Soạn bài Mắc mưu Thị Hến SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiếtXác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích.
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Nội dung chính
Trước khi đọc Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi Trước khi đọc trang 69 SGK Văn 10 Cánh diều Dựa vào tóm tắt vở tuồng và bức ảnh minh họa trên đây, em đoán xem mưu kế của Thị Hến là gì? Phương pháp giải: - Đọc phần tóm tắt, ảnh minh họa. - Ôn lại kiến thức cũ, vận dụng vào vở tuồng để tìm ra Mưu kế của Thị Hến. Lời giải chi tiết: Cách 1 Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Xem thêm
Cách 2
Dựa vào tóm tắt và hình minh họa, em đoán Thị Hến đã hẹn Nghêu tối đến nhà, nhưng lại cho mời cả Huyện Trìa và Đề Hầu cùng đến. Thị Hến dùng mưu dụ cả ba cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 1 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 70 SGK Văn 10 Cánh diều Chú ý các chỉ dẫn sân khấu để xác định ngôn ngữ và hành động của mỗi nhân vật. Phương pháp giải: - Đọc văn bản. - Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để tìm ra ngôn ngữ, hành động của nhân vật. Lời giải chi tiết: - Nghêu: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Từ gầm giường bò ra. - Đế Hầu: vào, trốn, ông Huyện vào, Huyện Trìa tới; Nói ngoài cửa, Lổm cổm bò ra. - Thị Hến: Nghêu chui xuống gầm phản. - Huyện Trìa: Hạ. Trong khi đọc 2 Video hướng dẫn giải Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 70 SGK Văn 10 Cánh diều Hình dung cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến? Phương pháp giải: - Đọc văn bản - Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để nhìn ra cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nghêu khi biết Đề Hầu đang gõ cửa nhà Thị Hến thì ngạc nhiên, hoảng loạn, tìm chỗ để trốn
Xem thêm
Cách 2
Nghêu ngạc nhiên, hoảng loạn, tìm mọi chỗ để trốn
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 70 SGK Văn 10 Cánh diều Đoán xem Thị Hến sẽ làm gì với Đề Hầu? Phương pháp giải: - Đọc văn bản - Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để phân tích và nhìn ra điều Thị Hến định làm với Đề Hầu. Lời giải chi tiết: Cách 1 Thị Hến mở cửa mời Đề Hầu vào nhà và dùng những lời lẽ ngon ngọt nói với Đề Hầu nhằm dụ ông ta mắc mưu (tình cảm gắn bó lâu dài, không thay đổi nên chuyện ân ái nên thong thả uống rượu trà vui chơi), giả bộ hỏi về việc tu mà phá giới nhằm tạo sự hiềm khích giữa Nghêu với Đề Hầu.
Xem thêm
Cách 2
Thị Hến sẽ mời Đề Hầu vào nhà và sẽ tìm cách dụ ông ta mắc mưu.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 71 SGK Văn 10 Cánh diều Đoán xem Nghêu cảm thấy như thế nào khi nghe lời phán của Đề Hầu? Phương pháp giải: - Đọc văn bản - Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để phân tích hoàn cảnh và đoán tâm trạng của Nghêu. Lời giải chi tiết: Cách 1 Nghêu cảm thấy hoang mang và lo sợ khi nghe lời phán của Đề Hầu.
Xem thêm
Cách 2
Nghêu cảm thấy hoảng loạn, lo sợ.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 71 SGK Văn 10 Cánh diều Hình dung gương mặt, cử chỉ thái độ của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện. Phương pháp giải: - Đọc văn bản - Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để tưởng tượng, hình dung ra cử chỉ, điệu bộ, thái độ và hành động của Đề Hầu khi nghe tiếng quan huyện Lời giải chi tiết: Cách 1 Nghe thấy tiếng quan huyện, Đề Hầu ngạc nhiên, mặt biến sắc, sợ hãi đến kinh hồn. Nếu bị phát hiện thì Đề Hầu sẽ khổ vì vậy mà hắn ta đi tìm chỗ để trốn.
