Nêu cảm nhận về nhân vật “tôi” trong “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ”Trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng hình ảnh nhân vật một cậu bé mười tuổi, sống ở nông thôn, và không hề có bất kỳ dấu chân nào của người khổng lồ internet ghé ngang
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Dàn ý 1. Mở bài: - Giới thiệu tác phẩm, đoạn trích và nhân vật. - Nêu khái quát ấn tượng về nhân vật. 2. Thân bài: * Nêu đặc điểm của nhân vật "tôi": - Là người kiên nhẫn, ham học hỏi: + Được bố dẫn ra vườn, chạm từng bông hoa. Dù đoán sai nhưng vẫn rất cố gắng rèn luyện. - Là người có tài năng đoán trúng các sự vật: + Khả năng đoán được các loài hoa. + Khả năng tìm đồ vật. + Khả năng đoán khoảng cách thông qua tiếng bước chân. + Khả năng đoán loài hoa thông qua "khứu giác". - Tình yêu sâu sắc với gia đình và trân trọng những "món quà": + Yêu thích tên của người khác và cho rằng mỗi cái tên đều phát ra âm thanh đặc biệt. + Chạm vào bố và nói đây là món quà "bự" nhất. - Là người có tình yêu thiên nhiên sâu sắc: Cuộc trò chuyện tưởng tượng với loài hoa. * Nhận xét, đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật: - Hình ảnh trong sáng, ngôn từ giàu sức gợi. * Nêu ý nghĩa của hình tượng nhân vật: - Thể hiện cái nhìn trìu mến của tác giả đối với trẻ thơ. - Bộc lộ tình yêu gia đình, thiên nhiên, cuộc sống. 3. Kết bài: - Khái quát và đánh giá về nhân vật. Bài siêu ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần là một tác phẩm yêu thích của em. Nhân vật “tôi” trong truyện khiến em rất ấn tượng. Đó là một cậu bé hồn nhiên, ngây thơ và luôn có được tình yêu thương của mọi người. Bố của cậu đã nghĩ ra những trò chơi để cảm nhận thiên nhiên. Nhắm mắt, chạm vào hay ngửi hương thơm của hoa để đoán tên tưởng chừng khó khăn nhưng nhờ sự kiên trì, lời động viên của người bố mà cậu dần đoán trúng tất cả loài hoa trong vườn. Nhân vật “tôi” là một đứa trẻ có tâm hồn trong sáng, tinh tế và tình cảm. Câu chuyện của “tôi” đã đưa người đọc tìm về những khoảnh khắc chậm rãi của đời thường, hiểu và thêm trân trọng thiên nhiên. Bài học mà nhân vật “tôi” nhận được cũng chính là bài học mà người đọc cần rút ra cho mình. Bài mẫu 1 Trong văn bản “Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ” tác giả Nguyễn Ngọc Thuần đã xây dựng hình ảnh nhân vật một cậu bé mười tuổi, sống ở nông thôn, và không hề có bất kỳ dấu chân nào của người khổng lồ internet ghé ngang. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngô nghê trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp. Cậu có một gia đình tuyệt vời, nơi ấy, bố đã dạy cậu điều tuyệt vời nhất, bố dẫn cậu ra vườn bảo cậu nhắm mắt, rồi hướng dẫn cậu chạm vào từng bông hoa và đoán tên, lúc đầu cậu toàn đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng, mà thật vậy, từng ngày rồi từng ngày, cậu đã đoán đúng tên từng bông hoa trong vườn, rồi bố lại bày cậu tập đoán khoảng cách đến bông hoa, cậu thích chí mỗi khi đoán đúng, cậu đoán chính xác khoảng cách đến nỗi chú Hùng hàng xóm phải thốt lên “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần”. Cậu bé tự kể lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy