Soạn bài Các thành phần chính của câu - Ngắn gọn nhấtSoạn bài Các thành phần chính của câu ngắn nhất. Câu 1. Các thành phần câu em đã học ở bậc Tiểu học: Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải PHÂN BIỆT THÀNH PHẦN CHÍNH VỚI THÀNH PHẦN PHỤ Trả lời câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Các thành phần câu em đã học ở bậc Tiểu học: - Chủ ngữ, vị ngữ và trạng ngữ. Trả lời câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Tìm thành phần câu nói trên trong câu sau: - Trạng ngữ: Chẳng bao lâu. - Chủ ngữ: tôi - Vị ngữ: đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Trả lời câu 3 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Thử lược bỏ từng thành phần rồi nhận xét: - Lược bỏ trạng ngữ, ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi. - Không thể lược bỏ chủ ngữ và vị ngữ vì: Cấu tạo của câu không hoàn chỉnh và câu sẽ trở nên khó hiểu. * Những thành phần không bắt buộc phải có trong câu đó là thành phần phụ (trạng ngữ, định ngữ, bổ ngữ). Phần II Video hướng dẫn giải VỊ NGỮ Trả lời câu 1 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đọc lại câu vừa phân tích ở phần I: - Vị ngữ có thể kết hợp với phó từ ở phía trước (đã, đang, sẽ…). - Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi: làm gì? Làm sao? Như thế nào? Là gì? Trả lời câu 2 (trang 92 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Phân tích cấu tạo vị ngữ: a. Ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống. Vị ngữ là cụm động từ. b. Nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập. Vị ngữ có cụm động từ (nằm sát bên bờ sông) và tính từ (ồn ào, đông vui, tấp nập). c. Là người bạn thân của nông dân Việt Nam Vị ngữ là cụm danh từ. - Giúp người trăm nghìn công việc khác nhau. Vị ngữ là cụm động từ. Phần III Video hướng dẫn giải CHỦ NGỮ Trả lời câu 1 (trang 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Quan hệ chủ ngữ - vị ngữ: nêu tên sự vật, hiện tượng – thông báo về hành động, trạng thái, đặc điểm… của sự vật, hiện tượng. Trả lời câu 2 (trang 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai? Con gì? Cái gì? Trả lời câu 3 (trang 93 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Phân tích cấu tạo chủ ngữ ở phần I, II: - Tôi: đại từ làm chủ ngữ. - Chợ Năm Căn: cụm danh từ làm chủ ngữ. - Cây tre: cụm danh từ làm chủ ngữ. - Tre, nứa, mai, vầu: danh từ làm chủ ngữ. Phần IV LUYỆN TẬP Câu 1 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 1 (trang 94 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau: a. Chẳng bao lâu,…cường tráng. - Chủ ngữ (CN): tôi (đại từ). - Vị ngữ (VN): đã trở thành…cường tráng (cụm động từ). b. Đôi càng tôi mẫm bóng. - CN: Đôi càng tôi (cụm danh từ). - VN: mẫm bóng (tính từ). c. Những cái vuốt ở chân…nhọn hoắt. - CN: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo (cụm danh từ). - VN: cứ cứng dần và nhọn hoắt ( 2 cụm tính từ). d. Tôi co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ. - CN: Tôi (đại từ). - VN: co cẳng lên, đạp phanh phách (2 cụm động từ). e. Những ngọn cỏ gẫy rạp…lia qua. - CN: Những ngọn cỏ (cụm danh từ). - VN: gẫy rạp, y như…lia qua ( cụm động từ). Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 94 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Đặt 3 câu theo yêu cầu sau: a. Bạn Lan giúp bà cụ qua đường. b. Bạn Hòa luôn hòa đồng với mọi người. c. Dế Mèn là một người tự cao, tự đại. Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 94 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Chủ ngữ trong câu em vừa đặt: a. Chủ ngữ: Bạn Lan (Trả lời câu hỏi: Ai?). b. Chủ ngữ: Bạn Hòa (Trả lời câu hỏi: Ai?). c. Chủ ngữ: Dế Mèn (Trả lời câu hỏi: Con gì?). HocTot.XYZ
|