Giải đề thi học kì 2 lý lớp 11 năm 2019 - 2020 UBND Thành Phố Biên HòaGiải chi tiết đề thi học kì 2 môn lý lớp 11 năm 2019 - 2020 UBND Thành Phố Biên Hòa với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Đề bài I.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6đ) Câu 1: Cho các phát biểu sau về thấu kính hội tụ: (1) Thấu kính hội tụ có phần rìa mỏng hơn phần giữa (2) Thấu kính hội tụ có hình dạng bất kỳ (3) Thấu kính hội tụ còn gọi là thấu kính lồi (4) Thấu kính hội tụ có phần rìa và phần giữa bằng nhau Số phát biểu đúng là: A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 2: Suất điện động cảm ứng là suất điện động A.được sinh bởi dòng điện cảm ứng B.sinh ra dòng điện trong mạch kín C.sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín D.được sinh bởi nguồn điện hóa học Câu 3: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở ngoài khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là A.ảnh thật, ngược chiều với vật B.ảnh thật, cùng chiều với vật C.ảnh ảo, cùng chiều với vật D.ảnh ảo, ngược chiều với vật Câu 4: Cho các phát biểu sau về các tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ: (1) Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm ảnh chính F’ (2) Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló truyền thẳng (3) Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính của thấu kính cho tia ló truyền thẳng (4) Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính F của thấu kính cho tia ló song song với trục chính. Số phát biểu đúng là A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 5: Thấu kính phân kì là loại thấu kính A. có phần rìa dày hơn phần giữa B. có phần rìa mỏng hơn phần giữa C. biến đổi chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ D. có thể làm bằng chất rắn trong suốt. Câu 6: Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là A. ảnh ảo ngược chiều với vật B. ảnh ảo cùng chiều với vật C. ảnh thật cùng chiều với vật D. ảnh thật ngược chiều với vật Câu 7: Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là A. ảnh ảo, ngược chiều với vật,luôn nhỏ hơn vật B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật C. ảnh ảo, ngượcchiều với vật, luôn lớn hơn vật D. ảnh thật cùng chiều, và lớn hơn vật. Câu 8: Tính chất cơ bản của từ trường là A. gây ra lực hấp dẫn lên các vật đặt trong nó. B. gây ra sự biến đổi về tính chất điện của môi trường xung quanh. C. gây ra lực đàn hồi tác dụng lên các dòng điện và nam châm đặt trong nó. D. gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó. Câu 9: Nhận định nào sau đây không đúng về cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài? A.phụ thuộc hình dạng dây dẫn B.phụ thuộc bản chất dây dẫn C.phụ thuộc môi trường xung quanh D.phụ thuộc độ lớn dòng điện Câu 10: Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông qua mạch gây ra bởi A. sự biến thiên của chính cường độ dòng điện trong mạch. B. sự chuyển động của mạch với nam châm. C. sự biến thiên của từ trường Trái đất. D. sự chuyển động của nam châm với mạch. Câu 11: Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng A. ánh sáng bị gãy khúc khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. B. ánh sáng bị giảm cường độ khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. C. ánh sáng bị hắt lại môi trường cũ khi truyền tới mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. D. ánh sáng bị thay đổi màu sắc khi truyền qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. Câu 12: Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và A. tác dụng lực điện lên điện tích B. tác dụng lực hút lên các vật C. tác dụng lực đẩy lên các vật đặt trong nó D. tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. Câu 13: Phát biểu nào sau đây không đúng? Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện vì: A. có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt song song cạnh nó. B. có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó. C. có lực tác dụng lên một dòng điện khác song song cạnh nó. D. có lực tác dụng lên một hạt mang điện đứng yên đặt cạnh nó. Câu 14: Một khung dây tròn bán kính 30 cm gồm 10 vòng dây. Cường độ dòng điện qua khung là 0,3 A. Tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây? A.6,28.10-6 T B. 6,28.106 T C. 3,14.10-6 T D. 2.10-6 T Câu 15: Dòng điện 2 A chạy trong dây dẫn thẳng dài. Cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 10cm có độ lớn bằng bao nhiêu? A.