Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn - Ngắn gọn nhất - Ngữ văn 6 tập 2Soạn Văn lớp 6 ngắn nhất tập 2 bài Tổng kết phần Tập làm văn. Câu 1: I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học: Video hướng dẫn giải Phần I Video hướng dẫn giải CÁC LOẠI VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT ĐÃ HỌC Trả lời câu 1 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trả lời câu 2 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Phương thức biểu đạt chính:
Trả lời câu 3 (trang 155 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Phần II Video hướng dẫn giải ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁCH LÀM Câu 1, 2 Trả lời câu 1 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2):
Trả lời câu 2 (trang 156 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Mỗi bài văn miêu tả hay tự sự đều có 3 phần:
Câu 3 Trả lời câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Mối quan hệ giữa sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự: Trong văn bản tự sự thì sự việc, nhân vật, chủ đề có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau: - Sự việc do nhân vật làm ra. Nếu không có sự việc thì nhân vật trở nên nhạt nhẽo, đơn điệu, không tạo thành cốt truyện. - Sự việc và nhân vật phải cùng tập trung làm nổi bật chủ đề của truyện. Ví dụ: Truyện Thạch Sanh: - Các sự việc: Thạch Sanh mồ côi, Thạch Sanh giết chằn tinh, Thạch Sanh cứu công chứa, Thạch Sanh nhờ tiếng đàn và niêu cơm thần mà đuổi được 18 nước chư hầu… - Nhân vật chính: Thạch Sanh - Chủ đề: Ca ngợi sự thật thà, dũng cảm, luôn giúp đỡ người khác của Thạch Sanh, luôn đề cao cái thiện, tiêu diệt cái ác. Nếu không có nhân vật Thạch Sanh thì các sự việc và chủ đề của truyện không được thể hiện. Câu 4 Trả lời câu 4 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Nhân vật trong tự sự thường được kể và miêu tả qua những yếu tố: - Chân dung ngoại hình - Ngôn ngữ - Cử chỉ, hành động - Lời nhận xét của các nhân vật khác hoặc của người kể, tả. Ví dụ : Nhân vật Dế Mèn trong “Bài học đường đời đầu tiên”. - Ngoại hình: Một thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, đầu to ra nổi từng tảng… - Ngôn ngữ: trịch thượng, hách dịch - Cử chỉ, hành động: đi đứng oai vệ, rún rẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu, trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu… - Suy nghĩ: cho là mình giỏi “ Tôi cho là tôi giỏi, tôi càng tưởng tôi là tay ghê gớm…” Câu 5 Trả lời câu 5 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt: - Thứ tự kể có thể theo trình tự thời gian làm cho câu chuyện mạch lạc, rõ ràng. Ví dụ: Sự tích Hồ Gươm - Thứ tự kể theo không gian: từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, từ khái quát đến cụ thể hoặc ngược lại. Ví dụ: Cảnh sông nước Cà Mau. - Không theo trình tự thời gian mà xáo trộn theo diễn biến tâm lý, cảm xúc của người kể tả: Ví dụ: Bức tranh của em gái tôi. * Ngôi kể: - Kể theo ngôi thứ nhất: tăng độ tin cậy của câu chuyện: Dế Mèn phiêu lưu kí. - Kể theo ngôi thứ ba làm câu chuyện trở nên khách quan: Sơn Tinh, Thủy Tinh. Câu 6, 7 Trả lời câu 6 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng và con người vì: quan sát mới tìm ra những đặc điểm nổi bật, tìm ra những ngóc ngách của sự vật, hiện tượng và con người. Hơn nữa, phải quan sát để tả cho thật, cho đúng và sâu sắc. Trả lời câu 7 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Các phương pháp miêu tả đã học: - Tả thiên nhiên - Tả con người - Tả con vật - Tả cảnh sinh hoạt - Tả đồ vật - Tả sáng tạo, tưởng tượng. Phần III Video hướng dẫn giải III. LUYỆN TẬP: Trả lời câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Từ bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” của Minh Huệ, em hãy tưởng tượng mình là anh bộ đội đã được chứng kiến câu chuyện cảm động đó và kể lại bằng một bài văn: - Tôi vâng lời Bác và đi ngủ nhưng rồi một lúc sau đó tôi chợt tỉnh giấc, nhưng điều ngạc nhiên đối với tôi đó là Bác vẫn ngồi đó, tôi lặng im nhìn Bác. - Tôi đã hỏi Bác, Bác ơi, Bác chưa ngủ, Bác có lạnh lắm không? - Bác bảo: Chú cứ ngủ, mai còn phải tiếp tục cho chiến dịch. - Tôi lại vâng lời Bác nhưng ngủ một lúc lâu, tôi lại tỉnh giấc, lần này tôi hốt hoảng thực sự Bác vẫn ngồi đó, chòm râu im phăng phắc. - Tôi đã ra mời Bác đi ngủ nhưng Bác vẫn từ chối bởi Bác bảo: Ngoài kia, trời mưa lâm thâm, đoàn dân công của chúng ta không biết như nào. - Nghe Bác nói, tôi cảm động khôn xiết. Tình cảm của Bác dành cho chúng tôi mới lớn lao làm sao. … Câu 2 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Từ bài thơ “Mưa” của Trần Đăng Khoa, em hãy viết bài văn miêu tả lại trận mưa theo quan sát và tưởng tượng của em. Tả cơn mưa rào: - Trời oi ả vô cùng, trời đang sáng bỗng tối sầm lại, mây đen kéo tới. Rồi cơn mưa đã đến. - Những con mối bay như vỡ tổ, chao liệng giữa không trung. - Trận mưa rào xuống làm cho những hàng cây trong vườn nghiêng qua nghiêng lại, có cây con còn bị gãy đổ. - Trước sân, nước mưa trắng xóa và dâng lên đến sát mép bậc thềm nhà. - Tia chớp lóe sáng, loằng ngoằng một vạch như cắt ngang trời. - Thỉnh thoảng, tiếng sấm rền vang nối tiếng nhau nghe “khanh khách” như tiếng cười. - Gió thổi mỗi lúc một mạnh rồi một lúc sau cơn mưa dứt hẳn. Câu 3 Video hướng dẫn giải Trả lời câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 6 Tập 2): Trong nội dung của tờ đơn nêu dưới đây còn thiếu mục lí do viết đơn và nguyện vọng đề nghị được giải quyết. Mục này không thể thiếu trong khi viết đơn. HocTot.XYZ
|