Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhânI. KIẾN THỨC CƠ BẢN - 1. Ngôn ngữ chung Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp. Đề bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân Lời giải chi tiết I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Ngôn ngữ chung Ngôn ngữ chung là ngôn ngữ được một cộng đồng xã hội sử dụng thống nhất để giao tiếp. Ngôn ngữ chung bao gồm hệ thống các đơn vị, các quy tắc, các chuẩn mực xác định về ngữ âm - chữ viết, từ vựng và ngữ pháp. Mỗi thành viên trong cộng đồng đều cần phải có những hiểu biết nhất định ngôn ngữ chung của cộng đồng, dân tộc thì mới có thể giao tiếp được. Mỗi người tự nâng cao hiểu biết của mình về ngôn ngữ chung bằng cách học, có thể học ở nhà trường, học trong sách vở và học trong giao tiếp hàng ngày. Việc học ấy sẽ giúp con người hình thành các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết. 2. Lời nói cá nhân - Lời nói cá nhân là sản phẩm của mỗi người khi sử dụng ngôn ngữ chung làm công cụ giao tiếp. Do đó, mỗi văn bản nói và viết thường mang dấu ấn cá nhân của người tạo lập nên. Dấu ấn cá nhân trong lời nói thể hiện cá tính, hiểu biết, vốn văn hoá… của người nói, viết. Trong văn chương nghệ thuật, dấu ấn cá nhân vô cùng quan trong. Những tác phẩm thành công là những tác phẩm thể hiện được cá tính, phong cách riêng của nhà văn. Bởi nghệ thuật đề cao sự sáng tạo, mà sáng tạo của nghệ thuật thể hiện ở khả năng sử dụng ngôn từ của nghệ sĩ. Từ ngôn ngữ chung, nghệ sĩ sáng tạo nên những lời nói, cách kể, cách diễn đạt riêng của mình. Chẳng hạn: Những ca khúc trữ tình của Trịnh Công Sơn khác hẳn những ca khúc đậm chất rock Tây nguyên của Nguyễn Cường, những trang văn đầy tài hoa, cầu kì trong việc sắp xếp ngôn từ của Nguyễn Tuân khác hẳn những trang văn chất phác, hồn hậu, hiền lành của Nguyên Hồng… II. RÈN KĨ NĂNG 1. Câu tục ngữ Học ăn học nói học gói học mở khuyên răn con người phải biết chú ý đến việc xử sự có văn hoá đối với mọi người xung quanh. Học nói là học ngôn ngữ chung, trau dồi vốn hiểu biết về ngôn ngữ để biết cách giao tiếp đối với người xung quanh sao cho đúng mực, đúng vai vế, đúng hoàn cảnh và đúng chuẩn mực ngôn ngữ chung trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể. 2. a. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe Câu này khuyên người ta nên nói năng dịu dàng, thanh lịch. b. Người thanh tiếng nói cũng thanh Chuông kêu khẽ đánh bên vành cũng kêu Câu này ca tụng những người ăn nói thanh nhã, lịch sự. c. Đất tốt trồng cây rườm rà Những người thanh lịch nói ra dịu dàng Câu này khen cách nói năng dịu dàng của người thanh lịch. d. Đất xấu trồng cây khẳng khiu Những người thô tục nói điều phàm phu. Câu này chê những người có thói quen nói năng thô lỗ. Các câu ca dao, tục ngữ trên nói đến mối quan hệ giữa mỗi người và lời nói cá nhân của họ. Từ đó khẳng định, lời nói cá nhân thể hiện tính cách, phẩm chất của con người. HocTot.XYZ
|