Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa

I. Mở bài Trong cuộc sống của mỗi người, ai cũng có cho mình một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Thần tượng ấy có thể là một doanh nhân thành đạt, một ca nhạc sĩ, hay chỉ là người mẹ, người cha trong gia đình.

 BÀI LÀM

I. Mở bài 

     Nhưng có một bộ phận lớp trẻ bây giờ lại mê mẩn những thần tượng Kpop để rồi quên ăn, quên ngủ, quên cả học hành. Vì vậy có ý kiến cho rằng “Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa, nhưng mê muội thần tượng là một thảm họa”. Điều đó đúng chăng ?

II. Thân bài

1. Giải thích:

-   Ngưỡng mộ thần tượng là sự tôn kính, mến phục nồng nhiệt dành cho những đối tượng được xem là hình mẫu lí tưởng hoặc có quyền năng đặc biệt, có sức cuốn hút mạnh mẽ đối với cá nhân hay cộng đồng; mê muội thần tượng là sự say mê, tôn sùng một cách mù quáng, thiếu tỉnh táo trước thần tượng.

-   Về nội dung, ý kiến này đề cập đến tính hai mặt của việc say mê thần tượng: nếu ngưỡng mộ đúng mức là tích cực, thì ngưỡng mộ quá mức là tiêu cực và có thể còn gây ra hậu quả khôn lường.

2. Bàn luận

-  Ngưỡng mộ thần tượng là một nét đẹp văn hóa : Vì ngưỡng mộ thần tượng thể hiện nhu cầu văn hóa cao của con người: nhu cầu được sống trong những tình cảm cao cả, nồng nhiệt; nhu cầu được hướng tới, vươn tới những tầm cao, những đỉnh cao sáng giá của đời sống. Ví dụ, ngưỡng mộ các doanh nhân thành đạt mình có thể học tập ở họ đức tính cần cù trong nghiên cứu và lao động, học cách làm giàu, học cách vượt qua khó khăn thử thách. Học ở người bố người mẹ đức tính nhẫn nại, đức hi sinh thầm lặng vì gia đình. Nói chung, ngưỡng mộ thần tượng giúp ta sống nhân bản hơn. Ông Đoàn Nguyên Đức, người giàu nhất Việt Nam từng thi rớt ĐH đến 4 lần, từng làm nhiều việc nặng nhọc để kiếm sống. Nhưng nhờ đọc báo biết đến Bill Gate, ông đã nỗ lực vượt khó vươn lên và trở thành tỷ phú bậc nhất của Việt Nam.

- Ngưỡng mộ thần tượng là một ứng xử văn hóa, biểu hiện ở các phương diện: thái độ trân trọng mến phục; hành động tôn vinh cổ vũ; ngôn ngữ ca ngợi tán dương. Khi mến mộ thần tượng, chúng ta thường sống trong những tình cảm luôn hướng tới những điều cao đẹp. Làm gì sai trái hoặc học hành sa sút ngay lập tức mình cũng cảm thấy có lỗi . Từ đó tự mình phải biết sửa chữa và khắc phục. Tình cảm ta dành cho thần tượng là thứ tình cảm ngưỡng mộ chân thành và khâm phục chứ không phải là thứ tình cảm ồn ào, xô bồ.

Mê muội thần tượng là một thảm họa : Vì mê muội thần tượng là trạng thái mù quáng trong nhận thức, thái quá trong tình cảm, không còn khả năng suy xét, phân biệt đúng sai, lẫn lộn về giá trị; mê muội thần tượng còn dẫn đến hành động sai lầm quá khích, gây ra những hậu quả tệ hại cho bản thân và xã hội. Năm 2010 khi danh thủ Braxin là Ronandinho sang Việt Nam, bạn trẻ ở Hà Nội đã xô vào, nắm tóc, kéo áo thần tượng làm cho thần tượng phải nhờ an ninh can thiệp. Xem nhóm Super Junio biểu diễn ở Sài Gòn, nhiều Fan cuồng đã khóc lóc, ngất xỉu… 

