Bài 2.28 trang 117 SBT giải tích 12

Giải bài 2.28 trang 117 sách bài tập giải tích 12. Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị của mỗi cặp hàm số sau:...

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tìm tọa độ giao điểm của đồ thị của mỗi cặp hàm số sau:

LG a

\(y = {2^x}\) và \(\displaystyle y = 8\)

Phương pháp giải:

Xét phương trình hoành độ giao điểm, giải phương trình tìm \(x\), từ đó suy ra \(y\) và kết luận tọa độ giao điểm.

Lời giải chi tiết:

Phương trình hoành độ giao điểm: \({2^x} = 8 \Leftrightarrow {2^x} = {2^3} \Leftrightarrow x = 3\).

Vậy giao điểm \(\displaystyle \left( {3;8} \right)\).

LG b

\(y = {3^x}\)  và \(y = \dfrac{1}{3}\)

Phương pháp giải:

Xét phương trình hoành độ giao điểm, giải phương trình tìm \(x\), từ đó suy ra \(y\) và kết luận tọa độ giao điểm.

Lời giải chi tiết:

Phương trình hoành độ giao điểm: \({3^x} = \dfrac{1}{3} \Leftrightarrow {3^x} = {3^{ - 1}} \Leftrightarrow x =  - 1\).

Vậy giao điểm \(\left( { - 1;\dfrac{1}{3}} \right)\).

LG c

\(y = {\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^x}\)  và \(y = \dfrac{1}{{16}}\)

Phương pháp giải:

Xét phương trình hoành độ giao điểm, giải phương trình tìm \(x\), từ đó suy ra \(y\) và kết luận tọa độ giao điểm.

Lời giải chi tiết:

Phương trình hoành độ giao điểm: \({\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^x} = \dfrac{1}{{16}} \Leftrightarrow {\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^x} = {\left( {\dfrac{1}{4}} \right)^2}\)\( \Leftrightarrow x = 2\)

Vậy giao điểm \(\left( {2;\dfrac{1}{{16}}} \right)\).

LG d

\(y = {\left( {\dfrac{1}{3}} \right)^x}\)  và \(\displaystyle y = 9\)

Phương pháp giải:

Xét phương trình hoành độ giao điểm, giải phương trình tìm \(x\), từ đó suy ra \(y\) và kết luận tọa độ giao điểm.

Lời giải chi tiết:

Phương trình hoành độ giao điểm:

\(\begin{array}{l}
{\left( {\frac{1}{3}} \right)^x} = 9 \Leftrightarrow \frac{1}{{{3^x}}} = 9\\
\Leftrightarrow 1 = {3^x}.9 \Leftrightarrow {3^x} = \frac{1}{9}\\
\Leftrightarrow {3^x} = {9^{ - 1}} = {\left( {{3^2}} \right)^{ - 1}} = {3^{ - 2}}\\
\Leftrightarrow x = - 2
\end{array}\)

Vậy giao điểm \(\displaystyle \left( { - 2;9} \right)\).

Cách khác:

\(\begin{array}{l}
{\left( {\frac{1}{3}} \right)^x} = 9 \Leftrightarrow {\left( {\frac{1}{3}} \right)^x} = {\left( {\frac{1}{9}} \right)^{ - 1}}\\
\Leftrightarrow {\left( {\frac{1}{3}} \right)^x} = {\left[ {{{\left( {\frac{1}{3}} \right)}^2}} \right]^{ - 1}}\\
\Leftrightarrow {\left( {\frac{1}{3}} \right)^x} = {\left( {\frac{1}{3}} \right)^{ - 2}}\\
\Leftrightarrow x = - 2
\end{array}\)

HocTot.XYZ

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close