Giải đề thi học kì 1 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Na Dương

Giải đề thi học kì 1 lý lớp 10 năm 2020 - 2021 trường THPT Na Dương với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 1: Một vật được thả rơi không vận tốc đầu từ độ cao 125m so với mặt đất. Bỏ qua lực cản không khí. Lấy \(g = 10m/{s^2}\). Sau bao lâu vật rơi chạm đất?

A. 2s                            B. 3s

C. 4s                            D. 5s

Câu 2: Một chất điểm chuyển động trên đường tròn bán kính R = 50 cm với vận tốc 5m/s. Gia tốc hướng tâm của chuyển động là:

A. \(100m/{s^2}\)                    B. \(200m/{s^2}\)

C. \(50m/{s^2}\)                      D. \(10m/{s^2}\)

Câu 3: Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn:

A. tác dụng vào cùng một vật

B. tác dụng vào hai vật khác nhau

C. không bằng nhau về độ lớn

D. bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá

Câu 4: Một lò xo có độ cứng k = 160 N/m. Khi lò xo giãn một đoạn 5 cm so với độ dài tự nhiên, lực đàn hồi tác dụng lên lò xo là:

A. 8N                          B. 16N           

C. 80N                        D. 160N

Câu 5: Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

A. Có phương, chiều và độ lớn không đổi

B. Tăng đều theo thời gian

C. Bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của chuyển động chậm dần đều

D. Chỉ có độ lớn không đổi

Câu 6: Công thức của định luật Húc là:

A. \(F = ma\)               B. \(F = G\frac{{{m_1}{m_2}}}{{{r^2}}}\)

C. \(F = k\left| {\Delta l} \right|\)           D. \(F = \mu N\)

Câu 7: Chỉ ra kết luận sai trong các kết luận sau:

A. Lực là nguyên nhân làm cho vật chuyển động hoặc bị biến dạng

B. Lực là đại lượng vectơ

C. Lực tác dụng lên vật gây ra gia tốc cho vật

D. Có thể tổng hợp các lực đồng quy theo quy tắc hình bình hành

Câu 8: Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật chuyển động chậm dần vì có:

A. lực tác dụng ban đầu

B. phản lực

C. lực ma sát

D. quán tính

Câu 9: Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là

A. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)

B. \(s = {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)

C. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 cùng dấu)

D. \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)

Câu 10: Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song: “Ba lực đó phải có giá đồng phẳng và đồng quy, hợp của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba”. Biểu thức cân bằng lực của chúng là:

A. \(\overrightarrow {{F_1}}  - \overrightarrow {{F_3}}  = \overrightarrow {{F_2}} \)

B. \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)

C. \(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow {{F_3}} \)

D. \(\overrightarrow {{F_1}}  - \overrightarrow {{F_2}}  = \overrightarrow {{F_3}} \)

II. PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 11 (2 điểm): Một xe ô tô chỏe hàng nặng 400kg, đang chuyển động với vận tốc 18km/h thì đột nhiên tăng tốc, chuyển động nhanh dần đều. Sau 10s kể từ khi tâng tốc, xe có vận tốc 36km/h.

a) Tính gia tốc của xe.

b) Tính lực kéo của động cơ xe khi xe tăng tốc. Bỏ qua ma sát.

Câu 12 (3 điểm): Một chiếc xe tải có khối lượng m = 1000 kg bắt đầu trượt trên mặt đường nằm ngang khi chịu tác dụng của một lực kéo F = 5000N theo phương song song với mặt đường. Biết hệ số ma sát trượt giữa xe và mặt đường \({\mu _t} = 0,2\), lấy \(g = 10m/{s^2}\).

a) Hãy phân tích và biểu diễn hình vẽ?

b) Tính gia tốc của xe.

c) Quãng đường mà xe đi được trong 4 giây đầu.

