Giải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 6 năm 2020 - 2021 Phòng GD & ĐT Đống ĐaGiải chi tiết đề thi kì 1 môn văn lớp 6 năm 2020 - 2021 Phòng GD & ĐT Đống Đa với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Đề bài PHẢN I: (5,0 điểm) Là viên ngọc sáng trong kho tàng văn hóa dân tộc, văn học dân gian chứa đựng những bài học nhân sinh sâu sắc của người dân xưa. Một trong những bài học đó được gửi gắm qua truyện ngụ ngôn “Thầy bói xem lại", trong đó có đoạn: “...Nhân buổi ế hàng năm ông thầy bói ngồi chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm thấy chung nhau tiền biếu người quân voi, xin cho voi đứng lại để cùng xem. Thầy thì sở vòi, thấy thì sở ngà, thầy thì sở tại, thấy thì sở chân, thấy thì sờ đuôi." (Trích Ngữ văn 6, tập một, NXB Giáo dục, 2018) Câu 1. Nêu định nghĩa thể loại truyện ngụ ngôn. Câu 2. Xác định ngôi kể được sử dụng trong văn bản chứa đoạn trích trên. Việc sử dụng ngôi kể đó có tác dụng gì? Câu 3. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu nêu bài học rút ra từ câu chuyện. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một cụm động từ (gạch chân và chủ thích rõ). Câu 4. Trong học tập và ứng xử với bạn bè, em đã làm gì để tránh mắc phải những sai lầm như năm ông thầy bói trong câu chuyện trên? Phần II: (5,0 điểm) Chọn một trong hai đề sau: Đề 1. Tưởng tượng mình là một cây xanh trên sân trường nơi em đang học, kể lại niềm vui khi được chứng kiến những hoạt động của các bạn học sinh. Đề 2. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta có những người bạn luôn đồng hành và sẻ chia những nỗi niềm thầm kín. Hãy viết một bài văn kể về một người bạn thân mà em yêu quí nhất. Lời giải chi tiết PHẦN I Câu 1. *Phương pháp: Nhớ lại định nghĩa truyện ngụ ngôn. *Cách giải: - Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hay bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... làm ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí. - Văn bản cùng loại: Đeo nhạc cho mèo. Câu 2. *Phương pháp: Nhớ lại các ngôi kể đã học. *Cách giải: - Văn bản trên sử dụng ngôi kể thứ ba (người kể tự giấu mình). - Tác dụng: Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật. Câu 3. *Phương pháp: Phân tích, tổng hợp. *Cách giải: Học sinh nắm chắc kiến thức viết đoạn văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm đoạn văn. + Đoạn văn đầy đủ các phần mở, thân, kết đoạn. - Yêu cầu nội dung: + Đoạn văn xoay quanh nội dung: bài học rút ra từ truyện “Thầy bói xem voi”. + Đoạn văn có sử dụng cụm động từ. - Hướng dẫn cụ thể: Mở đoạn: giới thiệu chung về Thầy bói xem voi. Thân đoạn: - Bài học: + Luôn nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo. + Xem xét cặn kẽ, toàn diện vấn đề rồi mới kết luận. + Biết lắng nghe ý kiến của mọi người có chọn lọc. + Không phán đoán những thứ mà mình không chắc chắn. Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị văn bản. Câu 4. *Phương pháp: Đọc hiểu. *Cách giải: - Bài học: trong học tập, em luôn tìm tòi, khám phá để học hỏi những điều hay nhất. Trong ứng xử với bạn bè, em luôn nhã nhặn, lịch sự và lắng nghe ý kiến của mọi người. PHẦN II Đề 1. *Phương pháp: Kể chuyện tưởng tượng. *Cách giải: Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản kể chuyện tưởng tượng. + Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Yêu cầu nội dung: + Bài văn xoay quanh nội dung: Tưởng tượng mình là một cây xanh trên sân trường nơi em đang học, kể lại niềm vui khi được chứng kiến những hoạt động của các bạn học sinh. - Hướng dẫn cụ thể: 1. Mở bài: Giới thiệu về mình và những niềm vui xung quanh. (cây phượng, cây bàng, cây bằng lăng…) 2. Thân bài: – Sơ lược về bản thân: + Dáng vóc: là cây phượng cao lớn khoảng 5 m, đã gắn bó với ngôi trường 5 năm. + Hàng ngày được các bạn học sinh chăm sóc, tưới tắm. + Chứng kiến rất nhiều kỉ niệm tuổi học trò. - Những kỉ niệm với các bạn học sinh: + Kỉ niệm vui: những giờ ra chơi đầy tiếng cười của các bạn, những buổi chào cờ trang nghiêm, những niềm hạnh phúc khi các bạn được khen thưởng. + Kỉ niệm buồn: khi các bạn bẻ cành, bẻ lá; khi các bạn chia tay bạn bè, thầy cô để lên trường học mới; khi các bạn cư xử với nhau chưa tốt… - Cảm xúc về những kỉ niệm đó. 3. Kết bài: Bày tỏ tình cảm, sự yêu mến đối với mái trường, thầy cô và các bạn học sinh. Đề 2. *Phương pháp: Kể chuyện kết hợp miêu tả, biểu cảm. *Cách giải: Học sinh nắm chắc kiến thức viết bài văn và viết theo yêu cầu đề bài. Gợi ý: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn bản tự sự. + Bài văn đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. - Yêu cầu nội dung: + Bài văn xoay quanh nội dung: kể về một người bạn thân mà em yêu quý. - Hướng dẫn cụ thể: 1, Mở bài - Giới thiệu sơ lược về một người bạn thân thiết: trực tiếp giới thiệu về bạn hoặc gián tiếp giới thiệu thông qua một câu thành ngữ, tục ngữ về tình bạn. 2, Thân bài a) Hoàn cảnh, lí do trở thành bạn thân - Giới thiệu về giới tính, ngoại hình, tuổi: bạn gái hàng xóm, từ nhỏ lớn lên cùng nhau, bạn nhỏ bé, có má lúm đồng tiền cười rất xinh. ⇒ Kết hợp phương pháp miêu tả và biểu cảm. - Lí do quen biết? Nhờ đâu mà hai người trở nên thân thiết?: cùng sinh ra trong một tháng, từ nhỏ đã chơi thân, cùng đi học chung từ mẫu giáo. b) Tình bạn giữa hai người - Tính cách của bạn, điểm tốt – điểm chưa tốt ở bạn: bạn vui tính, nhí nhảnh, hay cười hay nói nhưng đôi khi quá ồn ào, quá tích cực. Bạn hay có những tưởng tượng khác lạ về việc học tập và cuộc sống. Bạn ước mơ trở thành nhà thiết kế game. - Kể về một vài kỉ niệm hai người có với nhau: cùng nhau tham gia thi chạy tiếp sức. Bạn bị tai nạn, phải nằm một chỗ buồn, mình đến chơi và làm nhiều trò hài hước để bạn vui… - Hai người đi đâu cũng có nhau, như hai chị em ruột. ⇒ Kết hợp phương pháp tự sự và biểu cảm. 3, Kết bài Nói về mối quan hệ hiện tại của hai người và những hi vọng ở tương lai: vẫn tiếp tục thân thiết, mong hai người đều học tập tốt, thực hiện được những ước mơ của bản thân. HocTot.XYZ
|