Soạn bài So sánh - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 2 bài So sánh. Câu 1. Tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong câu:

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Phần I

Video hướng dẫn giải

I. So sánh là gì?

Trả lời câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tìm tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh trong câu:

a. Các tập hợp từ: búp trên cành.

b. hai dãy trường thành vô tận.

Trả lời câu 2 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Các sự vật, sự việc được so sánh với nhau:

   Trẻ em so sánh với búp trên cành

   Rừng đước dựng lên cao ngất so sánh với hai dãy trường thành vô tận.

* Có thể so sánh như vậy là vì: chúng có nét tương đồng giữa sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác.

* Mục đích so sánh là để:

- Tạo ra hình ảnh mới mẻ cho sự vật, sự việc quen thuộc.

- Gợi cảm giác cụ thể, thích thú, hấp dẫn khi nghe, nói, đọc, viết.

- Khả năng diễn đạt phong phú, sinh động của tiếng Việt.

Trả lời câu 3 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Sự so sánh trong những câu trên khác với sự so sánh trong câu sau ở chỗ:

   So sánh này chỉ ra sự tương phản giữa hình thức và tính chất của con mèo.

- Hình thức: cả mèo và hổ đều có lông vằn.

- Tính chất: mèo hiền, hổ dữ.


Phần II

II. Cấu tạo của phép so sánh:

Trả lời câu 1 (trang 24 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Điền những tập hợp từ chứa hình ảnh ở phần I:

Vế A

(Sự vật được so sánh)

Phương diện so sánh

Từ so sánh

Vế B

(Sự vật dùng để so sánh)

Trẻ em

 

 Rừng đước

 

 

dựng lên cao ngất

như

 

như

búp trên cành

hai dãy trường thành vô tận.

Trả lời câu 2 (trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Nêu thêm các từ so sánh: là, như là, tựa như, chẳng bằng…

Trả lời câu 3 (trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Cấu tạo của phép so sánh trong những câu dưới đây có đặc biệt là:

* Vế B được đảo lên trước vế A:

- Chí lớn ông cha như Trường Sơn

- Lòng mẹ bao la sóng trào như Cửu Long.

- Con người không chịu khuất như tre mọc thẳng.

* Thay từ so sánh bằng dấu “:” và dấu phẩy để nhấn mạnh vế B.

Phần III

III. LUYỆN TẬP:

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 25 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tìm thêm ví dụ:

a. So sánh đồng loại:

- So sánh người với người:

Người là Cha, là Bác, là Anh,

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

- So sánh vật với vật:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

b. So sánh khác loại:

- So sánh vật với người:

Thân em như ớt trên cây

Càng tươi ngoài vỏ, càng cay trong lòng.

- So sánh cá cụ thể với cái trừu tượng:

Chí ta như núi Thiên Thai ấy

       Đỏ rực chiều hôm, dậy cánh đồng

        Lòng ta như nước Hương Giang ấy

                Xanh biếc lòng sông, những bóng thông.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tạo thành phép so sánh:

- khỏe như voi

- đen như cột nhà cháy

- trắng như tuyết

- cao như cái sào.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 26 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):

Tìm thêm những câu văn có sử dụng phép so sánh trong các bài “Bài học đường đời đầu tiên” và “Sông nước Cà Mau”.

* Bài học đường đời đầu tiên:

- Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc.

- Cái chàng Dế Choắt, người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.

- Chị mới tròn mắt, giương cánh lên như sắp đánh nhau.

- Mỏ Cốc như cái dùi chọc xuyên cả đất.

* Sông nước Cà Mau:

- Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.

- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

- Cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

- Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close