Bài 9. Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi trang 48, 49, 50, 51, 52 SGK Công nghệ 7 Cánh DiềuGia đình em đã hoặc đang chăn nuôi loại vật nuôi nào? Hãy kể một số công việc trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đó. 1. Em hãy quan sát Hình 9.1 và chọn từ hoặc cụm từ thích hợp vào □ với Các cụm từ gợi ý sau: (a) khả năng sinh sản; (b) sức đề kháng; (c) nhiều; (d) sản phẩm; (e) chất lượng đàn con tốt; (g) khỏe mạnh.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu hỏi tr 48 Mở đầu:
Phương pháp giải: Liên hệ thực tế: Chăn nuôi một số loại vật nuôi: gà, l;ợn, chó, mèo ,... Lời giải chi tiết: - Gia đình em đã hoặc đang chăn nuôi loại vật nuôi: gà, lợn, bò, chó, mèo, ... - Một số công việc trong nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi: + Cung cấp thức ăn, chất dinh dưỡng cho vật nuôi + Vệ sinh chuồng trại + Tắm cho vật nuôi + Tiêm phòng văc-xin cho vật nuôi,.. Câu hỏi:
Phương pháp giải: Quan sát Hình 9.1, hoàn thành bài tập Lời giải chi tiết: 1. 1 – (g) khỏe mạnh 2 – (b) sức đề kháng 3 – (d) sản phẩm 4 – (a) khả năng sinh sản 5- (c) nhiều 5 – (e) chất lượng đàn con tốt. 2. Vai trò của việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi để: + Vật nuôi khỏe mạnh có sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật. + Vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, tạo ra sản phẩm chất lượng cao. + Vật nuôi sinh sản có khả năng sinh sản tốt cho ra số lượng con nhiều và chất lượng đàn con tốt. => Nuôi dưỡng và chăm sóc có ý nghĩa quan trọng để nâng cao năng suất và chất lượng vật nuôi. Câu hỏi:
Phương pháp giải: Liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr 49 Luyện tập:
Phương pháp giải: Quan sát Hình 9.2, liên hệ thực tế để trả lời. Lời giải chi tiết: 1. Quan sát Hình 9.2, ta thấy: Hình a: Tập cho vật nuôi non ăn sớm với các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng. Hình b: Tiêm vaccine cho vật nuôi Hình c: Vệ sinh nơi ở, chuồng nuôi cho vật nuôi Hình d: Cho vật nuôi vận động, tắm nắng Hình e: Cho vật nuôi bú sữa đầu Hình g: Sửu ấm cho vật nuôi 2. Lợi ích của từng công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non: - Cho bú sữa đầu vì sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp cho cơ thể vật nuôi non chống lại bệnh tật. - Tập cho ăn sớm với các loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng để bổ sung sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong sữa mẹ. - Sưởi ấm để tránh nhiễm lạnh làm phát sinh các bệnh về hô hấp, tiêu hoá cho vật nuôi non. - Cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nhiều với nắng sớm để cơ thể khoẻ mạnh và trao đổi chất tốt. - Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo, cho uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ; - Thường xuyên theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nhanh chóng cách li vật nuôi non nhiễm bệnh để tránh lây lan. Câu hỏi:
Phương pháp giải: Quan sát Hình 9.3, ta thấy các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống: - Cho vật nuôi vận động - Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh - Kiểm tra thể trọng và tinh dịch - Cho ăn lượng thức ăn phù hợp và đủ chất dinh dưỡng: năng lượng, Protein, chất khoáng, vitamin.
