Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc

Giải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 Sở GD - ĐT Vĩnh Phúc với cách giải nhanh và chú ý quan trọng

Đề bài

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)

Câu 1: Trong một môi trường vật chất truyền ánh sáng, chiết suất tuyệt đối của môi trường

A. luôn lớn hơn 1         B. luôn nhỏ hơn 1 

C. luôn bằng 1             D. luôn bằng 0

Câu 2: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng

A. lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong đó.

B. lực hút tác dụng lên các vật đặt trong nó.

C. lực đẩy tác dụng lên các vật đặt trong nó.

D. lực điện tác dụng lên điện tích đứng yên.

Câu 3: Trong quang học mắt thu gọn tương đương với

A. một gương phẳng 

B. một thấu kính phân kì

C. một lăng kính 

D. một thấu kính hội tụ

Câu 4: Ảnh của một vật sáng qua thấu kính phân kỳ

A.luôn lớn hơn vật 

B. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật

C. luôn nhỏ hơn vật 

D. luôn ngược chiều với vật

Câu 5: Trong khoảng thời gian \(\Delta t\), độ biến thiên từ thông qua mạch kín là \(\Delta \Phi \). Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch được xác định theo công thức

A.\({e_c} =  - \left| {\frac{{\Delta t}}{{\Delta \Phi }}} \right|\)         

B. \({e_c} =  - \frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}\) 

C. \(\left| {{e_c}} \right| = \left| {\Delta \Phi .\Delta t} \right|\)   

D. \(\left| {{e_c}} \right| = \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\)

Câu 6: Công thức xác định cảm ứng từ tại tâm của vòng dây dẫn tròn có bán kính R mang dòng điện I là

A.\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}I.R\)

B.\(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{R}\)

C. \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{R}\) 

D. \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{R}\)

Câu 7: Một vật ság AB đặt vuông góc với trục chính, trước thấu kính hội tụ một khoảng bằng hai lần tiêu cự của thấu kính. Thấu kính tạo ra

A. ảnh ảo cùng chiều với vật và kích thước nhỏ hơn vật

B. ảnh ảo cùng chiều với vật và kích thước bằng vật

C. ảnh thật ngược chiều với vật và kích thước bằng vật

D. ảnh thật ngược chiều với vật và kích thước lớn hơn vật

Câu 8: Cho hai dây dẫn đặt gần nhau và song song với nhau. Khi có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì hai dây dẫn

A. không tương tác                 B. hút nhau 

C. vừa đẩy, vừa hút                 D. đẩy nhau

Câu 9: Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ

A. tròn                          B. tam giác 

C. tứ giác                      D. lục giác

Câu 10: Một vòng dây dẫn phẳng có diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vecto cảm ứng từ và vecto pháp tuyến là \(\alpha \). Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức

A.\(\Phi  = B{\rm{S}}.\sin \alpha \) 

B. \(\Phi  = B{\rm{S}}.cos\alpha \)

C. \(\Phi  = B{\rm{S}}.tan\alpha \)

D. \(\Phi  = B{\rm{S}}.\cot {\rm{a}}n\alpha \)

Câu 11: Hiện tượng phản xạ toàn phần là hiện tượng

A. phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

B. tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

C. ánh sáng bị đổi hướng đột ngột khi truyền mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

D. ánh sáng bị phản xạ trở lại khi gặp bề mặt nhẵn.

Câu 12: Một ống dây dẫn hình trụ có chiều dài l gồm N vòng, tiết diện thẳng S. Biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây đặt trong không khí là

A.\(L = {4.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S\)

B. \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{l}{N}S\)

C. \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{N}{l}S\) 

D. \(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S\)

II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 13 (1,0 điểm): Viết công thức xác định cảm ứng từ của từ trường gây bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài và dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ. 

Câu 14 (1,0 điểm): Trình bày định luật Lenxơ về chiều dòng điện cảm ứng.

