Đề thi học kì 1 môn sử lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Nguyễn Văn TrỗiGiải chi tiết đề thi học kì 1 môn sử lớp 10 năm 2019 - 2020 trường THPT Nguyễn Văn Trỗi với cách giải nhanh và chú ý quan trọng MÃ ĐỀ 002 I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Câu 1. (NB) Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất nào? A. Núi và cao nguyên. B. Cao nguyên. C. Đồng bằng. D. Núi. Câu 2. (NB) Nước nào đã phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C? A. Ai Cập. B. Ai Cập, Ấn Độ. C. Hi Lạp. D. Hi Lạp, Rô-ma. Câu 3. (VD) Được gọi là xã hội chiếm nô, xã hội có phải có đặc trưng tiêu biểu nhất là gì? A. Xã hội chủ yếu dựa trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ. B. Xã hội chỉ có hoàn toàn chủ nô và nô lệ. C. Chủ nô chiếm nhiều nô lệ. D. Chủ nô buôn bán, bắt bớ nô lệ. Câu 4. Dưới thời Tần - Hán, Trung Quốc đã phát động các cuộc chiến tranh xâm lược nào? A. Việt Nam, Ấn Độ. B. Triều Tiên, Ấn Độ, Việt Nam. C. Mông Cổ, Cham-pa. D. Bán đảo Triều Tiên, các nước phương Nam và Nam Việt. Câu 5. Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị là ba nhà thơ lớn dưới thời nào ở Trung Quốc? A. Thời nhà Đường. B. Thời nhà Hán. C. Thời nhà Tần. D. Thời nhà Tống. Câu 6. Chữ viết San-skơ-rít (chữ Phạn) được hoàn thiện dưới thời vua nào ở Ấn Độ? A. A-sô-ca. B. A-cơ-ba. C. Gúp-ta. D. Hác-sa. Câu 7. Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn được gọi là thời kì gì? A. Thời kì thịnh đạt. B. Thời kì Bay-on. C. Thời kì hoàng kim. D. Thời kì Ăng-co. Câu 8. Nước Lan Xang ở Lào được thành lập vào năm nào? A. 1533. B. 1363. C. 1353. D. 1336. II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày nguyên nhân ra đời, tổ chức, thể chế chính trị nền dân chủ, bản chất nền dân chủ của thị quốc ở các quốc gia cổ đại phương Tây? Câu 2. (2,0 điểm) Trình bày nhà Tần - Hán ở Trung Quốc thành lập như thế nào? Phân tích bộ máy nhà nước được tổ chức ra sao? Câu 3. (2,0 điểm) Nêu lên những điểm nổi bật trong văn hóa Ấn Độ dưới thời Gúp-ta? Văn hóa thời Gúp-ta đã ảnh hưởng như thế nào đến Ấn Độ ở giai đoạn sau này? Câu 4. (2,0 điểm) Ở Cam-pu-chia quá trình hình thành lập nước diễn ra như thế nào? Giai đoạn nào Cam-pu-chia phát triển thịnh đạt? Nêu rõ những biểu hiện của sự phát triển thịnh đạt? ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Thực hiện bởi Ban chuyên môn HocTot.XYZ
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm) Câu 1. Phương pháp: Xem lại thiên nhiên và đời sống con người, sgk lịch sử 10, trang 20 Cách giải: Phần lớn lãnh thổ của các nước phương Tây cổ đại được hình thành trên những vùng đất là núi và cao nguyên. Chọn: A Câu 2. Phương pháp: Xem lại văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, sgk lịch sử 10, trang 25 Cách giải: Cư dân Địa Trung Hải có nhu cầu sáng tạo ra một thứ chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản nhưng phải có khả năng ghép chữ linh hoạt thành từ để thể hiện ý nghĩ của con người. Hệ thống chữ cái của người Hi Lạp và Rô-ma ra đời từ đó. Đó là hệ chữ cái A, B, C,… ban đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay. Chọn: D Câu 3. Phương pháp: Phân tích những đặc điểm của thị quốc Địa Trung Hải để rút ra câu trả lời Cách giải: Xã hội của các quốc gia cổ đại Hi Lạp và Rô-ma có đặc trưng tiêu biểu là: - Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. - Trong đó: Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ. Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô. => Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ. Chọn: A Câu 4. Phương pháp: Xem lại Trung Quốc thời Tần - Hán, sgk lịch sử 10, trang 30 Cách giải: Nhà Tần và nhà Hán chiếm vùng thượng lưu sông Hoàng, thôn tính Trường Giang, chiếm phía đông Thiên Sơn, xâm lược Triều Tiên và đất đai của người Việt cổ. Chọn: D Câu 5. Phương pháp: Xem lại văn hóa Trung Quốc thời phong kiến, sgk lịch sử 10, trang 34 Cách giải: Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội lúc bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Tên tuổi các nhà thơ còn sáng mãi đến ngày nay, tiêu biểu nhất là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,… Chọn: A Câu 6. Phương pháp: Xem lại sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ, sgk lịch sử 10, trang 40 Cách giải: Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. Chọn: A Câu 7. Phương pháp: Xem lại vương quốc Cam-pu-chia, sgk lịch sử 10, trang 50 Cách giải: Thời kì phát triển của Vương quốc Cam-pu-chia kéo dài từ thế kỉ IX đến thế kỉ XV, còn được gọi là thời kì Ăng-co. Chọn: D Câu 8. Phương pháp: Xem lại Vương quốc Lào, sgk lịch sử 10, trang 52 Cách giải: Pha Ngừm là người đã có công thống nhất các mường Lào, lên ngôi vua năm 1353 và đặt tên nước là Lan Xang (nghĩa là Triệu Voi). Chọn: C II. PHẦN TỰ LUẬN (8.0 điểm) Câu 1. Phương pháp: Xem lại thị quốc Địa Trung Hải, sgk lịch sử 10, trang 22 Cách giải: * Nguyên nhân ra đời thị quốc: do tình trạng đất đai phân tán nhỏ và cư dân sống bằng nghề thủ công và thương nghiệp nên đã hình thành các thị quốc. * Tổ chức của thị quốc: - Nước thì nhỏ, nghề buôn phát triển nên cư dân tập trung ở thành thị. Phần chủ yếu của một nước là thành thị với một vùng đất đai trồng trọt xung quanh. - Thành thị có phố xá, lâu đài, đền thờ, sân vận động, nhà hát và bến cảng. Cho nên người ta gọi đó là thị quốc: hAten là thị quốc, đại diện cho cả Attích. * Thể chế chính trị nền dân chủ: - Quyền lực trong xã hội thuộc về chủ nô, chủ xưởng và nhà buôn => Hình thành thể chế dân chủ quyền lực. Hơn 30000 công nhân họp thành Đại hội công dân. Đại hội công dân bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, (không có vua), quyết định mọi công việc nhà nước. - Hội đồng 500 có vai trò như Quốc hội, người ta bầu 10 viên chức điều hành chính phủ, nhiệm kỳ một năm. - Hàng năm, mọi công dân họp một lần ở quảng trưởng, nơi ai cũng được phát biểu và biểu quyết những việc lớn của quốc gia. - Thể chế dân chủ phát triển nhất ở A-ten, nơi nào không có Hội đồng 500 thì cũng có đại hội nhân dân. * Bản chất của nền dân chủ cổ đại ở Hi Lạp, Rô-ma: Đó là nền dân chủ chủ nô, dựa vào sự bóc lột thậm tệ của chủ nô đối với nô lệ. Câu 2. Phương pháp: Xem lại Trung Quốc thời Tần, Hán, sgk lịch sử 10, trang 28 Cách giải: * Sự thành lập nhà Tần - Hán: - Nhà Tần: + Từ thời cổ đại, trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều quốc gia nhỏ của người Trung Quốc. Giữa các nước này thường xuyên xảy ra các cuộc xung đột, thôn tính lẫn nhau. + Đến thế kỉ IV TCN, Tần trở thành nước có tiềm lực về kinh tế và quân sự hơn cả. Dựa vào ưu thế đó, nhà Tần đã lần lượt tiêu diệt các đối thủ. + Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Quốc, lập ra nhà Tần. - Nhà Hán: Nhà Tần tồn tại được 15 năm, rồi bị