Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Vĩnh ThuậnTải vềGiải chi tiết đề thi kì 2 môn Ngữ văn lớp 11 năm 2019 - 2020 trường THPT Vĩnh Thuận với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Đề bài I. ĐỌC HIỂU (2.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Người ta có thể yêu nhau và ghét nhau nhưng xin đừng hãm hại nhau. Tôi sợ lắm những gì mang đến bất hạnh cho con người. Hãy cố gắng mang đến cho nhau những giấc mơ, những giấc mơ làm nên hạnh phúc. Đi đâu, đến đâu cũng chỉ thấy những nụ cười. Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. Chúng ta hình như thừa bạo lực nhưng lại thiếu lòng nhân ái.” (Trích Viết bên bờ Loiret – Trịnh Công Sơn) Câu 1: Nêu ngắn gọn nội dung chính của đoạn trích? Câu 2: Chỉ ra và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn sau: Những nụ cười như đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua những phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. II. LÀM VĂN (8.0 điểm) Câu 1 (3.0 điểm) Hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về tinh thần đoàn kết dân tộc trong cuộc chiến trường kì chống lại dịch bệnh Covid 19 ở Việt Nam. Câu 2 (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Trích Vội vàng – Xuân Diệu) Lời giải chi tiết HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Phần I. Đọc hiểu 1. * Phương pháp: phân tích, tổng hợp * Cách giải - Đoạn trích là lời khẩn cầu tha thiết về mối quan hệ tốt đẹp, nhân ái giữa con người với con người. 2. * Phương pháp: phân tích, tổng hợp * Cách giải: - Biện pháp so sánh: So sánh những nụ cười với đóa hồng đứa bé cầm trên tay đi qua đường phố rực rỡ một lòng yêu thương vô tận. - Tác dụng: + Tạo cách nói sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm. + Khẳng định ý nghĩa của những nụ cười yêu thương mà con người trao tặng cho nhau. Phần II. Làm văn Câu 1: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Gợi ý: 1. Giải thích - Tinh thần đoàn kết: Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tình thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”… 2. Phân tích - Vai trò, sức mạnh, ý nghĩa của tinh thần đoàn kết dân tộc: + Đoàn kết dân tộc tạo nên sức mạnh to lớn đối với thời cuộc đất nước, là việc nên làm, giúp gắn kết con người với con người trong một xã hội. + Tinh thần đoàn kết dân tộc khiến con người biết bao dung, biết cách cho, nhường nhịn và sẻ chia. + Tinh thần đoàn kết giúp đem lại cuộc sống hòa bình, tốt đẹp. Mỗi người biết cách nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Chúng ta có thể nhìn thấy truyền thống dân tộc ấy được phát huy trong tình hình chống “giặc” COVID-19. - Dẫn chứng, chứng minh hành động cụ thể. 3. Bàn luận, mở rộng - Phê phán, lên án những hành động xấu: + Nâng mức giá khẩu trang, dung dịch rửa tay lên cao để kiếm chác lợi nhuận. + Tệ hại hơn nữa là kinh doanh khẩu trang giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ. + Tung tin đồn thất thiệt về dịch bệnh, gây hoang mang dư luận… 4. Bài học và liên hệ bản thân - Phát huy tinh thần đoàn kết. Câu 2: * Phương pháp: - Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng). - Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học. * Cách giải: Yêu cầu hình thức: - Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản. - Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Yêu cầu nội dung: 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm - Giới thiệu tác giả Xuân Diệu: Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh). Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. - Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám. 2. Phân tích Phân tích làm sáng tỏ tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. a. Phân tích bốn câu thơ đầu: - Kết cấu hoàn toàn khác so với những câu còn lại - Điệp ngữ "tôi muốn" - Nắng và gió là những hiện tượng của tự nhiên mà vốn dĩ con người không thể nào kiểm soát. - "tắt đi", "buộc lại": hành động cản lại sự vận hành theo quy luật của vũ trụ, là sự đoạt quyền của tạo hóa - "Đừng nhạt mất", "đừng bay đi" : ước muốn lưu giữ cho những vẻ đẹp tinh tuý của cuộc đời không bị tàn phai → Ước muốn giữ lại những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuộc đời này. b. Phân tích 5 câu tiếp: - Biện pháp nghệ thuật : điệp từ, liệt kê, lặp cấu trúc - "này đây": được lặp lại trong năm câu thơ liên tiếp → Thiên nhiên mùa xuân đang trải dài trong khoảng không gian bao la, rộng lớn của đất trời vũ trụ mà hơn thế nữa nó còn góp phần lột tả cảm giác sung sướng tột độ của thi sĩ khi đối diện với cái đẹp của cuộc đời. - Ong bướm đang say sưa đắm mình trong tuần tháng mật => một cách nói rất đậm phương Tây - Sự vật: nơi đồng nội xanh rì, hoa cỏ đang trỗi dậy cuộn trào sức sống, lá non ứ nhựa đang khẽ đung đưa trong làn gió nhẹ nhàng thoáng qua - Thiên nhiên mà tác giả đề cập đến không chỉ hài hoà về đường nét mà đó còn là sự hài hoà về màu sắc khi có sự góp mặt của ánh sáng. c. 2 câu tiếp: - "ngon": khen, ca ngợi tháng giêng – tháng đầu tiền của mùa xuân - "cặp môi gần": giúp liên tưởng mua xuân giống như một người thiếu nữ đẹp, rạo rực, cuốn hút khiến người ta mê say → Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác d. 2 câu cuối - Với tâm trạng thích thú, say mê nhưng cũng đồng thời bắt đầu xuất hiện sự lo lắng về thời gian, về vẻ đẹp của mùa xuân sẽ trôi đi mất. 3. Kết luận HocTot.XYZ
|