\(4\pi {.10^{ - 6}}T\) B. \({4.10^{ - 6}}T\) C. \(8\pi {.10^{ - 6}}T\) D. \({4.10^6}T\) Câu 16: Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho ta tia ló A. đi qua tiêu điểm của thấu kính B. song song với trục chính của thấu kính C. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì D. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính Câu 17: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 H, cường độ dòng điện của ống dây giảm đều đặn từ 2 A về 0 trong khoảng thời gian là 4s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là: A.0,06 V B. 0,04 V C. 0,05 V D. 0,03 V Câu 18: Độ lớn cảm ứng từ sinh bởi dòng điện chạy trong ống dây tròn phụ thuộc A.chiều dài ống dây B. số vòng dây trên một mét chiều dài ống C. đường kính ống D. số vòng dây của ống Câu 19: Trong các nhận định sau về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định không đúng là A. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến B. Tia khúc xạ nằm ở môi trường thứ 2 tiếp giáp với môi trường chứa tia tới C. Khi góc tới bằng 0, góc khúc xạ cũng bằng 0 D. Góc khúc xạ luôn bằng góc tới Câu 20: Một diện tích S đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B, góc giữa vecto cảm ứng từ và vecto pháp tuyến là \(\alpha \). Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức A.\(\Phi = B{\rm{Sctan}}\alpha \) B. \(\Phi = B{\rm{Ssin}}\alpha \) C. \(\Phi = B{\rm{Scos}}\alpha \) D. \(\Phi = B{\rm{Stan}}\alpha \) II.PHẦN TỰ LUẬN (4đ) Bài 1: Một cuộn dây tròn gồm 100 vòng dây, có diện tích 40 cm2 đặt trong một từ trường đều có vecto cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng vòng dây. Trong thời gian \(\Delta t = 0,02\) giây, độ lớn của cảm ứng từ tăng đều từ 0 T đến 4.10-3T. Xác định độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây. Bài 2: Vật AB cao 2,5 cm đặt trước một thấu kính hội tụ có tiêu cự 20 cm và vật cách thấu kính 30 cm. Xác định vị trí, tính chất và chiều cao ảnh A’B’ qua thấu kính. Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAIHAY.COM I.PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Phương pháp Sử dụng lý thuyết đặc điểm của thấu kính hội tụ. Cách giải -Thấu kính hội tụ thường có phần rìa mỏng hơn phần giữa. => (1) đúng, (4) sai - Thấu kính lồi hay còn gọi là thấu kính hội tụ => (3) đúng. - Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có hình dạng nhất định => (2) sai Có 2 đáp án đúng là (1) và 3). Chọn B Câu 2: Phương pháp Sử dụnh lý thuyết định nghĩa suất điện động cảm ứng. Cách giải Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. Chọn C Câu 3: Phương pháp Sử dụng lý thuyết ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Cách giải Khi đặt vật ngoài khoảng tiêu cự => ảnh thật, ngược chiều với vật . Chọn A Câu 4: Sử dụng lý thuyết đặc điểm ba tia sáng đặc biệt. Phương pháp - Tia tới song song với trục chính cho tia ló qua tiêu điểm ảnh chính F’ - Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính cho tia ló truyền thẳng - Tia tới đi qua tiêu điểm vật chính F của thấu kính cho tia ló song song với trục chính. Vậy phát biểu (1).(2),(4) đúng. Số phát biểu đúng là 3 Chọn C Cách giải Câu 5: Phương pháp Sử dụng lý thuyết định nghĩa thấu kính phân kỳ. Cách giải Thấu kính phân kì là loại thấu kính có phần rìa dày hơn phần giữa. Khi chùm tia tới song song đi qua thấu kính, chùm ló ra là chùm phân kỳ. Chọn A Câu 6: Phương pháp Sử dụng lý thuyết sự tạo ảnh của tháu kính hội tụ. Cách giải Vật sáng ở trong khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ => cho ảnh ảo, cùng chiều với vật và lớn hơn vật. Chọn B Câu 7: Phương pháp Sử dụng lý thuyết ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. Cách giải Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ luôn là ảnh ảo,nhỏ hơn vật và cùng chiều với vật. Chọn B Câu 8: Phương pháp Sử dụng lý thuyết định nghĩa từ trường: Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó. Cách giải Tính chất cơ bản của từ trường là gây ra lực từ tác dụng lên nam châm hoặc dòng điện đặt trong nó. Chọn D Câu 9: Phương pháp Sử dụng lý thuyết đặc điểm của cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài. Sử dụng công thức \(B = {2.10^{ - 7}}\frac{I}{r}\) Cách giải Cảm ứng từ B tại điểm M: + Tỉ lệ với cường độ dòng điện I gây ra từ trường + Phụ thuộc vào dạng hình học của dây dẫn + Phụ thuộc vào vị trí điểm M + Phụ thuộc vào mi trường xung quanh Chọn B Câu 10: Phương pháp Sử dụng lý thuyết định nghĩa hiện tượng tự