-  Việc mù quáng chạy theo thần tượng hay khuyếch trương thần tượng quá mức đều là biểu hiện của sự mê muội thần tượng, đều là những thái độ và ứng xử thiếu lành mạnh, thậm chí thiếu văn hóa, có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

3Bài học nhận thức và hành động :

- Cần có nhận thức đúng đắn về việc ngưỡng mộ thần tượng và lường được những hậu quả của sự mê muội để có thái độ và cách ứng xử phù hợp, làm cho tâm hồn phong phú hơn, nâng tầm văn hóa cho bản thân, từ đó phấn đấu vươn tới những tầm cao của đời sống.

- Biết chế ngự những cảm xúc say mê thái quá trước thần tượng, không chạy theo thần tượng một cách mù quáng; phê phán mọi biểu hiện mê muội thần tượng trong cuộc sống hàng ngày, trước hết là trong học đường.

III. Kết bài

    Mỗi người có một thần tượng để ước mơ và vươn tới. Cần biết tôn trọng thần tượng bằng cách có những hành động, suy nghĩ chin chắn và cao đẹp. Đó mới thực sự là ngưỡng mộ. Đừng vì quá đam mê và thần tượng hóa mà biến mình thành kẻ dị hợm, khác người không tốt cho bản thân và xã hội. Mỗi người chúng ta cần ý thức hơn về điều này để cuộc sống luôn văn minh hiện đại mà không đánh mất đi những giá trị cổ truyền tốt đẹp.

hoctot.xyz

  • Khái quát văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1954

    Trong quá trình 30 năm phát triển của văn học cách mạng (1945-1975), giai đoạn 1945-1954 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ðây vừa là thời kỳ mở đầu, đắp nền cho văn học mới vừa là bước chuyển tiếp lịch sử ghi nhận nhiều thay đổi triệt để và sâu sắc, từ quan niệm nghệ thuật cho tới thực tế sáng tác.

  • Trình bày những nét chính trong sự nghiệp thơ văn của Xuân Diệu

    Xuân Diệu (1916-1985) – một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hóa lớn của dân tộc, đã để lại cho đời một sự nghiệp sáng tác thật lớn lao và rất có giá trị. Hơn năm mươi năm lao động miệt mài trong thế giới nghệ thuật ấy, con người và thơ văn của Xuân Diệu đã có sự chuyển biến rõ nét từ một nhà thơ lãng mạn thành nhà thơ cách mạng

  • Cảnh sắc và con người đất kinh kỳ trong thơ văn thời thịnh Lê

    Nói đến thơ văn thời thịnh Lê, dễ có cảm tưởng chúng mang đậm tính chính thống, quan phương, và kinh đô khi được tái hiện lại trong nhóm tác phẩm ấy cũng khó xa rời mục đích chính trị – yếu tố dễ khiến sáng tác nghệ thuật trở nên khuôn sáo.

  • Thanh Hải – Một nốt trầm xao xuyến

    Từ những năm 1960 đến 1965 hầu như những người yêu thơ ở miền Bắc ai cũng biết và thuộc lòng một số bài thơ “vượt tuyến” của nhà thơ Thanh Hải. Cùng với Giang , Thanh Hải là một hiện tượng thơ rất được chú ý lúc bấy giờ. Nếu Giang nổi tiếng với bài thơ Quê hương thì Thanh Hải được mọi người biết đến với bài Mồ anh hoa nơ. Trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Thanh Hải vẫn một lòng kiên trung với cách mạng, chung thuỷ với thơ ca.

  • Cảm nghĩ về một người thân yêu nhất của anh (chị)

    Mỗi lần trời trở rét là nội của tôi lại đau. Như những lần còn ở dưới quê, lần này cũng thế, tôi ngồi cạnh vừa kể chuyện vừa bóp chân cho nội. Thỉnh thoảng, nội mở mắt nhìn tôi cười rất hiền từ.

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close