Soạn bài Sài Gòn tôi yêu - ngắn gọn nhấtSoạn bài Sài Gòn tôi yêu ngắn gọn nhất trang 168 SGK ngữ văn 7 tập 1 giúp tiết kiệm thời gian soạn bài Video hướng dẫn giải Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 172, SGK Ngữ văn 7, tập 1): Tác giả cảm nhận về Sài Gòn trên các phương diện chính: thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, cuộc sống sinh hoạt và phong tục của con người. Mỗi phương diện đều được tác giả cảm nhận một cách tinh tế và đầy tình cảm. Bố cục ba đoạn: - Đoạn 1 (Từ đầu … đến “tông chi họ hàng”): Những ấn tượng chung và tình cảm của tác giả về Sài Gòn - Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “leo lên hơn năm triệu”): Cảm nhận, đánh giá về phong cách người Sài Gòn. - Đoạn 3 (Phần còn lại): Nhấn mạnh thêm tình yêu của mình đối với Sài Gòn. Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 172, SGK Ngữ văn 7, tập 1): a) Sự cảm nhận chính xác và tinh tế của nhà văn cho thấy mặt riêng biệt của thiên nhiên khí hậu Sài Gòn: - Nắng sớm, gió lộng buổi chiều, cơn mưa nhiệt đới ào ào và mau dứt. - Thời tiết Sài Gòn thay đổi nhanh chóng, đột ngột “trời đang ui ui buồn bã, bỗng nhiên trong vắt lại như thủy tinh”. - Không khí, nhịp điệu cuộc sống đa dạng của Sài Gòn: “đêm khuya thưa thớt tiếng ồn, phổ phường náo động dập dìu xe cộ vào những giờ cao điểm, cái tĩnh lặng của buổi sáng tinh sương, làm không khí mát dịu thanh sạch”. b) Tác giả thể hiện tình yêu với Sài Gòn một cách nồng nhiệt, sâu sắc và niềm tự hào về thành phố mến yêu, trẻ hoài, đang độ “nõn nà”. - Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng: điệp từ, điệp cấu trúc để nhấn mạnh, khẳng định tình cảm của mình và cũng để biểu hiện sự phong phú của thiên nhiên, đất trời và khí hậu của Sài Gòn. Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 173, SGK Ngữ văn 7, tập 1): - Nét đặc trưng phong cách của người Sài Gòn: nơi hội tụ của cư dân tứ xứ nhưng đều là người Sài Gòn, con người chân thành, bộc trực, cởi mở, các cô gái có vẻ đẹp tự nhiên, đôn hậu, bất khuất, kiên cường. - Thái độ, tình cảm của tác giả: qua cách kể, cách tả có thể nhận thấy tình yêu, lòng quý trọng và biết ơn với mảnh đất, với con người Sài Gòn. Câu 4 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 4 (trang 173, SGK Ngữ văn 7, tập 1): Đoạn cuối của bài, một lần nữa tác giả khẳng định lại tình cảm của mình với mảnh đất và con người nơi đây. Đó như một “tuyên ngôn” của tác giả đồng thời mong muốn thế hệ trẻ cũng đều dành tình cảm yêu mến cho mảnh đất này. Câu 5 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 5 (trang 173, SGK Ngữ văn 7, tập 1): Đặc điểm trong nghệ thuật biểu cảm của bài văn: - Biểu cảm gián tiếp qua miêu tả thiên nhiên, khí hậu, con người Sài Gòn, hồi tưởng kỉ niệm. - Biểu cảm trực tiếp qua các câu văn cảm thán: Tôi yêu Sài Gòn yêu cả con người nơi đây, Thương mến bao nhiêu.... Luyện tập Trả lời câu 1 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Bài viết về vẻ đẹp Hà Nội: Hà Nội Phố (Phan Vũ), Một góc chiều của Hà Nội (Nguyễn Duy), Mùa thu Hà Nội (Hoàng Thy) Trả lời câu 2 (trang 173 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1): Gợi ý: HS có thế tham khảo đoạn văn sau: Nhà thơ Đỗ Trung Quân trong bài thơ Quê hương đã từng viết: Quê hương là gì hả mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu? Quê hương là gì hả mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều? Vâng, quê hương! Hai tiếng thiêng liêng ấy mãi ngân vang trong tâm khảm của mỗi con người. Quê hương tôi nằm bên dòng sông Hoạt thân thương. Con đê ngoằn nghèo, uốn khúc ôm lấy xóm làng như người mẹ hiền ôm ấp, che chở cho đứa con yêu vào lòng. Tôi yêu quê hương buổi sáng mùa xuân với những làn gió nhẹ làm cho sóng lúa nhấp nhô, dập dờn; những cánh cò trắng dang rộng đôi cánh trên bầu trời xanh thẳm; yêu tuổi thơ hồn nhiên, vui tươi với những buổi mò cua, bắt tép; yêu những buổi chăn trâu thả diều trên cánh đồng bao la bát ngát; yêu những trưa hè được thả hồn mình trên dòng sông quê mát dịu. Ôi! Những kỉ niệm, những hình ảnh thân thuộc của quê hương mãi là hành trang vô giá theo tôi suốt cuộc đời!
ND chính Video hướng dẫn giải
HocTot.XYZ
|