Lời giải chi tiết: Quan sát Hình 9.3, ta thấy các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống: - Cho vật nuôi đực giống vận động hằng ngày để cơ thể săn chắc, nhanh nhẹn, trao đổi chất tốt. - Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh: để vật nuôi đực có sức khỏe tốt, giữ chuồng nuôi sạch sẽ, tránh mầm bệnh. - Kiểm tra định kì thể trọng và tinh dịch của vật nuôi đực giống: Để đảm bảo sức sống của tinh trùng và chất lượng của tinh trùng. - Cho ăn lượng thức ăn phù hợp và đủ chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, chất khoáng, vitamin giúp vật nuôi đực giống phát triển, có cơ thể khỏe mạnh và thể trạng tốt. Câu hỏi tr 50 Câu hỏi:
Phương pháp giải: Phân tích bảng 9.2, ta thấy nuôi con cái sinh sản có thể chia làm ba giai đoạn: giai đoạn hậu bị, giai đoạn mang thai, giai đoạn nuôi con. Lời giải chi tiết: Vận dụng:
Phương pháp giải: Quan sát và liên hệ thực tế. Lời giải chi tiết: 1. + Những công việc đã làm tốt: - Tiêm phòng đầy đủ - Cho vật nuôi vận động thường xuyên - Cho vật nuôi ăn đủ các chất dinh dưỡng - Chuồng trại thông thoáng, khô sạch về mùa hè và ấm áp về mùa đông. + Những công việc chưa tốt: - Cho ăn thức ăn có mức năng lượng và protein cao, đầy đủ chất khoáng và vitamin - Cho vật nuôi tắm chải thường xuyên + Biện pháp khắc phục: Cần chú ý phân chia các gia đoạn của vật nuôi cái sinh sản ra rõ ràng hơn để chăm sóc chu đáo, phù hợp cho từng giai đoạn. 2. Ví dụ về nuôi dưỡng và chăm sóc chó con cảnh: - Thức ăn cho chó và nước uống - Không gian - Tập thể dục - Chải lông - Huấn luyện - Chăm sóc răng miệng, chân, khớp, - Đi khám sức khỏe Câu hỏi tr 51 Câu hỏi:
Phương pháp giải: Đọc nội dung mục 3 ở bước 2 ta thấy: - Chuồng nuôi kiểu thông thoáng tự nhiên, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông; nền chuồng có thể sử dụng lớp đệm lót; có hệ thống đèn điện sưởi. - Vườn thả dạng phẳng hoặc vườn đồi dốc, có cây bóng mát và cỏ xanh, có hố tắm cát và mảng sỏi, có tường rào bao quanh. - Giống gà phù hợp: Chọn các giống gà lấy thịt có chất lượng tốt và được ưa chuộng như gà ta hoặc gà lai ta. - Nuôi dưỡng: Chú ý đến thức ăn, cho ăn phù hợp với từng giai đoạn, nước uống, … - Chăm sóc: Chú ý cho gà vận động, vệ sinh chuồng trại, máng ăn, tiêm phòng đầy đủ, … Lời giải chi tiết: Đọc nội dung mục 3 ở bước 2, ta thấy: 1. Chuồng nuôi thích hợp cho gà thịt thả vườn là: - Chuồng nuôi kiểu thông thoáng tự nhiên, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông; nền chuồng có thể sử dụng lớp đệm lót (trấu, dăm bào sạch, …); có hệ thống đèn điện sưởi. - Vườn thả dạng phẳng hoặc vườn đồi dốc, có cây bóng mát và cỏ xanh, có hố tắm cát và mảng sỏi, có tường rào bao quanh. 2. Giống gà thích hợp để nuôi thả vườn là: - Chọn các giống gà lấy thịt có chất lượng tốt và được ưa chuộng như gà ta (Mía, Đông Tảo, Ri, …) hoặc gà lai ta. - Con giống 01 ngày tuổi đảm bảo khỏe mạnh. 3. Các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn: * Nuôi dưỡng: + Thức ăn: sử dụng ngô, thóc, cám gạo, cám ngô, …; thức ăn công nghiệp; và thức ăn tự nhiên trong vườn. + Cho ăn phù hợp với từng giai đoạn tuổi: - Giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi: sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc gạo tấm, bột ngô, rải mỏng thức ăn, cho ăn nhiều lần trong ngày. - Giai đoạn từ 21 đến 42 ngày tuổi: sử dụng thức ăn công nghiệp và phối trộn thêm thóc, gạo, ngô, rau, … cho ăn tự do, ngày 2 lần (sáng, chiều tối). - Giai đoạn từ 43 ngày tuổi đến xuất chuồng: tăng lượng thức ăn gấp đôi so với giai đoạn trước, cho ăn tự do, ngày 2 lần (sáng, chiều tối). + Nước uống: đảm bảo sạch, thay nước hằng ngày, cho uống tự do. * Chăm sóc: - Sau khi gà được một tháng tuổi, cần thường xuyên thả ra vườn để vận động và kiếm thức ăn. - Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống hằng ngày. - Thường xuyên quan sát gà để phát hiện những bất thường và xử lí kịp thời. - Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine. Câu hỏi tr 52 Ví dụ:
Phương pháp giải: Phân tích đề bài. Dựa vào công thức ở bước 3 trang 52. - Công thức tính chi phí cho nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn: Tổng chi phí = Chi phí con giống + Chi phí chuẩn bị chuồng trại + Chi phí thức ăn + Chi phí thuốc thú y + Chi phí điện, nước + Chi phí khác. Lời giải chi tiết:
Giả sử: 1 tháng có 30 ngày. Vận dụng:
Phương pháp giải: Xem lại nội dung mục 3 trang 51, 52. Lời giải chi tiết: Học sinh tự thực hiện. Ví dụ minh họa:
|