Bài 4. Giới thiệu chung về rừng trang 25, 26, 27 SGK Công nghệ 7 Cánh DiềuHãy mô tả một khu rừng mà em biết? Đọc nội dung Vai trò của rừng và hoàn thiện sơ đồ theo mẫu ở Hình 4.2. Có bao nhiêu khu dự trữ sinh quyển thế giới ở Việt Nam?
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 25 Mở đầu:
Lời giải chi tiết: Em rất may mắn vì dịp hè vừa rồi được ghé thăm vườn Quốc gia Cúc Phương. Vườn Quốc gia Cúc Phương là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 khu vực Tây Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ thuộc 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa. Vườn quốc gia Cúc Phương tạo cho em cảm giác thích thú ngay từ lần đặt chân đầu tiên. Vườn quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Đó là nơi góp phần tạo nên những thước phim xanh mướt mắt, một thế giới đầy hoang sơ như tồn tại từ thời tiền sử. Rừng Cúc Phương như một bảo tàng sống của thời hiện đại, nơi ta có thể bắt gặp những cây cổ thụ đến hàng ngàn năm tuổi, những loài thực vật tồn tại từ kỷ đệ tam và cả những loài chim quý hiếm mà nhiều loài đã được ghi tên vào sách đỏ thế giới. Một thế giới toàn màu xanh, xanh ngọt ngào của cỏ cây, xanh miên man của trời và xanh hiền hòa của dòng nước. Nơi đây nổi bật với một hệ sinh thái đa dạng chủng loài. Chúng ta có thể chiêm ngưỡng và chơi đùa với đủ loại động vật quý hiếm, thỏa mãn đam mê khám phá các hang động trong vực của vườn,...Em đã được trải nghiệm cảm giác chèo thuyền mạo hiểm kayak để khám phá hết các khu hang động vô cùng thích thú. Đối với những ai ham mê khám phá đời sống các loài động vật thì trung tâm cứu hộ linh trưởng là điểm đến lí tưởng khi ghé thăm vườn quốc gia Cúc Phương. Ngoài ra, các địa danh khác nằm trong khuôn viên vườn như hồ Mạc, đỉnh Mây Bạc, bản Mường, cây Chò cổ thụ,... cũng là những điểm dừng chân đáng cân nhắc. Nếu có dịp đến vườn Quốc gia Cúc Phương, mọi người hãy dành thời gian giao lưu với những người dân tộc thiểu số để hiểu thêm về từng lễ hội, phong tục tập quán và nếp sống thường ngày của họ, để khám phá, cảm nhận một phần văn hoá đặc trưng của Việt Nam. Những cảnh vật đẹp mê hồn, ẩn chứa cái huyền bí của đại ngàn và cái an yên của một thế giới tách biệt với cuộc sống xô bồ, để lòng chộn rộn, lạc bước giữa rừng xanh sâu thẳm, tìm những bình lặng tận đáy tim và chìm trong cái không gian đầy sức sống của núi rừng. Câu hỏi tr 26 Câu hỏi:
Phương pháp giải: - Đọc nội dung Vai trò của rừng, ta thấy: * Vai trò với môi trường sinh thái: + Rừng được ví là lá phổi xanh của Trái Đất, hấp thụ carbon dioxide (CO2) và cung cấp oxygen (O2) giúp điều hòa khí hậu. + Phòng hộ: Chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán, có vai trò chắn cát, chắn gió, bảo vệ cho vùng đất bên trong. + Liên tục tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất. + Là nơi cư trú của nhiều loài động vật và cả con người. * Vai trò với sinh hoạt và sản xuất: + Cung cấp củi đốt, nguyên liệu cho sản xuất, lâm sản cho gia đình, công sở, xuất khẩu. + Cung cấp nguồn dược liệu và nhiều nguồn gene quý. + Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên + Việc giao đất, giao rừng tạo việc làm và thu nhập cho người dân Lời giải chi tiết:
Rừng có vai trò rất quan trọng đối với môi trường sinh thái, đời sống sinh hoạt và sản xuất: - Vai trò với môi trường sinh thái: + Rừng được ví là lá phổi xanh của Trái Đất, hấp thụ carbon dioxide (CO2) và cung cấp oxygen (O2) giúp điều hòa khí hậu. + Phòng hộ: Chống xói mòn đất, giữ nước, giảm lũ lụt, hạn hán, có vai trò chắn cát, chắn gió, bảo vệ cho vùng đất bên trong. + Liên tục tạo chất hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu cho đất. + Là nơi cư trú của nhiều loài động vật và cả con người. - Vai trò với sinh hoạt và sản xuất: + Cung cấp củi đốt, nguyên liệu cho sản xuất, lâm sản cho gia đình, công sở, xuất khẩu. + Cung cấp nguồn dược liệu và nhiều nguồn gene quý. + Là nơi du lịch sinh thái, thắng cảnh thiên nhiên + Việc giao đất, giao rừng tạo việc làm và thu nhập cho người dân Tìm hiểu thêm:
- Liên hệ thực tế, tìm hiểu trên internet để biết. Lời giải chi tiết: Có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ (2000). Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai (2001). Khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng (2004). Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà (2004). Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang (2006). Khu dự trữ sinh quyển Tây Nghệ An (2007). Khu dự trữ sinh quyển Cù lao Chàm (2009). Khu dự trữ sinh quyển Mũi Cà Mau (2009). Khu dự trữ sinh quyển Lang Biang (Đà Lạt) (2015). Khu dự trữ sinh quyển Núi Chúa (Ninh Thuận) (2021) Khu dự trữ sinh quyển Kon Hà Nừng (Gia Lai) (2021). Câu hỏi tr 27 Câu hỏi:
Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 2 trang 26, ta thấy: Rừng được chia thành 3 loại: + Rừng đặc dụng + Rừng phòng hộ + Rừng sản xuất Lời giải chi tiết:
Theo mục đích sử dụng, rừng được chia thành ba loại: - Rừng đặc dụng: là loại rừng được thành lập để bảo tồn thiên nhiên, nguồn gene sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa. Kiểu rừng này gồm có: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hóa – lịch sử - môi trường. - Rừng phòng hộ: là loại rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Rừng phòng hộ gồm: rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng phòng hộ bảo vệ môi trường. - Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gốm, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường. Luyện tập:
- Đọc lại nội dung mục 2 để tìm ra mục đích của từng loại rừng. - Dựa vào mục đích của từng loại rừng để gọi tên các loại rừng ứng với các Hình 4.3 Lời giải chi tiết:
1.
