Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Quang Trung

Tải về

Giải chi tiết đề thi học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Quang Trung với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

TRƯỜNG THPT QUANG TRUNG

Tổ Ngữ Văn

 

KIỂM TRA HỌC KÌ 1 - KHỐI 11

Năm học: 2019 - 2020

Môn: Ngữ Văn

Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)

 

I. ĐỌC - HIỂU (3.0 ĐIỂM)

        Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu:

     “....Người cao nhất, to nhất, giỏi nhất, đáng sợ nhất, nhiều kẻ thù nhất Việt Nam ... là thằng “con nhà người ta”

     Rồi nữa, đã hết đâu! “Bằng tuổi con bây giờ, ngày xưa, mẹ đã phải đi làm đồng, đi bán hàng, đi kiếm tiền, đi lao động....” (Nói chung là ngoan!)

“Bằng tuổi con ngày xưa, mẹ không bao giờ cãi bà, mẹ nghe lời ông, mẹ học giỏi!” (Nói chung cũng là ngoan!)

“Bằng tuổi con ngày xưa, ba đâu có được dùng điện thoại, đâu có được xem ti vi, không được ăn gà rán nhưng vẫn lao động và học tập rất giỏi....” (Nói chung là vô cùng ngoan!!!)

....

Ngày xưa thì nêu gương là một trong bốn phương pháp quan trọng của dạy học, nhưng giờ thì bỏ rồi, không so sánh nữa. Hằng trăm chỗ lệch, so làm sao được mà cứ so chứ?.... Ngày xưa, báo Hoa Học Trò còn thỉnh thoảng viết về thủ khoa, về các bạn học giỏi. Giờ thì thôi rồi, vì thấy tác dụng phụ của những tấm gương đó là toàn gây ra stress cho trẻ con và châm ngòi cho các cuộc cãi cọ trong nhà.

Mọi so sánh đều là khập khiễng! Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, gene khác nhau, phúc phần khác nhau....

Vậy nên, cuối cùng thì bảng xếp hạng quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm là bảng xếp hạng của con mình với chính nó. Con mình là ai, ở đâu? Nó thích cái gì, nó giỏi cái gì, nó kém cái gì, nó có hài lòng không? Nó có chiến lược nào riêng không? Chỉ so nó với chính nó ngày hôm qua hoặc so với tương lai, kiểu như “Nếu muốn ngày sau làm bác sĩ thì con còn thiếu cái abc này....”

Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi! Nhé, năn nỉ đấy!

(Trích Con nghĩ đi, mẹ không biết! - Nhà báo Thu Hà - NXB Văn Học, 2016)

Câu 1: (1,0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong văn bản trên?

Câu 2: (1.0 điểm) Trong văn bản, các bậc cha mẹ thường so sánh con với đối tượng nào và so sánh như thế nào?

Câu 3: (1.0 điểm) Anh/chị có tán đồng với sự so sánh của các bậc cha mẹ đó không? Vì sao?

II. LÀM VĂN (7.0 ĐIỂM)

Câu 1 (2.0 điểm)

     Từ nội dung của văn bản đọc - hiểu, anh/chi hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ để bày tỏ suy nghĩ của mình về quan điểm. Cha mẹ Chỉ nên so sánh con mình với chính nó, còn lại vứt hết các thể loại “con nhà người ta” đi”

Câu 2 (5.0 điểm)

      Bằng sự hiểu biết của mình về truyện ngắn Chữ người tử từ của nhà văn Nguyễn Tuân, anh/chị hãy lý giải vì sao cảnh cho chữ trong tác phẩm lại là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”?

.................................Hết........................................

 

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

I.ĐỌC HIỂU

Câu 1:

* Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ

*Cách giải:

- Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: phương thức nghị luận

Câu 2:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

- Đối tượng: “con nhà người ta”, bố mẹ ngày xưa.

- Các bậc cha mẹ thường so sánh con mình thua kém về mọi mặt so với “con nhà người ta” và bố mẹ ngày xưa.

Câu 3:

* Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

*Cách giải:

- Không tán đồng.

- Vì:

+ Mọi so sánh đều là khập khiễng! Điều kiện gia đình khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, xuất phát điểm khác nhau, gene khác nhau, phúc phần khác nhau bởi vậy mà không thể đánh đồng ai cũng như ai và mặc định so sánh con mình với “con nhà người ta” và so sánh con mình với thời đại của bố mẹ ngày xưa được.

+ Việc so sánh trên gây nên những áp lực cho trẻ và ảnh hưởng xấu đến tâm lý và sự phát triển của trẻ

II.LÀM VĂN

Câu 1:

*Phương pháp: Phân tích, tổng hợp, bình luận

*Cách giải:

Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu đoạn văn nghị luận xã hội trình bày về quan điểm đưa ra.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức:

Gợi ý:

* Bình luận

- Đây là một nhận định đúng.