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Thực hiện: Ban chuyên môn HocTot.XYZ

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

1. D

2. C

3. B

4. A

5. A

6. C

7. C

8. C

9. D

10. B

Câu 1:

Phương pháp

Thời gian vật rơi chạm đất là:

\(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}} \)

Cách giải

Vật chạm đất sau thời gian là:

\(t = \sqrt {\frac{{2h}}{g}}  = \sqrt {\frac{{2.125}}{{10}}}  = 5\left( s \right)\)

Chọn D

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng công thức tính gia tốc hướng tâm:

\(a = \frac{{{v^2}}}{r}\)

Cách giải

Gia tốc hướng tâm của chuyển động là:

\(a = \frac{{{v^2}}}{r} = \frac{{{5^2}}}{{{{50.10}^{ - 2}}}} = 50m/{s^2}\)

Chọn C

Câu 3:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về đặc điểm của ặp “lực và phản lực”.

Cách giải

Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.

Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

Chọn B

Câu 4:

Phương pháp

Vận dụng công thức tính lực đàn hồi:

\({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)

Cách giải

Lực đàn hồi tác dụng lên lò xo là:

\({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right| = {160.5.10^{ - 2}} = 8N\)

Chọn A

Câu 5:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Cách giải

Gia tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều là đại lượng vecto có phương, chiều và độ lớn không đổi theo thời gian.

Chọn A

Câu 6:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết định luật Húc.

Cách giải

Định luật Húc: Trong giới hạn đàn hồi, độ lớn của lực đàn hồi của lò xo tỉ lệ thuận với độ biến dạng của lò xo.

Biểu thức: \({F_{dh}} = k\left| {\Delta l} \right|\)

Chọn C

Câu 7:

Phương pháp

Cách giải

Lực không gây ra chuyển động cho vật, nó chỉ làm vật biến dạng hoặc thay đổi chuyển động của vật. => không gây ra gia tốc.

Chọn C

Câu 8:

Phương pháp

Cách giải

Lực ma sát ngược chiều chuyển động => cản trở chuyển động làm vật chuyển động chậm dần.

Chọn C

Câu 9:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về chuyển động thẳng chậm dần đều.

Cách giải

Phương trình chuyển động của chuyển động thẳng chậm dần đều là:

\(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{{a{t^2}}}{2}\) (a và v0 trái dấu)

Chọn D

Câu 10:

Phương pháp

Vận dụng lý thuyết về điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song.

Cách giải

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song:

\(\overrightarrow {{F_1}}  + \overrightarrow {{F_2}}  =  - \overrightarrow {{F_3}} \)

Chọn B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 11:

Phương pháp

- Sử dụng công thức tính gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

- Áp dụng biểu thức định luật II Niutơn: F = ma

Cách giải

Đổi \(\left\{ \begin{array}{l}18km/h = 5m/s\\36km/h = 10m/s\end{array} \right.\)

a)

Gia tốc của xe là:

\(a = \frac{{v - {v_0}}}{{\Delta t}} = \frac{{10 - 5}}{{10}} = 0,5m/{s^2}\)

b)

Lực kéo của động cơ xe khi xe tăng tốc là:

\(F = ma = 400.0,5 = 200N\)

Vậy \(a = 0,5m/{s^2};F = 200N\)

Câu 12:

Phương pháp

- Vận dụng kĩ năng phân tích lực.

- Áp dụng định luật II Niutơn.

- Áp dụng công thức: \(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Cách giải

a)

Các lực tác dụng lên vật gồm: \(\overrightarrow P ,\overrightarrow N ,\overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}} ,\overrightarrow {{F_k}} \) có phương và chiều như hình vẽ.

b)

Chọn chiều dương cùng chiều chuyển động.

Gốc thời gian là lúc xe bắt đầu xuất phát.

Phương trình định luật II Niuton viết cho vật là:

\(\overrightarrow P  + \overrightarrow N  + \overrightarrow {{F_{m{\rm{s}}}}}  + \overrightarrow {{F_k}}  = m\overrightarrow a \) (*)

Chiếu phương trình (*) lên chiều dương ta được:

\({F_k} - {F_{m{\rm{s}}}} = ma\)

\( \Rightarrow {F_k} - \mu mg = ma\)

\( \Rightarrow 5000 - 0,2.1000.10 = 1000.a\)

\( \Rightarrow a = \frac{{5000 - 0,2.1000.10}}{{1000}} = 3m/{s^2}\)

c)

Quãng đường mà xe đi được trong 4 giây đầu là:

\(s = {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2} = 0.4 + \frac{1}{2}{.3.4^2} = 24m\)

Vậy trong 4 giây đầu xe đi được 24m.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close