những cảm xúc hân hoan, hồ hởi khi trải nghiệm cùng bố qua những trò chơi nhỏ trong vườn. Nếu bố là một người tuyệt vời khi dạy con những bài học quý giá thì cậu bé là một đứa trẻ ngoan khi biết lắng nghe, lĩnh hội những điều hay mà bố cậu truyền dạy. Từ bài học của bố, cậu biết yêu những bông hoa, hiểu rằng món quà nào cũng đẹp và mỗi chúng ta phải biết ơn người trao tặng. Có ai đó đã từng nói rằng “người biết yêu thương cỏ cây, động vật là người mang trong mình hạt mầm của lòng nhân ái”. Đúng như vậy, với những bài học quý giá của bố, rồi đây cậu bé sẽ trở thành người tốt và có nếp sống đẹp. Qua hình ảnh nhân vật “tôi”, tác giả đã gửi gắm đến chúng ta bài học về sự biết ơn và yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương sẽ khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn mỗi ngày. Bài mẫu 2 Đọc đoạn trích "Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ" của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, ta không khỏi ấn tượng trước khả năng đoán đồ vật, tình yêu thiên nhiên và tình yêu thương gia đình của nhân vật "tôi". Chắc hẳn, nhân vật "tôi" đã đem đến cho độc giả những cảm xúc không thể nào quên. Trước hết, ta thấy được tính kiên nhẫn, ham học hỏi ở "tôi" khi cậu cố gắng luyện tập "nhắm mắt sờ những bông hoa rồi đoán". Mặc dù ban đầu còn đoán sai nhưng cậu không vì thế mà buông xuôi, nản chí. Cậu luôn tiếp thu những bài học quý báu mà bố đã dạy với một thái độ cởi mở, vui vẻ. Thông qua những lần chơi trò chơi cùng bố, người đọc dễ dàng nhận ra tài năng đoán trúng các sự vật của nhân vật "tôi". Chẳng mấy chốc, "tôi" đoán được hết vườn hoa bằng cách nhắm mắt và chạm vào cánh của chúng. Sau này, bố tăng độ khó lên thông qua việc giấu kẹo trong nhà để "tôi" tìm thấy. Không lâu sau, cậu đã có thể đoán chính xác khoảng cách thông qua tiếng bước chân khiến cho chú Hùng ngạc nhiên tới nỗi phải thốt lên "cháu có đôi mắt thần". Đôi mắt ấy đã cứu giúp thằng Tí thoát khỏi nạn đuối nước làm cho mọi người ngỡ ngàng, cảm phục. Một thời gian sau, cậu lại tiếp tục thực hành bằng cách ngửi và đoán tên loài hoa. Không nằm ngoài dự đoán, "tôi" hoàn toàn chiến thắng trò chơi này. Nổi bật ở nhân vật "tôi" hơn cả là tình yêu gia đình và sự trân quý những "món quà". Cậu yêu cái tên của thằng Tí vì "thấy tên nó đẹp hơn mọi tên, khi đọc lên, âm thanh cứ du dương như một bài hát". Đối với cậu, bên cạnh "khu vườn là món quà bất tận", cậu yêu bố và coi bố là món quà giá trị nhất của mình. Câu nói "A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá" đã cho thấy tình cảm gắn kết, sâu nặng mà "tôi" dành cho người bố thân thương. Bên cạnh đó, tình yêu thiên nhiên luôn tràn đầy trong trái tim cậu bé. Sở dĩ "tôi" có thể đoán hết loài hoa và coi "những bông hoa chính là người đưa đường" bởi nó xuất phát từ tình cảm chân thành mà cậu dành cho tự nhiên. Ngay cả khi nhắm mắt thì hương sắc của bông hoa vẫn sẽ luôn dẫn ta đi đúng hướng. Có thể nói, qua việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", tác giả đã để nhân vật tự bộc lộ những tâm tư, tình cảm của riêng mình đối với gia đình, người thân và cả những loài hoa tươi thắm. Ngôn