Câu 15 (1,0 điểm): Thế nào là điểm cực viễn của mắt? Khi quan sát vật ở cực viễn, mắt ở trạng thái nào?

Câu 16 (1,0 điểm): Chiếu chùm tia sáng song song, hẹp đi từ nước có chiết suất \({n_1} = \frac{4}{3}\) sang thủy tinh có chiết suất \({n_2} = 1,52\) với góc tới \(i = {30^0}\). Tính góc khúc xạ.

Câu 17 (1,0 điểm): Một đoạn dây dẫn MN dài l = 20 cm có dòng điện cường độ I = 5A chạy qua. Đoạn dây đặt trong từ trường đều có vecto cảm ứng từ \(\overrightarrow B \) vuông góc với đoạn dây và có độ lớn B = 0,04 T. Tính độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn MN.

Câu 18 (1,0 điểm): Một khung dây dẫn phẳng, diện tích 40 cm2, gồm 100 vòng dây đặt trong từ trường đều cảm ứng từ có độ lớn B = 2.10-4 T. Vecto cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung dây một góc 300. Giảm đều cảm ứng từ đến không trong thời gian 0,01s. Xác định suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây.

Câu 19 (1,0 điểm): Vật sáng AB đặt ở hai vị trí cách nhau a = 10 cm, thấu kính đều cho ảnh cao gấp 2 lần vật. Tính tiêu cự của thấu kính. 

Lời giải chi tiết

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM

1.A

2.A

3.D

4.C

5.D

6.C

7.C

8.B

9.B

10.B

11.A

12.D

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1:

Phương pháp

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng luôn lớn hơn 1.

Cách giải

Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng luôn lớn hơn 1.

\(n = \frac{c}{v} > 1\)

Chọn A

Câu 2:

Phương pháp

Sử dụng định nghĩa từ trường.

Cách giải

Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng lực từ lên nam châm hay dòng điện đặt trong đó.

Chọn A

Câu 3:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về cấu tạo của mất.

Cách giải

Mắt tương tự như một máy ảnh, trong đó:

+ Thấu kính mắt ó vật kính

+ Võng mạc ó phim

=>Xét về phương diện quang hình, mắt có tác dụng tương đương với hệ thấu kính hội tụ.

Chọn D

Câu 4:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết về vị trí vật- ảnh qua thấu kính phân kì.

Cách giải

Vật qua thấu kính phân kì luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật.

Chọn C

Câu 5:

Phương pháp

Định luật Fa-ra-đây: Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

Cách giải

Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong một mạch kín được xác định theo công thức:

\(\left| {{e_c}} \right| = \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\)

Chọn D

Câu 6:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết từ trường của dòng điện chạy trong dây dẫn uốn thành vòng tròn.

Cách giải

Cảm ứng từ tại tâm của vòng dây dẫn tròn có bán kính R mang dòng điện I được xác định bằng công thức:

\(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.\frac{I}{R}\)

Chọn C

Câu 7:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết đặc điểm của ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ.

Cách giải

Theo đề bài ta có: d = 2f => d’ = 2f => ảnh thật ngược chiều với vật và bằng vật.

Chọn C

Câu 8:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết lực tương tác giữa hai dòng điện thẳng song song.

Cách giải

Hai dây dẫn song song có các dòng điện I1, I2 tác dụng lực hút lên nhau khi I1 và I2 cùng chiều, lực đẩy khi I1 và I2 ngược chiều.

Chọn B

Câu 9:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết định nghĩa lăng kính.

Cách giải

Lăng kính là một khối chất trong suốt, đồng chất, thường có dạng lăng trụ tam giác.

Chọn B

Câu 10:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết từ thông.

Cách giải

Từ thông qua diện tích S được xác định theo công thức:

\(\Phi  = B{\rm{S}}.cos\alpha \)

Chọn B

Câu 11:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.

Cách giải

Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt.

Chọn A

Câu 12:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết bài tự cảm.

Cách giải

Biểu thức tính hệ số tự cảm của ống dây đặt trong không khí là

\(L = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{{{N^2}}}{l}S\)

Chọn D

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 13:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết bài: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt.

