Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Soạn bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Câu 4. Văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật? Từ những đặc điểm đó, theo anh (chị) cách đọc văn học trung đại có gì khác văn học hiện đại.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Câu 1 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Những điểm chung và những điểm khác nhau của hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.

Lời giải chi tiết:

- Điểm chung:

+ Phát triển trên cơ sở văn tự của ngư­ời Hán.

+ Đều tích cực phản ánh những vấn đề trong đời sống xã hội, tâm t­ư, tình cảm của con ng­ười thời trung đại.

+ Đều có đư­ợc những thành tựu rực rỡ và kết tinh đ­ược những tác phẩm xuất sắc.

- Điểm khác:

Văn học chữ Hán Văn học chữ Nôm

- Ra đời vào thế kỷ X

- Gồm thơ và văn xuôi

- Chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kỳ, ký sự, tiểu thuyết chương hồi, phú, thơ cổ phong, thơ Đường luật,…

- Cuối thế kỷ XIII mới xuất hiện

- Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi

- Chỉ tiếp thu một số thể loại từ Trung Quốc (phú, văn tế, thơ Đường luật) sáng tạo các thể loại mới (ngâm khúc, truyện thơ, hát nói)

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Câu 2 (trang 11 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Bảng khái quát tình hình phát triển của văn học Việt Nam thời trung đại.

Lời giải chi tiết:

Giai đoạn văn học

Nội dung

Nghệ thuật

Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm

Từ thế kỉ X – hết thế kỉ XIV

- Nội dung yêu nước

- Văn học chữ Hán. Các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc

- Văn học chữ Nôm manh nha xuất hiện.

Chiếu dời đô (Lí Thái Tổ),Sông núi nư­ớc NamHịch tư­ớng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão)…- Văn học mang hào khí Đông A.

Từ thế kỉ XV – hết thế kỉ XVII

- Nội dung yêu nước.

- Nội dung thế sự (hiện thực, phê phán)

- Văn học chữ Hán, chữ Nôm phát triển với nhiều thể loại phong phú.

Bình Ngô đại cáoQuân trung từ mệnh tập (Nguyễn Trãi),Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ), thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm…

Từ thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX

- Nhân đạo chủ nghĩa

- Văn xuôi, văn vần, văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển mạnh

Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúcTruyện Kiều, thơ Hồ Xuân H­ương, Cao Bá Quát,… Hoàng Lê Nhất thống chí (văn xuôi)…

Nửa sau thế kỉ XIX

- Nội dung yêu nước, thế sự

- Chữ quốc ngữ xuất hiện Chữ Hán và chữ Nôm vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Lục Vân Tiên, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu), Thơ Nguyễn Khuyến, Tú Xư­ơng, Nguyễn Quang Bích…

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Câu 3 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Một số tác phẩm văn học đã học trong ch­ương trình THCS thể hiện nổi bật nội dung của văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.

Lời giải chi tiết:

- Nội dung cảm hứng yêu n­ước:

+ Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc

+ Lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến quyết thắng kẻ thù

+ Tự hào trước chiến công thời đại

Ví dụ: Sông núi nư­ớc Nam, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Thuật hoài,

- Nội dung nhân đạo: lòng thương người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; khẳng định, đề cao con người, quan hệ đạo đức, đạo lý tốt đẹp giữa người với người.

Ví dụ: Chuyện ngư­ời con gái Nam Xư­ơng, Truyện Kiều, Bánh trôi nư­ớc,…

- Nội dung thế sự: phản ánh hiện thực xã hội và cuộc sống đau khổ của nhân dân

Ví dụ: Câu chuyện trong phủ chúa Trịnh (Vũ Trung tùy bút), Lục Vân Tiên,…

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Câu 4 (trang 111 SGK Ngữ văn 10 tập 1)

Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX có những đặc điểm lớn nào về nghệ thuật? Từ những đặc điểm đó, theo anh (chị) cách đọc văn học trung đại có gì khác văn học hiện đại.

Lời giải chi tiết:

- Về nghệ thuật, văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX có những đặc điểm lớn như tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm, khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị, tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài.

- Văn học cổ nói nhiều đến cái chí khí, đạo lý trong phép ứng xử hàng ngày của con ng­ười. Trong khi đó, văn học hiện đại có điều kiện đi sâu hơn vào đời sống riêng t­ư, vào thế giới nội tâm của con người. Chính hai điểm lớn này tạo nên sự khác biệt trong quá trình đọc các tác phẩm văn học cổ và văn học hiện đại:

+ Coi trọng tính quy phạm (nắm vững tính quy phạm như: niệm, luật rong thơ đường...) nhưng đồng thời đánh giá đúng mức tính sáng tạo ở chỗ phá vỡ tính quy phạm.

+ Chú ý đến vẻ đẹp trang nhã (không phải hiện thực trần trụi mà được cách điệu, làm sang trọng hơn lên), nhưng đồng thời cũng đánh giá đúng mức xu hướng bình dị hóa, gần gũi với đại chúng, nhân dân lao động...

+ Chú ý đến tính dân tộc (cả về hình thức lẫn nội dung), nhưng đồng thời phải chú ý đến sự vay mượn, nhất là của người Hán.

 HocTot.XYZ

  • Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Chi tiết)

    Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt trang 113 SGK Ngữ văn 10. Câu 2. Đọc đoạn trích (SGK, tr. 114 - Bắt sấu rừng u Minh Ha) và xác định ngôn ngữ sinh hoạt được biểu hiện ở dạng nào? Nhận xét về việc dùng từ ở đọan trích.

Tham Gia Group Dành Cho 2K9 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close