từ giàu sức gợi, hình ảnh trong sáng góp phần thể hiện cái nhìn hồn nhiên, vô tư của nhân vật. Thông qua nhân vật "tôi", nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần bày tỏ thái độ trân trọng, ngợi ca vẻ tươi mới, ấm áp của trẻ thơ. Đồng thời, bộc lộ tình yêu gia đình, thiên nhiên, cuộc sống. Bài mẫu 3 Bằng tình yêu thương vô bờ đối với trẻ em, thiên nhiên và cuộc sống, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị qua đôi mắt trẻ thơ của nhân vật "tôi". "Tôi" trong văn bản ẩn chứa tình yêu thương sâu sắc với tự nhiên và gia đình. Truyện được kể ở ngôi kể thứ nhất xưng "tôi". Người kể chuyện là một cậu bé ham học hỏi và có tài đoán trúng nhiều sự vật. Mở đầu văn bản là lời giới thiệu của nhân vật "tôi" về khu vườn bố trồng sau nhà. Bố đã rèn luyện tính kiên nhẫn cho cậu bằng cách "bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một và yêu cầu nhân vật "tôi" đoán xem đó là loài hoa gì. Ban đầu, cậu còn nói sai rất nhiều. Tuy nhiên, cậu không hề nản chí mà vẫn tiếp tục luyện tập dưới sự động viên của bố. Chẳng mấy chốc, "tôi" có thể nhắm mắt đoán hết loài hoa trong vườn. Từ đây, cậu phát hiện mình có tài năng đoán trúng hết các sự vật. Không dừng lại ở tài đoán hoa, "tôi" có khả năng tìm đồ vật mà không cần mở mắt. Thậm chí, "tôi" còn đoán được khoảng cách thông qua tiếng bước chân. Chú Hùng đã rất ngạc nhiên mà thốt lên rằng: "cháu có con mắt thần". Tuy nhiên, tài năng ấy không chỉ dừng lại ở trò chơi đơn thuần mà nó đã giúp "tôi" cứu thằng Tí khỏi nạn chết đuối. Trong lúc mọi người không biết tiếng hét từ đâu vọng tới thì "tôi" nhanh chóng nói ngay: "Cách đây khoảng ba chục mét, hướng này!". Sự phát hiện kịp thời ấy đã khiến cho mọi người vô cùng cảm phục, biết ơn. Đặc biệt, nhân vật "tôi" có một tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên thông qua cuộc trò chuyện tưởng tượng cuối văn bản. "Tôi" coi "khu vườn là món quà bất tận" còn "Những bông hoa chính là người đưa đường!". Điều khiến nhân vật "tôi" có thể đoán trúng tên các loài hoa mà không cần mở mắt là bởi "tôi" dành hết tình cảm, tâm trí của mình để thấu hiểu và yêu mến những loài hoa. Có thể nói, bằng cách sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật "tôi" đã tự bộc lộ những tâm tư, tình cảm của riêng mình. Ngoài ra, hình ảnh gần gũi, quen thuộc, từ ngữ giàu sức gợi đã góp phần miêu tả tính cách, đặc điểm của nhân vật "tôi". Thông qua nhân vật "tôi", nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần muốn bày tỏ cái nhìn trìu mến với trẻ thơ. Đồng thời, ông thể hiện tấm lòng yêu thương tha thiết đối với con người, cuộc sống xung quanh. Bài mẫu 4 Nguyễn Ngọc Thuần là một trong những cây bút trẻ của thế kỷ XXI và được biết đến như một nhà văn đầy triển vọng của dòng văn xuôi đương đại. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của anh có thể kể đến Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ. Bằng tình yêu thương vô bờ đối với trẻ em, thiên nhiên và cuộc sống, nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã đem đến cho người đọc những liên tưởng thú vị qua đôi mắt trẻ thơ của nhân vật "tôi". "Tôi" trong văn bản ẩn chứa tình yêu thương sâu sắc với tự nhiên và gia đình. Truyện được kể ở ngôi kể thứ nhất xưng "tôi". Nhân vật tôi là cậu bé khoảng 10 tuổi, sống ở nông thôn, nơi không có những trò chơi điện tử và mạng internet. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngô nghê trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp. Có thể thấy, người kể chuyện là một cậu bé ham học hỏi và có tài đoán trúng nhiều sự vật. Rõ ràng, tài năng ấy của cậu bé không phải bẩm sinh mà có, tài năng ấy có được là do luyện tập. Bố đã rèn luyện tính kiên nhẫn cho cậu bằng cách "bảo tôi nhắm mắt lại, sau đó dẫn tôi đi chạm từng bông hoa một và yêu cầu nhân vật "tôi" đoán xem đó là loài hoa gì. Ban đầu, cậu còn nói sai rất nhiều. Bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng. Trước khó khăn, những lần đoán sai liên tiếp, cậu không hề nản chí mà vẫn tiếp tục luyện tập dưới sự động viên của bố. Sự kiên trì của hai bố con cậu bé đã được đền đáp. Nhân vật tôi bắt đầu đoán đúng tên các loài hoa trong vườn. Sau đó, cậu luyện tập đoán khoảng cách giữa những khóm hoa. Ngày qua ngày, dần dần hình thành cho cậu tài năng đoán trúng sự vật và khoảng cách của chúng. Ở hành động này, trước hết, ta thấy được tính kiên nhẫn, ham học hỏi ở "tôi" khi cậu cố gắng luyện tập "nhắm mắt sờ những bông hoa rồi đoán". Mặc dù ban đầu còn đoán sai nhưng cậu không vì thế mà buông xuôi, nản chí. Cậu luôn tiếp thu những bài học quý báu mà bố đã dạy với một thái độ cởi mở, vui vẻ. Chính thái độ này đã khiến cậu tiếp thu những nét đẹp, những tinh hoa cuộc sống một cách tự nhiên. Không những vậy, nhân vật "tôi" còn là người có tấm lòng nhân hậu, luôn yêu thương, trân quý những phút giây bên gia đình và người thân yêu. Cậu yêu cái tên của thằng Tí tới nỗi cảm thấy "tên nó đẹp hơn mọi tên, khi đọc lên, âm thanh cứ du dương như một bài hát". Lúc nhắm mắt, chạm tay rồi gọi tên từng món quà, cậu vô tình chạm phải tay bố nhưng hóm hỉnh la lên rằng: "A! Món quà của tui đây rồi. Ôi cái món quà này bự quá!". Câu nói ấy đã cho thấy được tình cảm mà "tôi" dành cho người bố kính yêu của mình. Rõ ràng, việc nhắm mắt và cảm nhận mọi việc khiến cho nhân vật "tôi" được gần gũi hơn với cuộc đời. Cậu coi tất cả mọi người xung quanh, đặc biệt là gia đình, là những món quà do cuộc đời ban tặng. Chính tư duy ấy khiến cậu quý trọng những người xung quanh và luôn yêu mến tất cả mọi người. Đây cũng chính là một trong những bài học mà nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã gửi gắm trong tác phẩm của mình, rằng tình yêu cuộc đời, lòng trân trọng gia đình và yêu mến những người xung quanh cần được bồi đắp cho con trẻ một cách tự nhiên, đồng thời cần bồi đắp thế giới tâm hồn cho con trẻ. Nhân vật "tôi" đã nhắm mắt, đúng như nhan đề của tác phẩm, để cảm nhận cuộc đời, cảm nhận những người xung quanh và dành tình yêu cho những gì bản thân mình cảm nhận được. Tình yêu ấy được người bố bồi đắp cho con mình một cách tự nhiên, khéo léo và đầy tinh tế. Bên cạnh đó, tình yêu thiên nhiên luôn tràn đầy trong trái tim cậu bé. Sở dĩ "tôi" có thể đoán hết loài hoa và coi "những bông hoa chính là người đưa đường" bởi nó xuất phát từ tình cảm chân thành mà cậu dành