Xem thêm
Cách 2
Đề Hầu đầy ngạc nhiên, mặt thay đổi sắc thái, lòng đầy e sợ.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Trong khi đọc trang 73 SGK Văn 10 Cánh diều Chú ý hành động của Nghêu Phương pháp giải: - Đọc văn bản - Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để tìm ra hành động của Nghêu Lời giải chi tiết: Cách 1 Nghêu từ gầm giường bò ra, dùng những lời lẽ ngon ngọt để nịnh quan huyện, lợi dụng cơ hội tố cáo tội Đề Hầu với quan “chỉ thị dâm ô chi loại!” và đưa ra lý lẽ “thầy tu mà phá giới cùng lắm chỉ bị đánh đòn còn thầy Lại phạm giam thì phải chết” nhằm đe dọa Đề Hầu.
Xem thêm
Cách 2
Hành động của Nghêu: từ gầm giường bò ra, dùng những lời lẽ ngon ngọt để nịnh quan, lợi dụng thời cơ để tố cáo tội danh của Đề Hầu với quan
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 7 Trả lời Câu hỏi 7 Trong khi đọc trang 73 SGK Văn 10 Cánh diều Chú ý hành động của Đề Hầu Phương pháp giải: - Đọc văn bản, - Ôn lại kiến thức cũ, áp dụng vào văn bản để nhìn ra và phân tích hành động của Đề Hầu Lời giải chi tiết: Cách 1 Đề Hầu lồm cồm bò ra, tố cáo Thị Hến và Nghêu mưu mẹo lừa gạt hắn ta và chịu lỗi trước quan huyện.
Xem thêm
Cách 2
Hành động của Đề Hầu: lổm cổm bò ra, tố cáo Thị Hến và Nghêu mưu mẹo lừa hắn.
Xem thêm
Cách 2
Trong khi đọc 8 Trả lời Câu hỏi 8 Trong khi đọc trang 74 SGK Văn 10 Cánh diều Cả ba nhân vật đã ra khỏi nhà Thị Hến trong tâm trạng như thế nào? Phương pháp giải: - Đọc văn bản, ôn lại kiến thức cũ - Áp dụng vào văn bản để tìm ra hành động của mỗi nhân vật, từ đó nhìn ra tâm trạng của cả ba nhân vật Lời giải chi tiết: Cách 1 Tâm trạng ba nhân vật cảm thấy bực tức, xấu hổ, ăn năn và hứa với lòng sẽ không bao giờ ngứa nghề, tham của lạ.
Xem thêm
Cách 2
Trong tâm trạng đầy xấu hổ, ăn năn, hối hận và hứa với bản thân mình rằng sẽ không bao giờ tham của lạ nữa.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 1 Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 10 Cánh diều Xác định bối cảnh (không gian, thời gian) và các nhân vật tham gia câu chuyện trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến. Hãy tóm tắt nội dung đoạn trích. Phương pháp giải: - Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản - Ôn lại và vận dụng những kiến thức về bối cảnh. Lời giải chi tiết: Cách 1 - Không gian và thời gian trong đoạn trích Mắc mưu Thị Hến là không gian hẹp chỉ có từ nhà thị Hến ra đến cửa khi có người đến, thời gian là trời tăm tối. - Nhân vật tham gia: Nghêu, Thị Hến, Đề Hầu, huyện Trìa. - Tóm tắt nội dung đoạn trích: Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện và bị một phen bẽ mặt.
Xem thêm
Cách 2
-Không gian: trong nhà thị Hến. -Thời gian: Trời tăm tối. -Nhân vật tham gia: Nghêu, Thị Hến, Đề Hầu, huyện Trìa. -Tóm tắt nội dung: Ba người Nghêu, Đề Hầu, huyện Trìa đều muốn có được Thị Hến. Trời tối Thị Hến hẹn Nghều đến đến nhà, nhưng Nghêu không biết được Thị Hến mời luôn cả hai người kia đến. Nghêu đến đầu tiên, khi đang ngồi ngồi tán tán tỉnh Thị Hến thì Đề Hầu gõ cửa vào khiến Nghêu phải chui vào gầm phản trốn. Khi Hầu Đề vào nhà chưa được ấm chỗ thì Huyện Trìa đến, Đề Hầu vội tìm chỗ trốn. Khi đủ cả ba người trong nhà, Thị Hến liền bày mưu để cho Nghêu từ gầm giường bò ra, Đề Hầu ngồi trong thúng chui ra. Tất cả cùng xuất đầu lộ diện.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 2 Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 10 Cánh diều Phân tích một số yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật…. Phương pháp giải: - Đọc và tìm hiểu tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản. - Chú ý đến những tình huống, ngôn ngữ và hành động của các nhân vật. - Nhận ra được nguyên nhân tiếng cười của các tình huống gây cười trong tác phẩm Lời giải chi tiết: Cách 1 Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích trên xuất phát từ ngôn ngữ hành động của nhân vật