Soạn bài Bài ca Côn Sơn - Ngắn gọn nhất

Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 1 bài Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi. Câu 1: * Thể thơ: lục bát (một câu 6 chữ và một câu 8 chữ , không giới hạn định số câu.

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1, 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Thể thơ: lục bát (một câu 6 chữ và một câu 8 chữ, không giới hạn định số câu.

- Vần: Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu của câu 8, chữ cuối câu 8 của cặp câu trên vần với chữ cuối câu 6 của cặp câu dưới và tính chung cứ hai câu thì đổi vần mà vần là vần bằng.

Trả lời câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Trong bài có tất cả 5 từ “ta”:

a. Nhân vật ta là: nhà thơ.

b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật “ta” hiện lên trong đoạn thơ:

   Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, tâm hồn phóng khoáng.

c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von này giúp em cảm nhận được tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên.

Câu 3

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết:

- Tiếng suối rì rầm như tiếng đàn ca

- Bàn đá rêu phơi

- Thông mọc như nêm

- Rừng trúc màu xanh xanh

⟹ Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn: Một cảnh trí thiên nhiên thật khoáng đạt, thanh tĩnh và nên thơ => Cảnh Côn Sơn gợi nhiều hơn tả.

Câu 4

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 4 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Cảm nghĩ của em về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm: Gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một ông tiên đang rất nhàn, không chút vấn vương thế sự. Đó là một thi sĩ đa tình đang thả trọn vẹn tâm hồn với thiên nhiên. “Nhàn” chính là tâm trạng của tác giả lúc này. 

- Thử hình dung Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người yêu thiên nhiên dù ở ẩn nhưng ông vẫn luôn lo cho đất nước, cho nhân dân. Ông luôn là người có nhân cách thanh cao, phẩm chất thi sĩ và nghệ sĩ ở ông.

 

Câu 5

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu nhà thơ:

- Điệp từ “ta”, “Côn Sơn”, “trong”…  trong đoạn trích cho thấy Nguyễn Trãi đang sống những ngày tháng an nhàn, ẩn dật ở Côn Sơn bởi Nguyễn Trãi chỉ có “ta nghe, ta ngồi, ta tìm, ta lên, ta nằm và ta ngâm thơ”.

⟹ Tất cả các điệp ngữ góp phần tích cực làm cho đoạn thơ có giọng điệu nhẹ nhàng, thảnh thơi, êm ái.

Luyện tập

LUYỆN TẬP

Cách ví von tiếng suối của Nguyễn Trãi trong hai câu “Côn Sơn suối chảy rì rầm / Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai” với tiếng suối của Hồ Chí Minh “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”:

- Giống nhau:

+, Cả hai đều là sản phẩm của tâm hồn thi sĩ, tâm hồn có khả năng hòa nhập với thiên nhiên. Cả Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh đều nghe tiếng suối như là một bản nhạc trong trẻo.

+, Đều gợi ra sự tươi vui, ấm áp.

+, Gợi về tình yêu thiên nhiên, con người, niềm tin và sức sống.

- Khác nhau:

+, Nguyễn Trãi: so sánh với tiếng đàn cầm.

+, Hồ Chí Minh: so sánh với tiếng hát của một cô gái: ngân nga.

Bố cục

Video hướng dẫn giải

Bố cục: 2 đoạn

- Đoạn 1 (4 câu thơ đầu): Cảnh thiên nhiên Côn Sơn.

- Đoạn 2 (4 câu thơ cuối): Con người trong thiên nhiên Côn Sơn.

ND chính

Video hướng dẫn giải

Bài thơ thể hiện sự giao hòa giữa con người và thiên nhiên tươi đẹp, trong lành. Qua đó cho thấy tâm hồn ung dung, tự tại, phóng khoáng và nhàn tản của Nguyễn Trãi.

HocTot.XYZ

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close