Giải bài Viết trang 61 SBT Văn 10 - Chân trời sáng tạo

Trình bày khái niệm và yêu cầu đối với bài báo cáo kết quả nghiên cứu. Bố cục một bài báo cáo kết quả nghiên cứu gồm những phần nào?

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trình bày khái niệm và yêu cầu đối với bài báo cáo kết quả nghiên cứu.


Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức Ngữ Văn, SGK bài 4 để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

- Khái niệm:

Bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu là kiểu bài trình bày quy trình, phương pháp, các dữ liệu và kết quả của một quá trình nghiên cứu

- Yêu cầu:

- Nội dung trình bày chính xác, đầy đủ, hợp lí các kết quả nghiên cứu.

- Ngôn ngữ chính xác, khách quan.

- Sử dụng hợp lí cước chú và các phương tiện phi ngôn ngữ như số liệu, hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ.

- Trích dẫn và lập danh mục tài liệu tham khảo đúng quy cách.


Câu 2

Bố cục một bài báo cáo kết quả nghiên cứu gồm những phần nào?


Phương pháp giải:

Đọc kĩ ngữ liệu SGK để trả lời câu hỏi.


Lời giải chi tiết:

- Bố cục bài viết:

Nhan đề: Khái quát được đề tài nghiên cứu

Tóm tắt: Nêu bối cảnh nghiên cứu, câu hỏi và phương pháp nghiên cứu.

Cơ sở lí thuyết: Nêu khái niệm, lí thuyết nền tảng để triển khai đề tài.

Kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả nghiên cứu với lí lẽ và bằng chứng thích hợp.

Kết luận: Khái quát những ý chính từ kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp, hướng phát triển của đề tài.

 Tài liệu tham khảo: Sắp xếp tài liệu liên quan đến đề tài theo tên tác giả, tên tài liệu, năm xuất bản…


Câu 3

Cho đề bài sau:

Đoàn trường tổ chức diễn đàn “Phương pháp học tập hiệu quả” để học sinh tìm hiểu, nghiên cứu và chia sẻ những phương pháp giúp việc học hiệu quả. Bạn hãy thành lập nhóm nghiên cứu và viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu để tham gia diễn đàn.

Hãy trình bày ngắn gọn các bước thực hiện bài báo cáo trên dựa vào bảng sau:


Phương pháp giải:

Trình bày ngắn gọn các bước thực hiện bài báo cáo.

Lời giải chi tiết:

Bước

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị viết

- Chọn đề tài phù hợp với chủ đề Phương pháp học tập hiệu quả để nghiên cứu

- Cụ thể hoá đề tài sao cho khả thi, phù hợp với

- Khả năng, điều kiện nghiên cứu của bản thân. 

- Xác định mục đích viết, đối tượng người đọc.

Trả lời các câu hỏi: Bài báo cáo này được viết với | mục đích gì? Người đọc bài báo cáo này là ai?

- Bước 1: Chuẩn bị viết

- Thu thập tư liệu

Đặt câu hỏi nghiên cứu.

- Thu thập tư liệu để tìm câu trả lời cho câu hỏi

- Nghiên cứu.

- Góp của đề tài đang thực hiện.

- Xử lí tài liệu đã thu thập và xác định điểm đóng

- Đề tài phù hợp cần có tính thiết thực, khơi gợi được ở người đọc mối quan tâm với đề tài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Đánh giá mức độ tin cậy của tài liệu bằng cách đặt câu hỏi: Tài liệu công bố khi nào? Ai là tác giả? Đơn vị công bố, xuất bản có đáng tin cậy hay không?

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

- Sau khi thực hiện xong đề tài, tiến hành tìm ý để viết bài báo cáo,

- Cân nhắc trên các phương diện: câu hỏi nghiên cứu phương pháp, kết quả nghiên cứu, trích dẫn và cưới chú cần sử dụng; các phương tiện phi ngôn ngữ hỗ trợ

- Lập dàn ý

- Sắp xếp các ý đã tìm được vào bố cục của một bài báo cáo kết quả nghiên cứu như sau

- Cơ sở lí thuyết

- Phương pháp nghiên cứu

- Kết quả nghiên cứu

- Kết quả

 

- Bố cục bài báo cáo cũng có thể được chia thành các đề mục phù hợp với đề tài nghiên cứu

Bước 3: Viết bài

- Từ dàn ý đã lập, viết báo cáo hoàn chỉnh

- Nhan đề cần ngắn gọn, giới thiệu được nội dung chính của bài báo cáo. Có chứa từ khoá của đề tài

- Cần sử dụng ngôn ngữ khách quan, phù hợp với báo cáo khoa học

- Sử dụng trích dẫn và cước chú đúng quy cách để bổ sung thông tin cho bài báo cáo

 

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

 

- Thực hiện dựa vào bằng kiểm kĩ năng viết bài báo cáo kết quả nghiên cứu trong SGK.

Câu 4

Chọn một đề tài phù hợp, xác định câu hỏi nghiên cứu và lập danh mục tài liệu tham khảo.


Phương pháp giải:

Chọn đề tài phù hợp và thực hiện yêu cầu.


Lời giải chi tiết:

Đề tài nghiên cứu: Đặc điểm hình thức thơ Đường Luật 

- Câu hỏi nghiên cứu:

+ Một số khái niệm của thơ Đường

+ Đặc điểm hình thức thơ Đường luật

+ Luật thơ Đường.

- Danh mục tài liệu tham khảo:

1. Bùi Thị Bích Thuận, Tìm hiểu sự tiếp thu, Việt hóa và sáng tạo thể thơ Đường luật từ đặc trưng thể loại, Khóa luận tốt nghiệp.

2. GS Nguyễn Huệ Chi (1977), Thơ văn Lí Trần, Nxb Khoa học xã hội.


Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close