Nghêu, Nghêu được biết đến là ông bói mù, với những câu nói hài hước, tếu táo. Nghêu đến nhà Thị Hến để tán tỉnh nàng nhưng chưa kịp làm gì thì thấy Đề Hầu gõ cửa đến. Khi ấy lão sốt vó lo lắng, hoang mang, sợ hãi đã nhanh chóng để tìm chỗ trốn “Trốn chỗ nào khác chỉ cho min/ (Chớ) Ra cửa có thầy Đề đứng đó! Sợ bị phát hiện Nghêu đã chui xuống gầm phản nhà Hến. Hành động của kẻ nhút nhát, sợ sệt. Nhưng rồi khi nghe Huyện Trìa nói về việc “Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc” thì Nghêu đã chui từ gầm phản ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để lấy lòng, còn nịnh hót khen những lời của Huyện Trìa là đúng đắn khác hoàn toàn so với lúc đầu khi Đề Hầu đến, Nghêu đã lật mặt thay đổi cảm xúc tuy vẫn còn run sợ nhưng hắn lại ngon ngọt. Tác giả đã rất thành công trong việc dùng ngôn ngữ hành động để tạo tiếng cười.
Xem thêm
Cách 2
Yếu tố tạo ra tiếng cười trong đoạn trích: ngôn ngữ, hành động của nhân vật Nghêu. +Khi đến nhà Thị Hến để tán tỉnh, chưa kịp làm gì thì Đề Hầu đến. Lúc đó, Nghêu lo lắng, hoang mang, sợ hãi nên đã tìm chỗ trốn. (Trốn chỗ nào khác chỉ cho min!/Ra cửa có thầy Đề đứng đó!/Nghêu chui xuống gầm phản). +Khi nghe Huyện Trìa nói về việc (Phàm tu hành mà đã xuất gia/ Có phá giới đánh đòn phát lạc) thì Nghêu từ trong phản chui ra và thay đổi bộ mặt vui vẻ để nịnh nọt, khen lời Huyện Trìa.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 3 Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 10 Cánh diều Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến. Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản - Đánh gía tác dụng của chỉ dân sân khấu thông qua văn cảnh, hoàn cảnh của nhân vật và yếu tố thời đại - Ôn lại và tìm hiểu về những kiến thức của chỉ dẫn sân khấu. Lời giải chi tiết: Cách 1 Một số chỉ dẫn sân khấu như: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, trời trời, Nghêu chui xuống gầm phản, Đề Hầu vào, hứ, Huyện Trìa tới, chui choa, Đề Hầu trốn, Huyện Trìa vào, uầy, từ gần giường bò ra.... Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho tác phẩm trở nên sinh động, hấp dẫn, tạo tiếng cười sảng khoái, khiến cho không khí tuồng càng về sau trở nên hấp dẫn. Đây cũng coi là một phần tạo nên cái hay cho tuồng, giúp cho vở tuồng trở nên đặc sắc hơn. Những chỉ dẫn sân khấu này đã giúp cho nhân vật tỏa sáng, lộ rõ bản chất, cá tính nhân vật.
Xem thêm
Cách 2
Một số chỉ dẫn sân khấu có trong văn bản Mắc mưu Thị Hến: Tiếng Đề Hầu kêu cửa, Từ gầm giường bò ra, Đế Hầu: vào, trốn, ông Huyện vào, Huyện Trì tới, nói ngoài cửa, lổm cổm bò ra., Thị Hến: Nghêu chui xuống gầm phản, Huyện Trìa hạ,... => Tác dụng: tác phẩm thêm sinh động, hấp dẫn, tạo tiếng cười cho người đọc.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 4 Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 10 Cánh diều Trong văn bản, tác giả dân gian đã thể hiện thái độ như thế nào đối với các nhân vật. Phương pháp giải: - Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản - Cảm nhận chi tiết và diễn biến câu chuyện để rút ra kết luận chung của tác giả dân gian đối với nhân vật. - Phân tích tháo độ của tác giả dân gian đối với nhân vật thông qua hoàn cảnh của nhân vật, câu chuyện cá nhân của nhân vật và kết cục của nhân vật. Lời giải chi tiết: Cách 1 Các tác giả dân gian đã thể hiện thái độ phê phán, châm biếm với các nhân vật qua các hành động, ngôn ngữ. Tác giả phơi bày cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt tham lam giả dối, hèn nhát với những dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. Còn đối với Hến - người đàn bà góa ta lại thấy trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, được bảo vệ, Hến trẻ trung, thông minh có, xinh đẹp nhưng trong mắt mọi người nàng lại lẳng lơ, điêu ngoa. Tất cả đã được tác giả dân gian khắc họa đầy đủ diện mạo bức tranh làng quê phong kiến buổi suy tàn.
