khen ngợi, động viên… Câu 10 (1.0 điểm)
Phương pháp: Từ nội dung rút ra bài học Lời giải chi tiết: HS có thể nêu được cụ thể một số bài học sau: - Biết chi sẻ, giúp đỡ, yêu thương, quan tâm tới bạn bè, những người có hoàn cảnh khó khăn… - Biết ơn những người giúp đỡ mình… PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Phương pháp: * Mở bài: + Giới thiệu việc tốt giúp đỡ người khác mà em đã làm. + Cảm nghĩ, ấn tượng của em về trải nghiệm ấy. * Thân bài: + Nêu hoàn cảnh, lí do xuất hiện trải nghiệm (trải nghiệm bắt đầu ở đâu, với ai, như thế nào?) + Kể diễn biến của trải nghiệm (Em đã làm việc tốt như thế nào? Ai là người nhận? Họ có cử chỉ, lời nói, cảm xúc ra sao?...) + Kết thúc trải nghiệm ra sao? Em có suy nghĩ, mong muốn hoặc cảm xúc gì về trải nghiệm không? *Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm nhận và mong ước của em sau trải nghiệm của bản thân. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Mỗi người đều đã từng làm được một việc tốt. Vừa qua, người dân miền Trung đã phải trải qua một trận lũ lụt khủng khiếp. Nhà cửa, tài sản… của họ đều bị thiệt hại nặng nề. Bởi vậy, trường của em đã phát động chương trình “Vì miền Trung thân yêu”. Tất cả các thầy cô, học sinh đều hưởng ứng rất nhiệt tình. Chúng em có thể ủng hộ sách vở, quần áo, đồ dùng học tập hoặc một số tiền nho nhỏ. Các lớp sẽ thống kê và sắp xếp để nộp lại cho nhà trường. Khi nghe bạn lớp trưởng phổ biến, các thành viên trong lớp đều rất hào hứng. Bản thân em cũng như vậy. Trở về nhà, em trở về nhà kể cho bố mẹ nghe, rồi xin phép được ủng hộ một số sách vở, quần áo mà mình không còn dùng đến. Sáng hôm sau, em mang những món đồ mà mình đến nộp. Tất cả các thành viên khác trong lớp cũng vậy. Cô giáo đã giao cho bạn lớp trưởng và lớp phó kiểm tra lại, thống kê các món đồ thu được. Sau một tuần nhận ủng hộ, chuyến xe nghĩa tình của trường đã xuất phát để đem vào những món quà cho người dân miền Trung, đặc biệt là các bạn học sinh. Em cảm thấy rất hạnh phúc sau khi đã làm được một việc tốt.
|