cuộc khởi nghĩa của Trần Thắng, Ngô Quảng lãnh đạo làm cho suy sụp. Lưu Bang, một địa chủ phong kiến lên ngôi, lập ra nhà Hán (206 TCN - 220). * Bộ máy nhà nước thời Tần - Hán: - Thời Tần: + Ở trung ương: vua Tần tự xưng là Hoàng đế, tự coi mình là đấng tối cao, có quyền hành tuyệt đối, quyết định mọi vấn đề của đất nước. Dưới vua là hệ thống qua văn (Thừa tướng đứng đầu), quan võ (Thái úy đứng đầu). Ngoài ra còn có các quan coi giữ tài chính, lương thực,… + Ở địa phương: chia đất nước thành quận (Thái thú đứng đầu), huyện (Huyện lệnh đứng đầu). Các quan lại phải hoàn toàn tuân theo mệnh lệnh của Hoàng đế và pháp luật của nhà nước. - Thời Hán: bộ máy nhà nước giống thời Tần, nhưng được củng cố hơn, mở rộng hình thức tiến cử cả con em gia đình địa chủ tham gia vào chính quyền. Câu 3. Phương pháp: Xem lại Vương triều Gúp-ta và sự phát triển văn hóa truyền thống Ấn Độ, sgk lịch sử 10, trang 39 Cách giải: Những điểm nổi bật trong văn hóa Ấn Độ dưới thời Gúp-ta: * Về tư tưởng: - Phật giáo: phát triển, được truyền bá khắp Ấn Độ và nhiều nước xung quanh. Hàng chục ngôi chùa hang (đục đẽo hang đá thành chùa) được xây dựng. Cùng với chùa là những pho tượng Phật được điêu khắc bằng đá hoặc trên đá. - Ấn Độ giáo: là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. + Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là bốn thần : bộ ba Brama (thần Sáng tạo thế giới), Siva (thần Huỷ diệt), Visnu (thần Bảo hộ), và Inđra (thần Sấm sét). + Xây dựng nhiều ngôi đền bằng đá rất đồ sộ, hình chóp núi, là nơi ngự trị của thần thánh và cũng tạc bằng đá, hoặc đúc bằng đồng rất nhiều pho tượng thần thánh để thờ, với những phong cách nghệ thuật độc đáo. * Chữ viết: - Người Ấn Độ sớm có chữ viết. Ban đầu là kiểu chữ đơn sơ Brahmi, được dùng để khắc trên cột A-sô-ca, rồi được nâng lên sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hoàn thiện từ thời A-sô-ca cả chữ viết và ngữ pháp. - Ngôn ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để chuyển tải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ. * Kiến trúc, điêu khắc, văn học: có những công trình tuyệt vời, làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ, có giá trị vĩnh cửu, xuyên suốt thời gian lịch sử của loài người. Văn hóa thời Gúp-ta ảnh hưởng đến Ấn Độ ở giai đoạn sau: Thời kỳ này là sự định hình và phát triển của nền văn hoá truyền thống ở Ấn Độ. Câu 4. Phương pháp: Xem lại Vương quốc Cam-pu-chia, sgk lịch sử 10, trang 50 Cách giải: * Quá trình hình thành Vương quốc Cam-pu-chia: - Ở Cam-pu-chia tộc người chiếm đa số là người Khơ-me. Địa bàn sinh tụ đầu tiên là ở phía Bắc Cam-pu-chia ngày nay. - Người Khơ-me giỏi săn bắn, quen đào ao, đắp hồ trữ nước. Họ sớm tiếp xúc với văn hóa Ấn Độ, biết khắc bia bằng chữ Phạn. - Đến thế kỉ VI, vương quốc của người Khơ-me (Cam-pu-chia) được hình thành. * Thế kỷ IX đến XV là thời kỳ phát triển thịnh đạt của vương quốc Cam-pu-chia ( thời kì Ăng-co huy hoàng). Biểu hiện: - Nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, thủ công nghiệp phát triển. - Mở rộng lãnh thổ về phía đông: tiến đánh Cham-pa, trung và hạ lưu sông Mê Nam (Thái Lan), trung lưu sông Mê Công (Lào), tiến đến bắc bán đảo Mã Lai => Thế kỉ X - XII, Campuchia trở thành một trong những vương quốc mạnh và ham chiến trận nhất Đông Nam Á. - Kinh đô Ăng-co với đền tháp đồ sộ như Ăng-co Vát, Ăng-co Thom. HocTot.XYZ
|