Lý thuyết Nguồn nhiên liệu - Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều

Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, thường có màu nâu sẫm, không tan trong nước và nhẹ hơn nước

I. Dầu mỏ

1. Khái niệm, thành phần và trạng thái tự nhiên

Dầu mỏ là chất lỏng, sánh, thường có màu nâu sẫm, không tan trong nước và nhẹ hơn nước

Về thành phần, dầu mỏ là một hỗn hợp phức tạp gồm hàng trăm hydrocarbon khác nhau. Ngoài hydrocarbon, trong dầu mỏ còn có một lượng nhỏ các hợp chất hữu cơ chứa O, N, S,…

2. Cấu tạo mỏ dầu và cách khai thác

Mỏ dầu thường có ba lớp: trên cùng là khí, ở giữa là dầu và đáy là nước mặn

3. Các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ

Dầu thô sau khi sơ chế được đem chưng cất trong tháp.

Một số sản phẩm thu được sau khi chưng cất tiếp tục được chuyển hóa thành các sản phẩm có giá trị hơn.

 

II. Khí thiên nhiên và khí dầu mỏ

1. Khí thiên nhiên

Khí thiên nhiên là khí chứa trong các mỏ riêng biệt nằm trong đất liền và ngoài biển.

Thành phần chính của khí thiên nhiên là methane (có thể chiếm tới 95% về thể tích), phần còn lại là ethane, propane, carbon dioxide, hydrogen sulfide, hơi nước,…

2. Khí mỏ dầu

Khí mỏ dầu là khí có trong các mỏ dầu và được khai thác cùng với quá trình khai thác dầu mỏ

Trong khí mỏ dầu, tỉ lệ methane thường thấp hơn so với trong khí thiên nhiên và thay đổi trong phạm vi rộng

III. Nhiên liệu

1. Khái niệm

Nhiên liệu là những chất cháy được, khi cháy tỏa nhiệt và phát sáng

2. Cách sử dụng một số loại nhiên liệu

- Than là nhiên liệu rắn, cháy chậm, khó cháy hoàn toàn. Than cháy tạo ra nhiều xỉ, khói và một số khí độc hại

- Xăng, dầu là nhiên liệu lỏng, cháy nhanh, dễ cháy hoàn toàn, không tạo xỉ

- Gas là nhiên liệu khí, có thành phần chủ yếu là C3H6 và C4H10. Gas dễ cháy hoàn toàn, tỏa nhiều nhiệt, không tạo xỉ và hầu như không tạo muội, ít gây ô nhiễm môi trường.

 SƠ ĐỒ TƯ DUY

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close