Soạn bài Viết Phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ SGK Ngữ Văn 10 tập 1 Cánh Diều - chi tiếtChọn một trong hai đề sau đây để viết bài văn phân tích, đánh giá về bài thơ, đoạn thơ
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Chọn một trong hai đề sau đây để viết bài văn phân tích, đánh giá về bài thơ, đoạn thơ: Đề 1 Video hướng dẫn giải Hãy viết bài văn phân tích, đánh giá bài thơ Mùa hoa mận của Chu Thùy Liên. Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm thơ, xác định nội dung và yếu tố hình thức nổi bật => giá trị của các yếu tố trong việc thể hiện nội dung, chủ đề - Xác định các luận điểm trong bài viết - Liên hệ với tác phẩm, tác giả có cùng chủ đề, đề tài, so sánh Lời giải chi tiết: Dàn ý 1. Mở bài Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác và nội dung chủ đề của bài thơ 2. Thân bài Phân tích theo khổ: - Khổ thơ đầu: “cành mận… con trẻ”. Phân tích nội dung và hình thức của khổ thơ + Hoa mận trắng muốt mang theo không khí mùa xuân + Màu hoa mận cũng là màu của tuổi thơ + Màu hoa mận đi cùng năm tháng, lặng lẽ nhìn ngắm mọi sự thay đổi - Khổ thứ 2: “cành mận… làm đu” + Mùa hoa mận là một phần của buôn làng + Mùa hoa mận là dấu hiệu để dân làng nhận ra một mùa xuân mới đã về + Màu hoa mận là biểu tượng của màu xuân - Khổ thứ ba: “canh mận… trở về” + Mùa hoa mận là của hiện tại + Mùa hoa mận là sự tiếp diễn + Mùa hoa mận là vòng lặp + Mùa hoa mận là hồi ức, kỉ niệm 3. Kết bài Kết luận về mùa hoa mận, về dân làng và về mối quan hệ giữa dân làng và mùa hoa mận, đưa ra nhận xét của bản thân. Bài làm Mùa hoa mận là một trong những bài thơ tiêu biểu của Chu Thùy Liên, được viết vào Tháng Chạp năm 2016. Trích trong tập Thuyền đuôi én, NXB văn hoá Dân tộc, Hà Nội, 2009. Bài thơ nói về nỗi nhớ quê hương của người đi xa. Khổ thơ đầu tiên: Cành mận bung cánh muốt Lũ con trai háo hức chơi cù Lũ con gái rộn ràng khăn áo Bóng bay nâng ước mơ con trẻ Câu thơ đầu tiên "Cành mận bung cánh muốt" báo hiệu mùa xuân về với bao điều mới mẻ, hoa mận trắng tinh làm sáng rực cả một mảng trời. Dưới cành mận ấy xuất hiện hình ảnh gần gũi, quen thuộc của bản làng đó là hình ảnh "lũ con trai chơi cù, lũ con gái khăn áo". Với tâm thế háo hức và rộn ràng. Cành mận gắn bó với tuổi thơ của trẻ em nơi đây, nó chứng kiến quá trình trưởng thành và chất chứa những ước mơ của con trẻ. Khổ thứ hai: Cành mận bung cánh muốt Giục mẹ xôn xang lá, gạo Giục cha vui lòng căng cánh nỏ Giục người già bản hối hả làm đu Không những thế dưới cành mận trắng xoá ấy còn là bức tranh sinh hoạt đầy rộn ràng và tấp nập của dân làng. Mọi người đang chuẩn bị để đón một mùa xuân với những điều tốt lành. Người mẹ "xôn xang lá, gạo" để làm bánh, một món bánh đặc trưng cho mùa xuân, người cha "căng cánh nỏ", người già bản "làm đu" để phục vụ cho trò chơi dân gian của bản địa. Có thể thấy, cành mận nó trở thành một biểu tượng không thể thiếu của mùa xuân nơi đây, nó chất chứa bao niềm vui, nỗi buồn, gắn bó với bản làng suốt năm tháng. Khổ thứ ba: Cành mận bung cánh muốt Nhà trình tường ủ hương nếp Giục lửa hồng nở hoa trong bếp Cho người đi xa nhớ lối trở về "Cành mận bung cánh muốt" được điệp lại 3 lần, nó nhấn mạnh làm cho bài thơ trở nên sinh động, đồng thời báo hiệu mùa xuân đã về đến bản làng. Trong ngôi nhà truyền thống "nhà trình tường ấy", mùi "nếp" toả ra khắp căn phòng với ánh lửa hồng biến căn nhà ấy trở nên ấm cúng. Để rồi khi đi xa, họ luôn hướng về quê hương với những thứ mộc mạc, gần gũi và thân quen, đặc biệt là vào mùa hoa mận nỗi niềm đó lại nhân lên gấp bội, gợi nhớ về những kí ức xa xưa. Hoa mận như dẫn lối họ trở về với những hoài niệm, nhớ nhung, nhớ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày đang diễn ra một cách hối hả, xốn xang của các mẹ, cha, người già bản, sự vui vẻ, háo hức của lũ con trai, con gái trong bản làng. Qua bài thơ trên, ta như được hoà mình vào bức tranh mùa xuân ở bản làng Tây Bắc với tất cả vẻ đẹp bình yên. Bằng ngòi bút tinh tế và tài hoa, nhà thơ đã giới thiệu đến bạn đọc vẻ đẹp của Tây Bắc vào mùa xuân với màu trắng của hoa mận hoà cùng với hoạt động rộn ràng, hối hả của dân làng khiến cho bức tranh trở nên có hồn. Làm cho những người đi xa luôn hướng về với quê hương với những gì mộc mạc và giản dị nhất. Đề 2 Video hướng dẫn giải Cảm nhận của em về vẻ đẹp đoạn thơ sau: “Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” (Đất nước - Nguyễn Đình Thi) Phương pháp giải: - Đọc kĩ tác phẩm thơ, xác định nội dung và yếu tố hình thức nổi bật → giá trị của các yếu tố trong việc thể hiện nội dung, chủ đề - Xác định các luận điểm trong bài viết - Liên hệ với tác phẩm, tác giả có cùng chủ đề, đề tài, so sánh Lời giải chi tiết: Dàn ý 1. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Nguyễn Đình Thi. - Dẫn dắt vào bài thơ Đất nước. 2. Thân bài a. Hình ảnh mùa thu Hà Nội trong hoài niệm (từ đầu đến… lá rơi đầy): - Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội. - Mùa thu Hà Nội trong hoài niệm: + Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội → Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc nhưng chứa đầy tâm trạng của người ra đi "Người ra đi... lá rơi đầy". + Hình ảnh người đi buồn bã, lưu luyến nhưng cũng đầy cương quyết: Người ra đi đầu không ngoảnh lại/Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy. → Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải li biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục. b. Mùa thu cách mạng, mùa thu độc lập vui tươi, phấn chấn. - Tiếng reo vui trước mùa thu hiện tại độc lập, hạnh phúc. - Mùa thu cách mạng tươi đẹp, sôi nổi: không gian nghệ thuật dịch chuyển từ những phố dài xao xác buồn bã sang không gian núi rừng tươi mới, tràn đầy sức sống (rừng tre phấp phới, trời thu thay áo mới) với những âm thanh ngân nga, vang vọng; trạng thái nhân vật trữ tình vui vẻ, hạnh phúc hòa trong sự phấn chấn của tạo vật (phấp phới, thiết tha). - Mùa thu độc lập, tự chủ: Trời xanh đây là của chúng ta… - Suy tư về hồn thiêng đất nước: Nước chúng ta…vọng nói về. → Niềm tự hào về đất nước. - Nghệ thuật đặc sắc trong đoạn thơ: hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt... → Đoạn thơ thể hiện tình yêu tha thiết, niềm tự hào về quê hương đã được độc lập, có truyền thống anh hùng, bất khuất. 3. Kết bài - Khái quát tổng hợp lại vẻ đẹp nội dung và hình thức của đoạn thơ - Nêu suy nghĩ, đánh giá khái quát và cảm xúc của bản thân về đoạn thơ. Bài làm Nguyễn Đình Thi làm thơ từ những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thơ ông mang bản sắc và giọng điệu riêng vừa tự do, phóng khoáng, vừa hàm súc, vừa sâu lắng suy tư. Đặc biệt, Nguyễn Đình thi có những bài thơ đằm thắm, thiết tha về quê hương đất nước Việt Nam lam lũ, đau thương đứng lên chiến đấu và chiến thắng. Đất nước là một thi phẩm xuất sắc nhất cho sự nghiệp thơ ca của ông. Chỉ vài nét phác họa, phát thảo nhẹ nhàng, nhà thơ đã gợi lên được cái hồn của mùa thu Hà Nội năm xưa, cổ kính, đẹp một cách hắt hiu, vắng lặng và còn phảng phất nỗi buồn. Tác giả mở ra một không gian vô cùng an lành, êm đềm gợi bao cảm xúc: Sáng mát trong như sáng năm xưa Gió thổi mùa thu hương cốm mới Tôi nhớ những ngày thu đã xa Tín hiệu gợi nhắc về mùa thu Hà Nội: sáng mát trong và gió thổi mùa thu hương cốm mới, đây là những nét đặc trưng quen thuộc của mùa thu Bắc Bộ, mùa thu Hà Nội. những hình ảnh trong hiện tại có sức gợi nhớ về ngày rời Hà Nội cổ kính, thơ mộng. Mùa thu Hà Nội ngày xưa trở về trong ký ức nhà thơ: Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội Những phố dài xao xác hơi may Người ra đi đầu không ngoảnh lại Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy Từ láy gợi tả gợi lên cảnh mùa thu với nét quen thuộc, có nắng, có lá vàng rơi, có gió heo may – một mùa thu rất nhẹ, rất thơ mang nét buồn xao xuyến đọng lại trong lòng người ra đi. Bức tranh mùa thu có hình khối, đường nét, màu sắc nhưng chứa đầy tâm trạng của người ra đi “Người ra đi… lá rơi đầy”. Cảnh sắc mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn: những buổi sáng mát trong, gió thổi, hương cốm, chớm lạnh, hơi may xao xác, nắng lá, phố phường Hà Nội. Người ra đi: “đầu không ngoảnh lại, sau lưng thềm…”. Hình ảnh con người ra đi với tư thế và dáng đi tỏ ra kiên quyết, dứt khoát nhưng tâm hồn vẫn lưu luyến với trời thu Hà Nội, với những gì thơ mộng của thủ đô yêu dấu. Những chàng trai Hà Nội sẵn sàng từ biệt căn nhà, góc phố ra đi làm nghĩa vụ của một công dân. Cảnh thu và con người Hà Nội cũng chính là niềm tự hào của tác giả. Trong hoài niệm của nhà thơ, mùa thu Hà Nội với những cảnh vật thiên nhiên và con người hiện ra thật cụ thể và sinh động. Còn tâm trạng của nhà thơ phảng phất một nỗi buồn hiu hắt. Mùa thu Hà Nội đẹp nhưng buồn thấm thía bởi nhân vật trữ tình phải ly biệt Hà Nội để đi tìm con đường thoát vòng nô lệ đau thương, tủi nhục.
|