cảm. Cách giải Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch. Chọn A Câu 11: Phương pháp Sử dụng lý thuyết định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Cách giải Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau. Chọn A Câu 12: Phương pháp Sử dụng lý thuyết định nghĩa từ trường: Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của lực từ tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó. Cách giải Từ trường là dạng vật chất tồn tại trong không gian và tác dụng lực từ lên nam châm và dòng điện. Chọn D Câu 13: Phương pháp Cách giải Người ta nhận ra từ trường tồn tại xung quanh dây dẫn mang dòng điện bằng 3 cách: + Có lực tác dụng lên một dòng điện khác đặt cạnh nó. + Có lực tác dụng lên một kim nam châm đặt cạnh nó. + Có lực tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động dọc theo nó. Chọn D Câu 14: Phương pháp Sử dụng công thức tính cảm ứng từ tại tâm của khung dây: \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.N\frac{I}{R}\) Cách giải Ta có: \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}.N\frac{I}{R}\) \( \Rightarrow B = 2\pi {.10^{ - 7}}.10.\frac{{0,3}}{{{{30.10}^{ - 2}}}} = 6,{28.10^{ - 6}}T\) Chọn A Câu 15: Phương pháp Sử dụng công thức tính cảm ứng từ trong dây dẫn thẳng dài: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\) Cách giải Ta có: \(B = {2.10^{ - 7}}.\frac{I}{r}\) \( \Rightarrow B = {2.10^{ - 7}}.\frac{2}{{{{10.10}^{ - 2}}}} = {4.10^{ - 6}}T\) Chọn B Câu 16: Phương pháp Sử dụng lý thuyết ảnh của vật tạo bởi thấu kính phân kỳ. Cách giải Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho ta tia ló có đường kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính Chọn D Câu 17: Phương pháp Sử dụng công thức \(\left| {{e_{tc}}} \right| = \left| { - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right|\) Cách giải Ta có: \(\left| {{e_{tc}}} \right| = \left| { - L\frac{{\Delta i}}{{\Delta t}}} \right| = \left| { - 0,1.\frac{{\left( {2 - 0} \right)}}{4}} \right| = 0,05V\) Chọn C Câu 18: Phương pháp Cách giải Độ lớn cảm ứng từ sinh ra bởi dòng điện chạy t rong ống dây tròn là: \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}\frac{N}{l}I\) , Trong đó: \(\frac{N}{l} = n\) là số vòng dây trên một mét chiều dài ống. Chọn B Câu 19: Phương pháp Sử dụng lý thuyết về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Sử dụng biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng: \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\) Cách giải Khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất n1 sáng môi trường có chiết suất n2 thì \({n_1}\sin i = {n_2}\sin r\) Do \({n_1} \ne {n_2} \Rightarrow {i_1} \ne {i_2}\) (trừ trường hợp tia sáng truyền thẳng) Chọn D Câu 20: Phương pháp Sử dụng lý thuyết từ thông. Cách giải Từ thông qua diện tích S được tính theo công thức: \(\Phi = B{\rm{S}}\cos \alpha \) Chọn C II. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1: Phương pháp Sử dụng các công thức \(\left\{ \begin{array}{l}\Phi = B{\rm{S}}\cos \alpha \\{e_{tc}} = \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right|\end{array} \right.\) Cách giải Tóm tắt \(S = 40c{m^2} = {4.10^{ - 3}}m\) \(\Delta t = 0,02{\rm{s}};\Delta {\rm B} = {4.10^{ - 3}}T\) N = 100 vòng \(\overrightarrow B \bot \) mặt phẳng vòng dây \( \Rightarrow \left( {\overrightarrow n ,\overrightarrow B } \right) = {0^0}\) \({e_{tc}} = ?\) Lời giải Độ biến thiên từ thông : \(\Delta \Phi = \Delta B.S.\cos \alpha \\= {4.10^{ - 3}}{.4.10^{ - 3}}.\cos {0^0} = 1,{6.10^{ - 5}}Wb\) Độ lớn suất điện độngcảm ứng xuất hiện trong cuộn dây là: \({e_{tc}} = \left| {\frac{{\Delta \Phi }}{{\Delta t}}} \right| = \left| {\frac{{1,{{6.10}^{ - 5}}}}{{0,02}}} \right| = {8.10^{ - 4}}V\) Bài 2: Phương pháp Sử dụng lý thuyết ảnh của vật tạo bởi thấu kính hội tụ. Sử dụng công thức: \(\left\{ \begin{array}{l}\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}}\\k = - \frac{{d'}}{d}\end{array} \right.\) Cách giải Ta có: \(\frac{1}{f} = \frac{1}{d} + \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow \frac{1}{{20}} = \frac{1}{{30}} + \frac{1}{{d'}} \Leftrightarrow d' = 60cm\) Độ phóng đại ảnh \(k = - \frac{{d'}}{d} = - \frac{{60}}{{30}} = - 2 \\\Rightarrow d' = - 2{\rm{d}} = - 2.2,5 = - 5cm\) => ảnh thật, ngược chiều với vật và lớn hơn vật. Vậy ảnh cách thấu kính một đoạn bằng 60 cm, chiều cao của ảnh là 5 cm. Ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. HocTot.XYZ
|