Tuần 26 trang 73, 74, 75 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 4 Chân trời sáng tạo Bản 2Tham gia trò chơi đố vui về cuộc sống quanh em
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
SHDC 1. Tham gia trò chơi đố vui về cuộc sống quanh em 2. Nghe nhận xét và tuyên dương Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên. Lời giải chi tiết: 1. HS tích cực tham gia trò chơi đố vui về cuộc sống quanh em (sự vật, hiện tượng thiên nhiên, con vật, cây cối,..) 2. HS nghe nhận xét và tuyên dương những bạn đã đoán đúng. HĐ 1 1. Lớp chia làm hai đội chơi, mỗi đội chuẩn bị sẵn các câu đố về sự vật, hiện tượng xung quanh ta
2. Mỗi đội lần lượt đưa ra câu đố để đội kia trả lời 3. Chia sẻ về cách em tư duy để trả lời câu hỏi Phương pháp giải: HS dựa vào hình ảnh, gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập. Lời giải chi tiết: 1. Lớp chia làm hai đội chơi, mỗi đội chuẩn bị sẵn các câu đố về sự vật, hiện tượng xung quanh ta Bổ ra thơm phức, cả nhà muốn ăn? (Quả mít) Hoa gì chỉ nở vào hè Từng chùm đỏ thắm, gọi ve hát mừng? (Hoa phượng) Nhà xanh mà đóng đố xanh Tra đỗ, trồng hành thả lợn vào trong? (Bánh chưng) Ruột dài từ mũi đến chân Mũi mòn, ruột cũng dần dần mòn theo (Cây bút chì) Không gõ mà kêu? (Sấm, sét) 2. Mỗi đội lần lượt đưa ra câu đố để đội kia trả lời 3. Chia sẻ về cách em tư duy để trả lời câu hỏi Em dựa vào những chi tiết trong câu thơ cho sẵn để liên tưởng đến những sự vật sự việc, hiện tượng đã xảy ra trong cuộc sống, quen thuộc với chúng ta. HĐ 2 1. Đặt những câu hỏi cho sự vật, hiện tượng xung quanh mà em quan sát được 2. Lập sơ đồ tư suy về mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng cho câu trả lời các câu hỏi mà em đưa ra 3. Chia sẻ sơ đồ tư duy Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên Lời giải chi tiết: 1. Đặt những câu hỏi cho sự vật, hiện tượng xung quanh mà em quan sát được Hiện tượng mưa trong ngày - Mưa vào thời điểm nào trong ngày? Ban ngày? Ban đêm? - Đây là hiện tượng mưa gì? Mưa rào? Mưa ngâu? Mưa phùn? - Do mưa nên nhiệt độ ra sao? Có hạ nhiệt không? - Mưa có đi kèm với các hiện tượng khác? Gió, bão, sấm, chớp?.. 2. Lập sơ đồ tư suy về mối liên hệ, quan hệ giữa các yếu tố của sự vật, hiện tượng cho câu trả lời các câu hỏi mà em đưa ra
3. HS chia sẻ sơ đồ tư duy với các bạn, trước lớp SHL 1. Nghe phổ biến cách chơi 2. Tham gia trò chơi 3, Chia sẻ điều em học được sau khi chơi Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: 1. Nghe phổ biến cách chơi - Chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm viết các mệnh đề “Nếu..”, một nhóm viết các mệnh đề “thì..” rồi cho vào hộp của nhóm mình - Người chơi bốc ngẫu nhiên mảnh giấy từ hộp “Nếu..” và “thì..”, ghép lại thành câu VD: Nếu: Nếu trời không mưa Thì: quần áo đã khô rồi. 2. HS tích cực tham gia trò chơi 3, Chia sẻ điều em học được sau khi chơi Mệnh đề “Nếu”, “thì” ghép được nhiều câu khác nhau đảm bảo chúng đều có nghĩa. Và trong khi chơi, cần có sự suy luận, nhanh nhạy để ghép được câu hoàn chỉnh. Hoạt động đánh giá Tự đánh giá mức độ thực hiện những việc em đã làm qua bảng Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để đánh giá kết quả trải nghiệm của bản thân Lời giải chi tiết: HS đánh giá bản thân những việc làm được để xác định mình đạt được mức độ nào Hoàn thành tốt (3 sao) Hoàn thành (2 sao) Chưa hoàn thành (1 sao)
|