Đề thi học kì 1 môn sử lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Dương Minh ChâuGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Dương Minh Châu với cách giải nhanh và chú ý quan trọng ĐỀ 1 Câu 1. Thế nào là lãnh địa phong kiến? Đời sống kinh tế và chính trị trong các lãnh địa đó như thế nào? (4 điểm). Câu 2. Vương triều Mô-gôn có phải là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ không? Nêu những nét chính về vương triều Mô-gôn? (3 điểm). Câu 3. Trình bày những nét chính về lịch sử vương quốc Campuchia? (3 điểm) ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện bởi Ban chuyên môn HocTot.XYZ Câu 1. Phương pháp: Xem lại xã hội phong kiến Tây Âu, sgk trang 56. Lời giải: * Lãnh địa phong kiến: - Là một đơn vị chính trị và kinh tế cơ bản trong thời kì phong kiến phân quyền ở Tây Âu. - Mỗi lãnh chúa phong kiến đều có một lãnh địa riêng. - Mỗi lãnh địa là một khu đất rộng lớn bao gồm đất của lãnh chúa và đất khẩu phần: + Trong khu đất của lãnh chúa có những lâu đài, dinh thự, nhà thờ, nhà kho, chuồng trại,… có hào sâu, tường cao bao quanh, tạo thành những pháo đài kiên cố. + Đất khẩu phần ở xung quanh pháo đài được lãnh chúa giao cho nông nô cày cấy và thu thuế. * Đặc điểm kinh tế và chính trị trong lãnh địa: - Đặc điểm kinh tế: đóng kín, mang tính chất tự nhiên, tự cấp, tự túc, không có sự trao đổi buôn bán với bên ngoài. + Nông nô nhận ruộng đất của lãnh chúa cày cấy và nộp tô cho lãnh chúa. + Nông nghiệp: Kĩ thuật sản xuất đã có những tiến bộ đáng kể: biết dùng phân bón, gieo trồng theo thời vụ, biết dùng cày và bừa do ngựa kéo,… + Thủ công nghiệp: cũng chỉ hoạt động trong lãnh địa, nông nô làm các nghề phụ như dệt vải, may quần áo, làm công cụ,... lãnh chúa có những xưởng thủ công riêng như xưởng rèn, đồ gốm, may mặc. - Đặc điểm chính trị: mỗi lãnh địa là một đơn vị chính trị độc lập. + Các lãnh chúa có quyền cai trị lãnh địa của mình như một ông vua, có quân đội, toà án, pháp luật riêng, chế độ thuế khoá, tiền tệ riêng, có chế độ thuế khóa, tiền tệ, cân đong đo lường riêng. + Một số lãnh chúa lớn còn buộc nhà vua ban cho mình quyền “miễn trừ” không can thiệp vào lãnh địa của lãnh chúa. Như vậy, nhà vua thực chất cũng là một lãnh chúa lớn. + Trong các lãnh địa, lãnh chúa sống cuộc sống nhàn rỗi, xa hoa. Họ sống sung sướng trên sự bóc lột tô thuế và sức lao động của nông nô. Câu 2. Vương triều Mô-gôn có phải là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ không? Nêu những nét chính về vương triều Mô-gôn? (3 điểm). Phương pháp: Xem lại vương triều Mô-gôn, sgk trang 43, 44. Lời giải: Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những nét chính về vương triều Mô-gôn (1526 - 1707): 1. Hoàn cảnh ra đời: - Thế kỉ XV, Vương triều Hồi giáo Đê-li bắt đầu suy yếu, một số bộ phận dân Trung Á cũng theo Hồi giáo nhưng tự nhận là dòng dõi Mông Cổ, tấn công Ấn Độ, lập ra Vương triều Mô-gôn. - Vương triều Mô-gôn là thời kì cuối cùng của chế độ phong kiến Ấn Độ. Những ông vua đầu tiên đều ra sức củng cố vương triều theo hướng “Ấn Độ hóa” và xây dựng đất nước. Đến thời vua A-cơ-ba đã đạt được bước phát triển mới. 2. Chính sách của vua A-cơ-ba: - Xây dựng một chính quyền mạnh mẽ, dựa trên sự liên kết tầng lớp quý tộc, không phân biệt nguồn gốc. - Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo và hạn chế sự bóc lột của chủ đất, quý tộc. - Tiến hành đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng và hợp lí, thống nhất các hệ thống cân đong và đo lường. - Khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật. ⟹ Những chính sách của A-cơ-ba làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng. 3. Sự suy thoái của Vương triều Mô-gôn: - Hầu hết các vua của vương triều này đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị đất nước. - Vua Gia-han-ghi-a và Sa Gia-han đã lạm dụng quyền lực, công quỹ và sức lao động của người dân để xây dựng nhiều công trình kiến trúc, đặc biệt là lăng mộ Ta-giơ Ma-han và lâu đài Thành Đỏ làm cho sự đối kháng của nhân dân gia tăng. - Tình trạng chia rẽ và khủng hoảng xuất hiện trở lại. - Ao-reng-dep là ông vua cuối cùng của Vương triều Mô-gôn và phải đối diện với sự xâm lược của thực dân Anh. Câu 3. Trình bày những nét chính về lịch sử vương quốc Campuchia? (3 điểm) Phương pháp: Xem lại vương quốc Campuchia, sgk trang 50-52. Lời giải: Những nét chính về lịch sử vương quốc Campuchia: * Điều kiện tự nhiên, dân cư: - Đất nước Campuchia như một lòng chảo khổng lồ, xung quanh là rừng cao nguyên bao bọc, còn đáy chảo là Biển Hồ và vùng phụ cận với những cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ. - Tộc người chiếm đa số là Khơme. * Quá trình phát triển: - Là một trong những nước có lịch sử lâu đời và phát triển nhất ở Đông nam Á. - Từ thế kỉ VI đến VIII, lập nước Chân Lạp. - Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển của vương quốc Campuchia (thời kì Ăng-co huy hoàng) - sau này lấy tên Ăng-co đặt tên cho thời kì dài nhất và phát triển nhất của nước Campuchia phong kiến. + Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. + Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X - XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á. + Kinh đô Ăng-co với đền tháp đồ xộ như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom. - Cuối thế kỷ XIII suy yếu, sau 5 lần bị người Thái xâm, năm 1432 người Khơme bỏ kinh đô Ăng-co, lui về phía cư trú nam Biển Hồ (Phnôm Pênh) => Chính quyền phong kiến Campuchia luôn phải đối phó với những cuộc tấn công từ bên ngoài và mưu sát, tranh giành địa vị lẫn nhau => đất nước suy kiệt khi thực dân Pháp đến xâm lược (1863). * Văn hóa: rất độc đáo - Có chữ viết riêng từ chữ Phạn. Các bài văn bia ngoài phần mở đầu theo thói quen viết bằng chữ Phạn, còn phần lớn đều được viết bằng chữ Khơ-me cổ. - Văn học dân gian và văn học viết phản ánh tình cảm của con người đối với thiên nhiên, con người. - Kiến trúc Hin-đu giáo và kiến trúc Phật giáo: tiêu biểu là quần thể Ăng- co Vát và Ăng- co Thom. HocTot.XYZ
|