Xem thêm
Cách 2
Tác giả đã thể hiện thái độ phê phán cho những ngôn ngữ, lời nói, cử chỉ, hành động của các nhân vật Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa. Qua văn bản, cho ta thấy những thói hư tật xấu, bộ mặt giả dối cùng tính cách hèn nhát với dục vọng tầm thường của tầng lớp cường hào ác bá phong kiến. Còn đối với nhân vật Thị Hến, tác giả cho ta thấy được ở trong cô có sự khao khát được hạnh phúc, xinh đẹp và đầy thông minh.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 5 Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 10 Cánh diều Em ấn tượng nhất với chi tiết, hình ảnh nào trong đoạn trích? Vì sao? Phương pháp giải: - Đọc và tìm hiểu kỹ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản - Đánh giá tổng quan toàn bộ chi tiết trong đoạn trích bằng quan điểm các nhân - Cảm nhận và đánh giá về các chi tiết trong đoạn trích. Lời giải chi tiết: Cách 1 Em ấn tượng nhất với chi tiết cuối cùng của Thị Hến sau khi Nghêu, Đề Hầu, Huyện Trìa tức giận rời khỏi nhà Thị Hến. Bởi vì hình ảnh này cho ta thấy được trí tuệ của người phụ nữ Việt Nam, cả ba người đều là người có chức, có quyền mà lại bị mắc mưu của một người đàn bà góa, người phụ nữ chân yếu tay mềm. Mưu kế đã thành công vang dội, còn dạy dỗ cho đám người đấy hết thói làm càn như “tới ngõ nói điêu”, “đến nhà làm bậy”,...
Xem thêm
Cách 2
Nghe thấy tiếng quan huyện, Đề Hầu ngạc nhiên, mặt biến sắc, sợ hãi đến kinh hồn. Nếu bị phát hiện thì Đề Hầu sẽ khổ vì vậy mà hắn ta đi tìm chỗ để trốn.
Xem thêm
Cách 2
Sau khi đọc 6 Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 74 SGK Văn 10 Cánh diều Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay hay không? Vì sao? Phương pháp giải: - Đọc và tìm hiểu kĩ tác phẩm để hiểu và thâu tóm được nội dung của văn bản - Phân tích và đánh giá ý nghĩa của tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến trong xã hội phong kiến cũ và trong xã hội hiện đại. So sánh và đưa ra kết luận khách quan. - Đánh giá chi tiết tiếng cười của đoạn trích Mắc mưu Thị Hến trong bối cảnh ngày nay. Lời giải chi tiết: Cách 1 Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến rất có ý nghĩa đối với cuộc sống ngày hôm nay. Bởi vì đây là vở tuồng hài dân gian, tiếng cười trong vở tuồng này có ý nghĩa vô cùng to lớn, không chỉ giúp ta sảng khoái tinh thần sau cả ngày làm việc mệt nhọc, mà nó còn là những bài học thâm thúy để ta đáng suy ngẫm rất nhiều. Xem tuồng ta thấy như cả bầu trời tuổi thơ ùa về, không gian bối cảnh mang đậm nét thôn quê Bắc Bộ, có thể xã hội hiện đại phát triển nhiều thứ mới cao cấp hơn ra đời nhưng chỉ có tiếng cười trong tuồng không khiến ta nhàm chán, không khiến ta mất đi sự náo nức ngóng từng giai đoạn bởi trong đó tuồng vẫn giữ được yếu tố truyền thống hấp dẫn. Cách 2 Tiếng cười ở đoạn trích Mắc mưu Thị Hến còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay bởi đây là vở tuồng hài dân gian, tiếng cười trong vở kịch đem lại ý nghĩa to lớn, giúp chúng ta thêm vui, giải trí và cũng đề lại cho chúng ta những bài học đáng suy ngẫm trong cuộc sống.
|