Tuần 31 trang 87, 88, 89 SGK trải nghiệm hướng nghiệp lớp 4 Chân trời sáng tạo Bản 2Tham gia thi đố vui về nghề nghiệp
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
SHDC 1. Tham gia thi đố vui về nghề nghiệp 2. Kể về nghề em yêu thích Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên. Lời giải chi tiết: 1. HS tích cực tham gia thi đố vui về nghề nghiệp VD: - “Chèo đò nhưng chẳng thấy đò Con thuyền tri thức đưa trò sang sông.” (Giáo viên) - “Nghề gì chân lấm tay bùn Cho ta hạt gạo, ấm no muôn phần” (Nông dân) 2. HS kể về nghề em yêu thích Em muốn trở thành giáo viên giống như mẹ. Em muốn trở thành người đem đến con chữ cho những trẻ em. Nhìn mẹ đứng trên bục giảng giảng bài làm em rất ngưỡng mộ, Em sẽ học thật giỏi để đạt được ước mơ của mình. HĐ 1 1. Quan sát tranh và cho biết tên nghề truyền thống
2. Kể tên những nghề truyền thống ở địa phương mà em biết Phương pháp giải: HS dựa vào hình ảnh và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên Lời giải chi tiết: 1. Quan sát tranh và cho biết tên nghề truyền thống Tranh 1: Nghề dệt vải Tranh 2: Nghề làm nhang Tranh 3: Nghề viết chữ (thầy đồ) Tranh 4: Nghề làm tượng 2. Kể tên những nghề truyền thống ở địa phương mà em biết - Nghề cơ kim khí - Nghề mây giăng đan - Nghề mộc - Nghề làm chè lam,… HĐ 2 1. Thảo luận nội dung cần tìm hiểu về nghề truyền thống 2. Lập phiếu tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương Phương pháp giải: HS dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên Lời giải chi tiết: 1. Thảo luận nội dung cần tìm hiểu về nghề truyền thống - Tên nghề và địa điểm của làng nghề - Sản phẩm của nghề/làng nghề - Tên nghệ nhân - Các bước để tạo nên sản phẩm nghề.. 2. HS tự lập phiếu tìm hiểu nghề truyền thống ở địa phương PHIẾU TÌM HIỂU NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở ĐỊA PHƯƠNG Mục đích khảo sát: Tìm hiểu nghề truyền thống, giới thiệu cho người khác Tên người khảo sát: Nguyễn Việt Hà Thời gian: Chủ nhật
HĐKN Thực hiện việc tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương Phương pháp giải: HS tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên Lời giải chi tiết: HS tự lập kế hoạch và thực hiện việc tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương SHL 1. Báo cáo kết quả tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương 2. Xây dựng và thể hiện tiểu phẩm ngắn về nghề truyền thống Phương pháp giải: HS dựa vào gợi ý và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên - Lựa chọn nghề truyền thống mà nhóm em quan tâm - Thảo luận nội dung của nghề để xây dựng tiểu phẩm (nghệ nhân giới thiệu với du khách về nghề truyền thống,…) - Phân vai theo nội dung - Thể hiện tiểu phẩm Lời giải chi tiết: 1. HS tự báo cáo kết quả tìm hiểu thông tin về nghề truyền thống ở địa phương 2. HS tự xây dựng và thể hiện tiểu phẩm ngắn về nghề truyền thống Hôm nay, Hà và mẹ cùng đi hội chợ đầu xuân cho năm mới. Tại hội chợ, rất nhiều sạp hàng được bày bán về các sản phẩm truyền thống. Bỗng Lan nhìn thấy một gian hàng có đất nặn, có các hình thù các nhau được người nghệ nhân tạo ra, Hà tò mò hỏi mẹ: - “Mẹ ơi, đây là cái gì ạ?” - “À, đây là tò he con ạ” - “Tò he ạ? Nó được làm từ gì hả mẹ?” - “ Tò he được làm từ gạo nếp, gạo tẻ đem trộn đều, ngâm nước, đem giã thành bột đến khi không dính tay, Sau đó, nắm thành những nắm bột nhỏ rồi đem đi luộc chín. Các màu sắc con thấy thì được tạo từ thiên nhiên, rau củ quả ăn được.” - “Nghe thú vị quá mẹ ạ, mẹ mua cho con 1 cái được không ạ” Mẹ Hà đã đồng ý và Hà đã nhờ bác thợ nặn cho hình con hổ đúng với tuổi của mình. HĐKN Chuẩn bị tiết mục văn nghệ với chủ đề “Ca ngợi người lao động” Phương pháp giải: HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên Lời giải chi tiết: HS tự chuẩn bị tiết mục văn nghệ với chủ đề “Ca ngợi người lao động” (hát tập thể, hát múa, diễn kịch, tiểu phẩm,..)
|