cho tự nhiên. Không có tình yêu ấy, "tôi" không thể có đủ kiên nhẫn để tập luyện tài năng nhắm mắt đoán đúng sự vật. Tình yêu trong tim trở thành ngọn đèn soi lối, chỉ dẫn cho cậu bé những khi cậu không dùng đôi mắt để cảm nhận cuộc đời. Ngay cả khi nhắm mắt thì hương sắc của bông hoa vẫn sẽ luôn dẫn ta đi đúng hướng. Đó phải chăng cũng chính là tình yêu thiên nhiên mà nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần đã gửi gắm thông qua nhân vật của mình? Trong Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, ta có thể thấy thế giới được nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần xây dựng vô cùng đẹp đẽ, giàu sức gợi. Với ngôn từ trong sáng, lối hành văn mang tính tượng hình cao, tác phẩm cũng như nhân vật tôi dường như hiện lên trước mắt người đọc một cách sống động như thật. Bên cạnh đó, với những hình ảnh ẩn dụ mang tính biểu tượng: những đóa hoa, những món quà, tác giả đã khéo léo lồng ghép vào thế giới truyện đầy màu sắc những giá trị nhân văn sâu sắc. Trong tác phẩm này, ngôi kể thứ nhất đã phát huy tác dụng đến độ xuất sắc. Qua việc sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng "tôi", tác giả đã để nhân vật tự bộc lộ những tâm tư, tình cảm của riêng mình đối với gia đình, người thân và cả những loài hoa tươi thắm. Cậu bé tự kể lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy những cảm xúc hân hoan, hồ hởi khi trải nghiệm cùng bố qua những trò chơi nhỏ trong vườn. Người đọc như được đồng hành cùng nhân vật trong từng bài học được người cha truyền dạy. Cùng với nhân vật, người đọc cũng được học cách yêu thương những loài hoa và hiểu được rằng bất cứ món quà nào cũng vô cùng quý giá và chúng ta phải biết ơn những người đã trao tặng chúng cho ta. Có ai đó đã từng nói rằng “người biết yêu thương cỏ cây, động vật là người mang trong mình hạt mầm của lòng nhân ái!”. Với những bài học trong câu chuyện, tin rằng không chỉ cậu bé "tôi" mà cả những cô cậu bé đọc Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ sẽ trở thành những người tốt và có nếp sống đẹp. Đồng thời qua hình ảnh nhân vật “tôi”, tác giả gửi gắm đến chúng ta bài học về sự biết ơn và yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương sẽ vỗ về, chỉ lối ta, khiến cho chúng ta sống hạnh phúc hơn mỗi ngày. Với những giá trị về nội dung và đặc sắc trong nghệ thuật, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ xứng đáng là một thiên truyện ngắn tiêu biểu trong thế giới văn học cho thiếu nhi. Bên cạnh đó, với hình tượng nhân vật tôi được xây dựng thành công, nhà văn đã khéo léo kéo gần khoảng cách giữa độc giả với những triết lý cuộc sống được lồng ghép trong tác phẩm, khiến tổng thể tác phẩm mang một vẻ đẹp nhân văn sâu sắc những gần gũi. Đó có lẽ cũng là lý do khiến cho Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đạt giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III và được bạn đọc đón nhận suốt bao năm qua. Bài mẫu 5 Giữa thế giới hiện đại ngày nay, con người luôn bận rộn, tấp nập với công việc, với cuộc sống đầy vật chất. Truyện ngắn Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ đã đưa chúng ta đến với những khoảnh khắc chậm rãi