Cách giải

-Cảm ứng từ của từ trường gây ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài:

\(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r}\)

- Cảm ứng từ của từ trường gây ra bởi dòng điện chạy trong ống dây dẫn hình trụ:

\(B = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{N}{l}I\)

Trong đó: N là tổng số vòng dây, l là độ dài hình trụ.

Câu 14:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết bài: Từ thông – Cảm ứng điện từ.

Cách giải

Nội dung định luật Lenxơ:

Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu qua mạch kín.

Định luật Lenxơ cho phép ta xác định chiều dòng điện cảm ứng xuất hiện trong mạch kín.

Câu 15:

Phương pháp

Sử dụng lý thuyết điểm cực viễn.

Cách giải

-Khi mắt không điều điều tiết, điểm trên trục của mắt mà ảnh được tạo ra ngay tại màng lưới gọi là điểm cực viễn \({C_V}\) (hay viễn điểm) của mắt. Đó cũng là điểm xa nhất mà mắt có thể nhìn rõ.

Khoảng \(O{C_V}\) gọi là khoảng cực viễn của mắt. Đối với mắt không có tật, điểm cực viễn ở xa vô cùng.

Câu 16:

Phương pháp

Sử dụng công thức của định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)

Cách giải

Ta có: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\)

\( \Leftrightarrow \frac{4}{3}\sin {30^0} = 1,52\sin r \Leftrightarrow \sin r = \frac{{25}}{{57}} \\\Rightarrow r = {26^0}\)

Vậy góc khúc xạ \(r = {26^0}\)

Câu 17:

Phương pháp

Sử dụng công thức lực từ: \(F = IlB\sin \alpha \)

Cách giải

Ta có: \(F = IlB\sin \alpha  = {5.20.10^{ - 2}}.0,04.\sin {90^0} = 0,04N\)

Vậy độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn MN là: 0,04 N.

Câu 18:

Phương pháp

Sử dụng biểu thức độ lớn suất điện động cảm ứng \(\left| {{e_c}} \right| = \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\)

Cách giải

Tóm tắt

\(S = 40c{m^2} = {40.10^{ - 3}}m\)

N = 100 vòng

\(B = {2.10^{ - 4}}T;\Delta t = 0,01s\)

\(\overrightarrow B \) hợp với mặt phẳng khung dây góc \({30^0}\) => \(\left( {\overrightarrow n ,\overrightarrow B } \right) = {60^0}\)

Lời giải

Độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là:

\(\left| {{e_c}} \right| = \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right| = N.S.\cos \alpha .\frac{{\left| {\Delta B} \right|}}{{\Delta t}} \\= {100.4.10^{ - 3}}.\cos {60^0}\frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{{0,01}} = {4.10^{ - 3}}V\)

Vậy suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây có độ lớn là \({4.10^{ - 3}}V\)

Câu 19:

Phương pháp

Sử dụng các công thức\(\left\{ \begin{array}{l}k =  - \frac{{d'}}{d}\\\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\end{array} \right.\)

Cách giải

Hai vị trí đều cho ảnh lớn gấp hai lần vật tương ứng với:

\(k =  - \frac{{d'}}{d} =  \pm 2 \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}d' = 2{\rm{d}}\\d' =  - 2{\rm{d}}\end{array} \right.\)

Với \(d' = 2{\rm{d}} \Rightarrow \frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{2{\rm{d}}}} \Rightarrow d = \frac{3}{2}f\)

Với \(d' =  - 2{\rm{d}} \Rightarrow \frac{1}{d} - \frac{1}{{2{\rm{d}}}} = \frac{1}{f} \Rightarrow d = \frac{1}{2}f\)

Lại có: \(\Delta d = a = \frac{3}{2}f - \frac{1}{2}f = 5cm \Leftrightarrow f = 5cm\)

Vậy tiêu cự của thấu kính là f = 5cm. 

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close