Soạn bài Văn bản (tiếp theo) (Chi tiết)Văn bản (tiếp theo) trang 37 SGK Ngữ văn 10. Câu 2. Sắp xếp các câu (SGK tr. 28) thành một văn bản hoàn chỉnh và đặt nhan đề. Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Câu 1 (trang 37 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Đọc đoạn văn (mục 1, SGK trang 37) và thực hiện các yêu cầu: a. Phân tích tính thống nhất về chủ đề của đoạn văn. b. Phân tích sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn c. Đặt nhan đề cho đoạn văn Lời giải chi tiết: a. Đoạn văn gồm 5 câu, có một chủ đề thống nhất, câu chủ đề đứng ở đầu câu. Câu chốt (câu chủ đề được làm rõ bằng các câu tiếp theo: Giữa cơ thể và môi trường có ảnh hưởng qua lại với nhau) - Môi trường có ảnh hưởng tối mọi đặc tính của cơ thể. - So sánh các lá mọc trong môi trường khác nhau. (Một luận điểm, 2 luận cứ và 4 luận chứng) b. Sự phát triển của chủ đề trong đoạn văn: - Câu 1: Câu chủ đề nêu luận điểm: Giữa cơ thể và môi trường có mối ảnh hưởng qua lại với nhau. - Câu 2, 3: Liên kết ý khái quát với các dẫn chứng. - Các câu 4, 5: Chứng minh cho chủ đề thể hiện trong câu 1 (ảnh hưởng của môi trường đối với cơ thể). c. Đặt nhan đề cho đoạn văn: Cơ thể với môi trường; Cơ thể với môi trường Sự ảnh hưởng của môi trường đến cơ thể sống; Những cơ thể sống dưới sự tác động của môi trường. Câu 2 Video hướng dẫn giải Câu 2 (trang 37 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Sắp xếp các câu (SGK tr. 28) thành một văn bản hoàn chỉnh và đặt nhan đề. Lời giải chi tiết: - Sắp xếp: 1 - 3 - 4 - 5 - 2 - Đoạn văn hoàn chỉnh: “Tháng 10 năm 1954, các cơ quan trung ương của Đảng và Chính phủ rời Chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc. Phần đầu bài thơ tái hiện một giai đoạn gian khổ, vẻ vang của Cách mạng và Kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc nay đã trở thành những kỉ niệm sâu nặng trong lòng người. Phần sau nói lên sự gắn bó giữa miền ngược và miền xuôi trong một viễn cảnh hoà bình tươi sáng của đất nước và kết thúc bằng lời ngợi ca công ơn của Bác Hồ, của Đảng đối với dân tộc. Việt Bắc là một đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là một tác phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp”. - Nhan đề có thể là: Bài thơ Việt bắc của Tố Hữu; Giới thiệu bài thơ Việt Bắc,... Câu 3 Video hướng dẫn giải Câu 3 (trang 38 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Viết câu khác tiếp theo câu văn đã cho để tạo thành một văn bản. Đặt tên cho văn bản đã viết. Lời giải chi tiết: a. Gợi ý một số nội dung cho đoạn văn sẽ viết: - Môi trường sống của loài người hiện nay đang bị huỷ hoại nghiêm trọng. - Rừng đầu nguồn đang bị chặt phá khai thác bừa bãi là nguyên nhân gây ra sụt lở, lụt lội, hạn hán kéo dài. - Các sông, suối, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt và bị nhiễm do các chất thải của các khu công nghiệp, của các nhà máy. - Các chất thải nhất là bao ni lông vứt bừa bãi trong khi ta chưa có quy hoạch xử lý hàng ngày. - Phân bón và thuốc trừ sâu, trừ cỏ sử dụng không đúng theo quy định. Tất cả đã đến mức báo động về môi trường sống của loài người. b. Tiêu đề: Môi trường kêu cứu. Câu 4 Video hướng dẫn giải Câu 4 (trang 38 SGK Ngữ văn 10 tập 1) Đơn xin nghỉ học là một văn bản hành chính. Anh chị hãy xác định rõ những vấn đề sau (SGK trang 38) Lời giải chi tiết: Học sinh chú ý các nội dung: - Đơn gửi thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp, hoặc hiệu trưởng nhà trường với cương vị người viết: học sinh của lớp, của trường - Mục đích viết đơn: Đề xuất nguyện vọng (nghỉ học) - Nội dung cơ bản của đơn: Trình bày lý do xin nghỉ học, thời gian, địa điểm nghỉ học và lời hứa. Gợi ý: CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngày ... tháng ... năm ... ĐƠN XIN PHÉP NGHỈ HỌC Kính gửi: Cô giáo chủ nhiệm lớp ..., Trường THPT .... Tên em là: Nguyễn Văn A, học sinh lớp .... Em xin trình bày với cô một việc như sau: Hôm nay, thứ ... ngày ... tháng ... năm ..., em bị … (nêu lý do) không thể đi học được. Em làm đơn này kính xin cô cho em nghỉ buổi học hôm nay. Em hứa sẽ thực hiện việc chép bài và học bài nghiêm túc và đầy đủ. Em xin chân thành cảm ơn cô! Học sinh (kí tên) Nguyễn Văn A HocTot.XYZ
|