Soạn bài Ẩn dụ - Ngắn gọn nhấtSoạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 2 bài Ẩn dụ. Câu 1. Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ Người Cha để chỉ Bác Hồ. Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải ẨN DỤ LÀ GÌ? Trả lời câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): - Trong khổ thơ dưới đây, cụm từ Người Cha để chỉ Bác Hồ. - Có thể ví được như vậy bởi tình yêu thương của Bác Hồ dành cho các anh đội viên cũng như tình cảm người cha dành cho các con vậy. Trả lời câu 2 (trang 68 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Cách nói này có giống và khác với phép so sánh là: Giống: nếu chúng ta liên tưởng và viết thành câu: Bác Hồ là người Cha của chúng con. Khác nhau: - Phép so sánh: xuất hiện cả 2 vế A (vế được so sánh) và B (vế dùng để so sánh). - Phép ẩn dụ: lược bỏ vế A chỉ có vế B => Phép so sánh ngầm. Phần II Video hướng dẫn giải CÁC KIỂU ẨN DỤ Trả lời câu 1 (trang 68 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Các từ in đậm dưới đây dùng để chỉ hiện tượng hoặc sự vật : - Chỉ hàng rào râm bụt trước nhà Bác Hồ ở làng Sen. - Có thể ví như vậy vì dựa trên cơ sở mối liên tưởng tương đồng giữa màu đỏ của hoa râm bụt và hình ảnh ngọn lửa. Hình ảnh hoa râm bụt đỏ khẽ đưa trong gió giống như ngọn lửa đang cháy. Trả lời câu 2 (trang 69 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Cách dùng từ in đậm dưới đây đặc biệt so với cách nói thông thường là: Nắng giòn tan: cách ví von kì lạ vì “giòn tan” là âm thanh, ta phải nghe bằng tai nhưng ở đây tác giả lại cho chúng ta “thấy” tức là bằng thị giác. => Cách so sánh đặc biệt có sự chuyển đổi cảm giác từ thính giác sang thị giác. Trả lời câu 3 (trang 69 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Có 4 kiểu ẩn dụ: - Ẩn dụ hình thức. - Ẩn dụ cách thức - Ẩn dụ phẩm chất - Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. Phần III LUYỆN TẬP Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 69 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): So sánh đặc điểm và tác dụng của ba cách diễn đạt sau: - Cách 1: Miêu tả trực tiếp về Bác Hồ. - Cách 2: Dùng phép so sánh, tác dụng định danh nhân vật. - Cách 3: Dùng phép ẩn dụ, tác dụng hình tượng hóa nhân vật. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm những ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: a. Thấy mùi: từ khứu giác (mũi ngửi) chuyển sang thị giác (mắt nhìn). Thấy mùi hồi chín chảy qua mặt: từ xúc giác (cảm giác khi da tiếp xúc với vật) chuyển qua khứu giác. => Tác dụng: Liên tưởng mới lạ. b. Ánh nắng chảy đầy vai. Xúc giác => thị giác => Tác dụng: mới lạ, độc đáo. c. Tiếng rơi rất mỏng. Xúc giác => thính giác => Tác dụng: mới lạ, độc đáo. d. Ướt tiếng cười của bố. Xúc giác, thị giác => thính giác => Tác dụng: mới lạ, sinh động. HocTot.XYZ
|