của đời thường, tìm về những điều bé nhỏ và nuôi dưỡng tâm hồn mình. Đó là những bài học nhỏ nhặt mà người bố dạy cho con về tình yêu thương và sự biết ơn. Tác giả như muốn nhắn nhủ chúng ta rằng chỉ cần bạn biết lắng nghe thêm một chút, chú ý mọi thứ xung quanh hơn một chút, bạn sẽ cảm thấy thế giới này đáng quý vô cùng. Những thứ đó, tôi đã học được ở cậu bé trong truyện, ở nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần, và ở cả Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ… Nhân vật tôi là cậu bé khoảng 10 tuổi, sống ở nông thôn và không hề có bất kì dấu chân nào của người khổng lồ internet ghé ngang. Điều hấp dẫn rất riêng của truyện là những câu thoại ngô nghê trong sáng, lại rất dí dỏm và ấm áp. Cậu có một gia đình tuyệt vời, nơi ấy, bố đã dạy cậu điều tuyệt với nhất, bố dẫn cậu ra vườn bảo cậu nhắm mắt, rồi hướng dẫn cậu chạm vào từng bông hoa và đoán tên, lúc đầu cậu đoán sai, bố nói không sao cả, dần dần con sẽ đoán đúng. Mà thật vậy, từng ngày rồi từng ngày, cậu đã đoán đúng tên từng bông hoa trong vườn, rồi bố lại bày cậu tập đoán khoảng cách đến bông hoa, cậu thích chí mỗi khi đoán đúng, cậu đoán chính xác khoảng cách đến nỗi chú Hùng hàng xóm phải thốt lên: “Thật không thể tin nổi, cháu có con mắt thần”. Cậu bé tự kể lại câu chuyện của mình một cách nhẹ nhàng nhưng đầy những cảm xúc hân hoan, hồ hởi khi trải nghiệm cùng bố qua những trò chơi nhỏ trong vườn. Nếu bố là một người tuyệt vời khi dạy con những bài học quý già thì cậu bé là một đứa trẻ ngoan khi biết lắng nghe, lĩnh hội những điều hay mà bố cậu truyền dạy. Từ bài học của bố, cậu biết yêu những bông hoa, hiểu rằng món quà nào cũng đẹp và mỗi chúng ta phải biết ơn người trao tặng. Có ai đó đã từng nói rằng “người biết yêu thương cỏ cây, động vật là người mang trong mình hạt mầm của lòng nhân ái!”. Với những bài học quý giá của bố, rồi đây cậu bé sẽ trở thành người tốt và có nếp sống đẹp. Qua hình ảnh nhân vật “tôi”, tác giả gửi gắm đến chúng ta bài học về sự biết ơn và yêu thương trong cuộc sống. Tình yêu thương sẽ khiến cho chúng ta hạnh phúc hơn mỗi ngày. Nhân vật người bố trong văn bản là nhân vật để lại cho bạn đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Người bố đã dành trọn thời gian sau những buổi làm việc để chơi cùng con trai và dạy con những bài học nhỏ bé trong cuộc sống. Bố trồng nhiều hoa trong khu vườn, dạy cậu bé nhận biết các loài hoa, bố còn làm bình tưới để cậu bé tự chăm sóc những bông hoa nhỏ. Có thể thấy, đây là hình ảnh một người bố tuyệt vời trong cách nuôi dạy con trẻ. Giữa thời đại quá nhiều lo toan, bận bịu và cám dỗ, con người thường dễ quên đi những điều gần gũi quanh mình. Người bố trong câu chuyện không những quan tâm con, mà ông còn dạy con bài học về sự yêu thương và biết ơn trong cuộc sống. Ông nâng niu từng bông hoa bé nhỏ, ông trân trọng từng quả ổi được tặng mặc dù mình không thích ăn. Ông đã dạy dỗ con trai những bài học cần thiết trong cuộc đời và cũng là tấm gương cho bạn đọc soi chiếu, nhìn lại chính mình. Đó là những bài học mà người lớn nhiều khi vô tình lãng quê đi – bài học về tình yêu và con trẻ và sự quan tâm đến vạn vật quanh mình.
|