Giải bài Tiếng Việt trang 24 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạoChỉ ra cách đánh dấu phần bị tỉnh lược được sử dụng trong hai văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (SGK Ngữ văn 10, tập một) và Thử thách ngọt ngào. Trong các trường hợp trên, nếu không đánh dấu phần tỉnh lược bằng phần lược dẫn thì bạn có thể thay thế bằng cách đánh dấu nào?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Chỉ ra cách đánh dấu phần bị tỉnh lược được sử dụng trong hai văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời (SGK Ngữ văn 10, tập một) và Thử thách ngọt ngào. Trong các trường hợp trên, nếu không đánh dấu phần tỉnh lược bằng phần lược dẫn thì bạn có thể thay thế bằng cách đánh dấu nào? Phương pháp giải: Đọc lại văn bản và tìm cách đánh dấu bị tỉnh lược. Lời giải chi tiết: – Chú ý đến hai đoạn lược dẫn ở đầu và cuối văn bản Thủ thách ngọt ngào, đoạn lược dẫn ở đầu văn bản và cuộc chú (2) cuối văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời. – Thay thế các đoạn lược dẫn bằng dấu ba chấm trong móc vuông [...] và đặt kí hiệu tỉnh lược này ở vị trí phù hợp. – Với cuộc chú (2) ở cuối văn bản Đăm Săn đi chinh phục Nữ thần Mặt Trời, bạn có thể dùng một móc vuông [...] đặt ở cuối văn bản và như thế văn bản không cần cuộc chú (2) như hiện có nữa. Câu 2 Tác giả bài viết Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê trong SGK Ngữ văn 10, tập một đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình. Phương pháp giải: Đọc lại văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê tìm các trích dẫn. Lời giải chi tiết: - Văn bản Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê có ba lần sử dụng trích dẫn nguyên văn, lần đầu trích dẫn lời của Tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu, Phó Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, hai lần sau trích dẫn lời của bà Đàm Thị Hợp, cán bộ Phòng Bảo tàng ngoài trời, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. - Các đoạn trích dẫn này đã nêu rõ được họ tên, chức danh nghề nghiệp, cơ quan công tác của người được trích dẫn. Lời trích nguyên văn được bỏ trong ngoặc kép, sau dấu hai chấm, tách biệt với lời thuyết minh của tác giả bài viết, theo quy cách trích dẫn của văn bản thông tin. Câu 3 Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn dưới đây là so sánh hay ẩn dụ. Dựa vào đâu để bạn khẳng định như vậy? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy trong đoạn văn. Dịu hiền thay mặt đất, khi nó hiện lên trước mắt những người đi biển bị Pô-dê-i-đông đánh tan thuyền trong sóng cả, gió to! Họ bơi, nhưng rất ít người thoát khỏi biển khơi trắng xóa mà vào được bờ. Mình đầy bọt nước, những người sống sót mừng rỡ bước lên đất liền mong đợi. Pê-nê-lốp cũng vậy, được gặp lại chồng nàng sung sướng xiết bao! (Trích Thử thách ngọt ngào, sử thi Ô-đi-xê) Phương pháp giải: Dựa vào kiến thức đã học xác định biện pháp tu từ, lí giải hợp lí. Lời giải chi tiết: - Đoạn văn có đủ các yếu tố của một phép so sánh: cái dùng để so sánh (cảm xúc của những người đi biển khi trông thấy đất liền, được đặt chân lên mặt đất sau chặng đường dài nguy hiểm) (B); cái được so sánh (cảm xúc của Pê-nê-lốp khi “được gặp lại chồng nàng”) (A); thuộc tính so sánh (dịu hiền thay, mừng rỡ, sung sướng xiết bao); từ ngữ so sánh (cũng vậy). → Kết luận: Đoạn văn sử dụng thủ pháp so sánh (theo kiểu sử thi của Hô-me-rơ). - Tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn văn. + Để giữ được sự thủy chung vẹn tròn tình nghĩa, xứng đáng với người chồng bản lĩnh phi thường, Pê-nê-lốp cũng đã phải vượt qua biết bao sóng to gió lớn chẳng thua kém Ô-đi-xê trong suốt 20 năm; + Nỗi vất vả gian lao càng lớn, niềm vui sướng ngày gặp mặt càng lớn. Câu 4 Chỉ ra điểm khác biệt về đặc điểm của biện pháp so sánh trong các trường hợp sau: a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phái tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê) b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy. (Trích sử thi Đăm Săn) c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn) Phương pháp giải: Xem lại kiến thức liên quan đến so sánh. Lời giải chi tiết: - Đoạn (a) là dạng “so sánh dài” - Đoạn (b) là dạng so sánh mà hai vế rất khác nhau về loại - Đoạn (c) là dạng so sánh chuỗi. Câu 5 Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) có sử dụng trích dẫn hoặc đánh dấu phần bị tỉnh lược, nói về một trong hai nội dung sau: a. Đặc điểm tính cách của một trong những nhân vật sử thi hay thần thoại đã học. b. Tình cảm của con người đối với quê hương, gia đình. Phương pháp giải: Chọn một trong hai nội dung và viết đoạn văn. Lời giải chi tiết: b. “Quê hương mỗi người chỉ một Những lời thơ trong bài “Quê hương” của Đỗ Trung Quân đã đem đến cho chúng ta suy nghĩ về tình cảm của con người đối với quê hương. Tình yêu quê hương là tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Tình cảm đó luôn thường trực trong trái tim mỗi con người. Bởi quê hương là nơi chúng ta sinh ra, lớn lên và trải qua thật nhiều kỉ niệm. Hình ảnh quê hương in đậm trong tâm trí của con người, không thể phai mờ. Hình ảnh lũy tre xanh, với mái đình cổ kính rêu phong. Hay cánh đồng lúa chín vàng mênh mông với cánh cò bay lả rập rờn… Có thể nói rằng quê hương là mảnh đất ruột thịt, thân thương mà dù ở nơi đâu con người cũng muốn trở về. Phần trích dẫn: “Quê hương mỗi người chỉ một (Trích “Quê hương” – Đỗ Trung Quân)
|