- Vì mỗi cá thể khác nhau về hoàn cảnh, xuất thân, thời đại,… (dẫn chứng)

- Sự phát triển của mỗi người không chỉ phụ thuộc vào sự cố gắng của người đó mà còn ở những yếu tố khách quan:

+ Một gia đình khó khăn không thể đem so sánh với một gia đình giàu có. Các em sống trong gia đình giàu có có nhiều điều kiện để phát triển hơn.

+ Thời đại bây giờ không thể so sánh với thời đại ngày xưa. Bây giờ, công nghệ phát triển, các em có nhiều điều kiện tiếp cận đồng thời đó cũng là những cám dỗ thách thức các em.

+ Đứa trẻ này cũng không thể so sánh với đứa trẻ khác về sự thông minh bởi gene từ bố mẹ của chúng là khác nhau. Và mỗi người có một khả năng, một tính cách riêng nên chúng ta không thể đánh đồng tất cả.

- Mỗi người là một cá thể khác nhau, những điểm mạnh điểm yếu khác nhau bởi vậy không nên so sánh.

- Sự thành bại ở một giai đoạn không có ý nghĩa trong suốt cả cuộc đời. Mọi người cần có cách ứng xử trước con em của mình để có được sự phát triển và khuyến khích các em về lâu dài.

*Phản đề:

- Nói như vậy không có nghĩa là ủng hộ những bạn chưa biết cố gắng.

- Phê phán thái độ sống hèn nhát, lười biếng, dễ gục ngã, mất niềm tin của một số bạn trẻ.

* Bài học nhận thức và hành động

- Cần phải có cái nhìn khách quan, bao quát đối với từng đối tượng để các em có thể phát triển tốt hơn.

- Học sinh cần ra sức rèn luyện, trau dồi, phát triển bản thân để chứng minh khả năng riêng của mình với mọi người.

Câu 2:

*Phương pháp:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

*Cách giải:

Yêu cầu hình thức:

- Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.

- Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

Yêu cầu nội dung:

* Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại, là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ.

- Nét nổi bật trong phong cách của Nguyễn Tuân là ở chỗ, Nguyễn Tuân luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mỹ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mỹ.

- Truyện ngắn Chữ người tử từ lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in lần đầu tiên năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau được lựa chọn vào tập truyện Vang và bóng một thời, 1940. Các lần tái bản sau, Vang và bóng một thời được đổi tên là Vang bóng một thời và Dòng chữ cuối cùng được đổi tên là Chữ người tử tù.

* Cảnh cho chữ - cảnh tượng xưa nay chưa từng có

- Tóm tắt nội dung chính tác phẩm

- Vị trí của cảnh cho chữ

Tình huống cho chữ chưa từng có

- Địa điểm cho chữ đặc biệt:

+ Thông thường cho chữ ở nơi thư phòng yên tĩnh, không khí trang trọng.

+ Cảnh cho chữ lại diễn ra ở địa điểm nhà tù tối tăm, ẩm thấp, mặt đất đầy phân chuột, phân gián.

- Thời điểm cho chữ:

+ Khi người viết chữ ở vào tâm thế thoải mái, thanh thản, tâm tĩnh để tạo ra nét chữ giàu ý nghĩa.

+ Cảnh cho chữ trong tác phẩm: đêm khuya, thời khắc cuối đời của người cho chữ.

- Vị thế của người cho chữ và người xin chữ có sự đảo lộn

+ Người cho chữ: người sáng tạo ra cái đẹp, ở vị thế của tử tù, người ban phát cái đẹp, giáo dục quản tù

+ Người xin chữ: quản ngục, được giáo dục.

→ Cảnh tượng chưa từng có

Nghệ thuật: Dùng thủ pháp đối lập tương phản để dựng lên song hành cảnh nhà giam và cảnh cho chữ

→ Nhà văn truyền tải thông điệp: sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp của cái thiện ở trên cuộc đời này.

- Sự cảm hóa chưa từng có:

+ Lời khuyên của tử tù khuyên quản ngục giữ thiên lương

+ Hành động của quản ngục : “kẻ mê muội này xin bái lĩnh”

Ý nghĩa của cảnh cho chữ:

- Tỏa sáng vẻ đẹp của các nhân vật

- Làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm.

- Tài năng nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân:

+ Phát huy cao độ bút pháp lãng mạn (vượt xa cái nhạt nhòa, tầm thường)

+ Nổi bật nghệ thuật đối lập tương phản

+ Dàn dựng theo nghệ thuật điển ảnh (nhịp điệu chậm rãi, cảnh hiển ra như cuốn phim điện ảnh, mảng tối, sáng, nhân vật hiện lên rõ nét)

+ Từ Hán Việt (dựng lại không khí thời đã qua, cổ kính, trang nghiêm, bi tráng)

* Tổng kết

HocTot.XYZ

Tải về

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close