2. Hình 4.3.a: Rừng đước: Rừng phòng hộ Hình 4.3.b: Rừng phòng hộ Hình 4.3.c: Rừng đặc dụng Hình 4.3.d: Rừng sản xuất Vận dụng:
Phương pháp giải: Vận dụng thực tế để trả lời. Tìm hiểu trên báo đài, internet. Ví dụ: Rừng đước Năm Căn Lời giải chi tiết:
Rừng đước Năm Căn có diện tích lên đến 63.017ha, đứng thứ 2 trên thế giới, hình dạng giống chữ V như một bán đảo với 3 mặt giáp biển. Rừng chủ yếu nằm trên địa phận huyện Năm Căn và ngọc Hiển. Hệ sinh thái nơi đây độc đáo, thảm thực vật đa dạng bao gồm nhiều loài cây như đước, mắm, bẹt, chà là và nhiều cây dương xỉ.. trong đó, loại cây chiếm phần lớn diện tích và có giá trị kinh tế cao là đước, từ đó cái tên Rừng đước Năm Căn trở nên nổi tiếng gần xa, thu hút nhiều du khách đến đây khám phá thiên nhiên của khu rừng ngập mặn trù phú.
Những năm tháng kháng chiến chống Pháp và Mỹ, người dân đất mũi đã vào khu rừng đước này để trú ẩn, xây dựng làng và chính nhờ địa hình rừng cùng các kênh rạch chằng chịt các đã gây khó khăn rất nhiều cho quân địch, vì thế mà quân mà dân ta đã làm tan tác bao cuộc càn quét của địch, bẻ gãy nhiều "chiến dịch Hạm đội nhỏ trên sông". Rừng đước Năm Căn gây ấn tượng với biết bao du khách phương xa, vẫn là những dòng sông nhỏ, kênh rạch nhiều như mạng nhện luôn cuồn cuộn nước, bãi bùn dài tăm tắp và cây cối vươn cao, rừng đước ngày đêm âm thầm dấn bước chân mình ra biển khơi. Chính vì những chứng tích lịch sử oai hùng, tầm quan trọng to lớn của rừng đối với đất nước đã làm cho nơi đây không giống bất cứ đâu, rừng đước cứ thế bồi đắp phù sa và lấn biển, làm đất nước ta ngày càng dài rộng hơn.
Ngoài ra, còn có một bãi bồi rộng lớn ở phía tây Mũi Cà Mau với tổng diện tích 6.456ha, mỗi năm lấn thêm ra biển hàng trăm mét làm cho đất nước ta thêm dài; đồng thời, đây cũng là nơi trú ngụ, sinh sản của các loài thủy sinh - nguồn cung cấp con giống thiên nhiên vô tận cho ngành nuôi trồng thủy sản tỉnh Cà Mau. Rừng đước Năm Căn còn giúp ngăn chặn sự xâm thực của biển, chống xoáy lở, bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái…
Về thăm rừng đước, bạn sẽ được lênh đênh trên xuồng máy, xuôi sóng qua từng mảng rừng ngập mặn, tận mắt ngắm nhìn khu rừng rộng lớn thuộc top của thế giới, đa dạng sinh học với nhiều loài chim, thú và bò sát,v.v.. nơi đây xứng đáng là điểm đến khám phá thú nhất ở Cà Mau. Tìm hiểu thêm:
Tìm hiểu trên internet ta biết được: Dấu chân carbon là lượng khí nhà kính (trong đó chủ yếu là carbon dioxide) thải vào khí quyển bởi một hoạt động cụ thể của con người. Lời giải chi tiết:
Dấu chân carbon là:
Dấu chân carbon trong tiếng Anh là carbon footprint. Dấu chân carbon là lượng khí nhà kính (trong đó chủ yếu là carbon dioxide) thải vào khí quyển bởi một hoạt động cụ thể của con người. Dấu chân carbon có thể là phạm vi rộng hoặc được áp dụng cho các hoạt động của một cá nhân, một gia đình, một sự kiện, một tổ chức hoặc thậm chí là cả một quốc gia. Hiểu theo cách đơn giản, dấu chân cacbon là tổng lượng khí nhà kính được sản xuất để hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho các hoạt động của con người, thường được biểu thị dưới dạng tấn cacbon dioxide (CO2). Dấu chân cacbon thường được đo bằng tấn CO2 phát ra mỗi năm, hoặc có thể được bổ sung bằng tấn khí tương đương CO2, bao gồm metan (CH4), oxit nitơ (N2O) và các loại khí nhà kính khác.
|