Giải bài 41 trang 121 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1Cho hai đường tròn (O; R) và (O; 2R). Một dây cung AB của đường tròn (O; 2R) tiếp xúc với đường tròn (O; R) tại M. Kẻ tiếp tuyến thứ hai AN của đường tròn (O; R). Gọi S1 là diện tích của hình tạo bởi cung ACB và dây AB của đường tròn (O; 2R), S2 là diện tích của hình tạo bởi hai tiếp tuyến AM, AN và cung nhỏ MN của đường tròn (O; R) và S3 là diện tích của hình tròn (O; R) (Hình 45). Chứng minh S1 + S2 = S3. Đề bài Cho hai đường tròn (O; R) và (O; 2R). Một dây cung AB của đường tròn (O; 2R) tiếp xúc với đường tròn (O; R) tại M. Kẻ tiếp tuyến thứ hai AN của đường tròn (O; R). Gọi S1 là diện tích của hình tạo bởi cung ACB và dây AB của đường tròn (O; 2R), S2 là diện tích của hình tạo bởi hai tiếp tuyến AM, AN và cung nhỏ MN của đường tròn (O; R) và S3 là diện tích của hình tròn (O; R) (Hình 45). Chứng minh S1 + S2 = S3.
Phương pháp giải - Xem chi tiết Bước 1: Tính AM và góc AOM. Bước 2: Tính AB và góc AOB (dựa vào ΔOAM=ΔOBM). Bước 3: Tính góc MON. Bước 4: Tính S1 = diện tích quạt tròn AOB – diện tích tam giác OAB. Bước 5: Tính S2 = diện tích tam giác OAM + diện tích tam giác ΔOAN - diện tích quạt tròn OMN. Bước 5: Tính S1 + S2 rồi so sánh với S3. Lời giải chi tiết Vì AB tiếp xúc với (O;R) tại M nên AB là tiếp tuyến của (O;R), do đó OC⊥AB tại M hay ^AMO=^BMO=90∘. Áp dụng định lý Pythagore trong tam giác AMO vuông tại M có AM=√AO2−MO2=√(2R)2−R2=R√3 Ta lại có cos^AOM=OMOA=R2R=12 suy ra ^AOM=60∘. Xét tam giác OAM và tam giác OBM có: OA=OB(=2R); OM chung; ^AMO=^BMO=90∘ Suy ra ΔOAM=ΔOBM (cạnh huyền – cạnh góc vuông) Do đó AM=BM=AB2 và ^AOM=^BOM=^AOB2 Suy ra AB=2AM=2R√3 và ^AOB=2^AOM=2.60∘=120∘. Do AM, AN là 2 tiếp tuyến của (O;R) nên ^AOM=^AON=^MON2 hay ^MON=2^AOM=2.60∘=120∘. Xét tam giác OMA và tam giác ONA có: OA chung; OM=ON(=R); AM=AN (tính chất 2 tiếp tuyến cắt nhau) Suy ra ΔOAM=ΔOAN(c.c.c), nên SΔOAM=SΔOAN Ta có: S1 = diện tích quạt tròn AOB – diện tích ΔOAB Hay S1=π(2R)2n360−OM.AB2=π4R2.120360−R.2R√32=R2(4π3−√3) S2 = diện tích ΔOAM + diện tích tam giác ΔOAN - diện tích quạt tròn OMN Hay S2 = 2. diện tích ΔOAM - diện tích quạt tròn OMN Do đó S2=2.AM.OM2−πR2.n360=2.R√3.R2−πR2.120∘360=R2(√3−π3) S3 = diện tích hình tròn (O;R) =πR2 Ta có S1+S2=R2(4π3−√3)+R2(√3−π3)=πR2=S3 (đpcm)
|